Biên giới Việt Nam - Campuchia vẫn được biết đến với những bất ổn mà nguyên nhân được cho là xuất phát từ cả hai bên. Trong khi một bộ phận người dân tộc thiểu số tại Vùng Tây Nguyên (Việt Nam) thường xuyên có các hoạt động vượt biên trái phép với mục đích kinh tế thì ở bên kia bên giới có một bộ phận người Campuchia đã thực hiện các động thái tiếp tay. Để ngăn chặn điều này, phía nhà chức trách Việt Nam đã có các hiệp định cũng như các bản ghi nớ giữa lực lượng bảo vệ đường biên của hai bên trong tuần tra, trao trả lại số người vượt biên.
Và trên thực tế, mặc dù vượt biên với lí do kinh tế (chủ yếu là sang làm ăn, sinh sống tại Campuchia), tuy nhiên, khi bị phát hiện số người Việt lại nêu ra lí do xin tị nạn với mục đích chính trị. Theo thông báo từ các nhà chức trách Campuchia thì số lượng người xin được tị nạn đang ngày càng gia tăng và dường như có một sự trùng lặp là họ rất dễ dàng trong việc chứng minh nguyên nhân xin tị nạn với các nhà chức trách... Vấn đề này từ lâu cũng đã được giới chức nước này đặt ra những câu hỏi hoài nghi, trong đó có đặt ra giả thiết, số người này được một số người có Quốc tịch Campuchia giúp sức trước khi được nhập tịch.
Nhà chức trách Campuchia đã tổ chức nhiều cuộc điều tra ngầm để làm rõ những điều nói trên. Thậm chí, kết quả điều tra còn cho thấy, việc tị nạn "chui", tị nạn khi chưa được nhà chức trách Campuchia cho phép cũng diễn ra bất chấp các quy định của Liên Hợp quốc cũng như Campuchia đặt ra. Và mới đây nhất, trong nỗ lực đẩy đuổi số người dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên (Việt Nam), nhà chức trách Campuchia đã trục xuất luôn một công dân nước này được cho là đã tiếp tay cho số người này tị nạn trái phép tại đây.

Dẫn nguồn tin từ Phnom Penh Post cho biết: "Một công dân Campuchia bị bắt tuần trước trong khi đang giúp 36 người Thượng xin tị nạn đến Phnom Penh và chính anh cũng bị trục xuất cùng với nhóm người này sang Việt Nam, tại đây anh đã bị bắt giam và thẩm vấn hơn 5 ngày, anh cho biết hôm thứ Tư.
Và trên thực tế, mặc dù vượt biên với lí do kinh tế (chủ yếu là sang làm ăn, sinh sống tại Campuchia), tuy nhiên, khi bị phát hiện số người Việt lại nêu ra lí do xin tị nạn với mục đích chính trị. Theo thông báo từ các nhà chức trách Campuchia thì số lượng người xin được tị nạn đang ngày càng gia tăng và dường như có một sự trùng lặp là họ rất dễ dàng trong việc chứng minh nguyên nhân xin tị nạn với các nhà chức trách... Vấn đề này từ lâu cũng đã được giới chức nước này đặt ra những câu hỏi hoài nghi, trong đó có đặt ra giả thiết, số người này được một số người có Quốc tịch Campuchia giúp sức trước khi được nhập tịch.
Nhà chức trách Campuchia đã tổ chức nhiều cuộc điều tra ngầm để làm rõ những điều nói trên. Thậm chí, kết quả điều tra còn cho thấy, việc tị nạn "chui", tị nạn khi chưa được nhà chức trách Campuchia cho phép cũng diễn ra bất chấp các quy định của Liên Hợp quốc cũng như Campuchia đặt ra. Và mới đây nhất, trong nỗ lực đẩy đuổi số người dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên (Việt Nam), nhà chức trách Campuchia đã trục xuất luôn một công dân nước này được cho là đã tiếp tay cho số người này tị nạn trái phép tại đây.

Dẫn nguồn tin từ Phnom Penh Post cho biết: "Một công dân Campuchia bị bắt tuần trước trong khi đang giúp 36 người Thượng xin tị nạn đến Phnom Penh và chính anh cũng bị trục xuất cùng với nhóm người này sang Việt Nam, tại đây anh đã bị bắt giam và thẩm vấn hơn 5 ngày, anh cho biết hôm thứ Tư.
Vụ việc được phơi bày khi người phát ngôn cho Bộ Nội vụ Khieu Sopheak tiết lộ có 10 người xin tị nạn nữa đến Phnom Penh trong những tuần gần đây, đơn xin tị nạn của họ chưa được ghi nhận hay đánh giá, và đã được xác định là người nhập cư bất hợp pháp.
Dy Heun, dân làng người dân tộc Gia Rai, nói anh bị bắt vào sáng thứ Năm và được đưa ngay qua biên giới Việt Nam. Anh được cho về lại Campuchia chiều thứ Ba".
Trên thực tế, đây là một động thái không mới từ các nhà chức trách Campuchia bởi trong quá khứ đã có nhiều hoạt động tương tự được tiến hành. Tuy nhiên, điểm mới trong hoạt động lần này chính là việc Chính quyền nước này đã mạnh tay hơn. Họ không chỉ kiên quyết trục xuất các công dân Việt Nam vượt biên, tị nanj "giá hiệu" tại đây mà họ cũng nghiêm trị những kẻ tiếp tay, hậu thuẫn cho những hành vi vi phạm pháp luật được quy định trong luật pháp quốc tế.
Ngoài ra, ai cũng biết rằng, Campuchia được cho là nơi hình thành các lực lượng phỉ, các ổ nhóm chống đối được huấn luyện từ bên ngoài và được tung về hoạt động tại Việt Nam. Vậy nên, thái độ kiên quyết và cách làm cứng rắn của nhà chức trách Campuchia sẽ đẩy lùi những nguy cơ về An ninh, trật tự mà khu vực này đã gặp phải năm 2001, 2004./.
Phương Nam OP
Thái độ kiên quyết và cách làm cứng rắn của nhà chức trách Campuchia sẽ đẩy lùi những nguy cơ về An ninh, trật tự mà khu vực. Điều này thể hiện Campuchia đang nỗ lực cải thiện mối quan hệ với Việt Nam sau những bất đồng không đáng có
Trả lờiXóanhưng người ta không muốn làm thế và nói thẳng ra đó là Campuchia đang không ủng hộ vấn đề chính trị ở nước ta, ngay cả trong Campuchia hiện nay có một bộ phận không nhỏ người dân đang công khai chống lại Việt Nam, còn đốt cả quốc kỳ VIệt Nam luôn mà
XóaViệc kiên quyết của các nhà lãnh đạo Campuchia sẽ có lợi cho cả Việt Nam và Campuchia. Về phía Việt Nam số người hoạt động trái phép tái quay lại Việt Nam hạn chế. Về phía campuchia việc đảm bảo an ninh cao hơn.
Trả lờiXóanói tới biên giới chúng ta cứ nghĩ là vách cao tường giày như cái bờ tường nhà mình hoặc cũng là một cái mương to mà hai anh lính đứng hai bên canh.nhưng không biên giới campuchia và Việt Nam là những ngọn núi đồi trùng điệp địa hình hiểm trở.và việc vượt biên lại dễ dàng.chính vì điều đó dân tị nạn hai nước là lớn và sự bất ổn ở vùng đó xảy ra nhiều
Trả lờiXóaTôi nghĩ cái này thì còn phải bàn nhiều nữa, vì ngay chính Campuchia trong nội bộ họ cũng đang có một bộ phận muốn chống lại Việt Nam chúng ta cơ mà, và chính quyền của Campuchia cũng không hề làm gì nặng và vẫn để tình trạng ó xảy ra đấy thôi, cần phải có cơ chế rõ ràng hơn
Trả lờiXóađúng rồi bạn ak, nên Campuchia cứ nói ngon nói ngọt thế thôi còn thực tế có làm không thì chưa ai biết cả, tôi tin nếu chính quyền Campuchia làm nghiêm vấn đề này thì tình trạng vựt biên trái phép và xin tị nạn chính trị sẽ không nhiều như hiện nay đâu
XóaTôi nghĩ cái này cần phải có một cơ chế hợp tác rõ ràng và cần phải có sự phối hợp giữa quân đội và cảnh sát 2 bên chứ không thể để tình trạng như thế được, tôn tin nếu như phia Campuchia có thiện chí thì vấn đề này sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng thôi
XóaTrong quá khứ chúng ta cũng thấy đây, chính những trại tị nạn được lập chính biên giới nước ta và Campuchia, và sau đó một số người trong trại tị nạn đó trở thành những nhân vật đầu xỏ để chống lại chính quyền nước ta, do đó tôi nghĩ việc này không chỉ dừng lại ở việc văn bản hợp tác đâu mà cần phải làm thiết thực hơn nữa
Trả lờiXóaChơi với Campuchia bữa này không còn đơn giản nữa rồi, vì Campuchia đang bị một thế lực bên ngoài điều chỉnh và không mấy thiện cảm với nước ta, nhìn các vụ mà người dân Campuchia công khai chống lại nước ta, đốt quốc kỳ của nước ta mà chính quyền Campuchia có hành động nào cho mạnh mẽ đâu cơ chứ
Trả lờiXóaGiờ Campuchia có muốn hợp tác với chúng ta về mặt chính trị đâu, nhớ vụ bạo loạn Tây Nguyên đấy, chúng cho lập các trại tị nạn dọc biên giới với nước ta luôn mà, rồi sau đó chính những kẻ đó đang trở thành những kẻ chống đối cực đoan nước ta mà, chưa kể hiện nay một bộ phận không nhỏ người dân Campuchia đang chống lại Việt Nam một cách công khai nữa
Trả lờiXóachúng ta hãy nhìn thực tế đi, sau khi tị nạn chính trị ở Campuchia rồi những con người này sẽ đi đâu, số nhiều là tham gia vào các tổ chức phản động ở bên ngoài và tìm cơ hội quay trở lại nước ta để tiến hành hoạt động chống phá, ai mà có chút năng lực thì lên làm lãnh đạo. Mà tại sao chúng ta yêu cầu mãi mà Campuchia vẫn làm ngơ?
Trả lờiXóaCampuchia thực sự không muốn hợp tác với nước ta về vấn đề này thì phải, thử nghĩ đi nhé, nếu như họ hợp tác thì làm sao họ bỏ qua và cho tị nạn một cách như vậy được, việc cho tị nạn một phần đã phản đối chính quyền ta rồi, chưa kể việc họ còn cho những tổ chức phản động chống nước ta hoạt động trên lãnh thổ của họ nữa
Trả lờiXóaCampuchia có ủng hộ chúng ta đâu, riêng về vấn đề biển Đông họ còn không đưa ra tuyên bố chúng nữa mà, đợi đến lúc ép quá đến đường cùng họ mới cho đưa ra cơ mà, rồi chưa kể mấy vấn đề khác nữa nên tôi nghĩ việc này thì đừng mong chờ nhiều, hãy tự ta giải quyết thôi
Trả lờiXóaNhưng chúng ta cũng nên có những động thái rõ ràng với Campuchia bạn ak vì trên thực tế nước ta cũng có những hợp tác với Campuchia về nhiều mặt, kể cả về mặt chính trị nữa, do đó để giải quyết vấn đề này hiệu quả thì nên thuyết phục chính quyền Campuchia
XóaXét dưới góc độ luật pháp thì việc vượt biên trái phép cần được quản lý chặt chẽ. Để biện pháp quản lý này đạt hiệu quả thì cả Việt Nam và Camphuchia cần có những biện pháp tích cực hơn nữa. Trên thực tế công dân dù có vượt biên vì lý do gì thì cũng có biện pháp cứng rắn để răn đe chính cá nhân vượt biên và cả những công dân có ý định vượt biên.
Trả lờiXóa