THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

25 tháng 3 2015

CHUYỆN OÁN HẬN CỦA TRUNG QUỐC

by An Chiến  |  at  25.3.15

Việc Trung Quốc lớn tiếng mình là nạn nhân, đặc biệt là trong quan hệ với Nhật Bản, đã làm què quặt chính sách đối ngoại của họ.

Tàu TQ đâm va tàu cá Việt Nam trên biển Đông
Khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhìn ra thế giới bên ngoài, họ cảm nhận điều gì? Lòng ngưỡng mộ? Một tình yêu? Sự đố kỵ? Có lẽ cả sự trắc ẩn hoặc ngạo mạn? Có đôi khi, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nghe ra như họ chia đều mọi thái độ khác nhau nầy. Ngay cả với chuyện thường thôi khi Thủ tướng Lý Khắc Cường trong lần xuất hiệnđã ca ngợi bất kỳ nhà báo nào có dáng vẻ không phài người Trung Quốc mà hỏi được một câu bằng tiếng Quan Thoại trong cuộc họp báo thường niên hồi giữa tháng Ba đã bọc lộ sự suy nghĩ chính yếu của người Trung Quốc về thế giới xung quanh. Đó là một sự pha trộn của sự tự tin giáp liền với sự kiêu ngạo về một Trung Quốc và các thuộc tính văn hóa, xã hội và lịch sử độc đáo của nó, thường đượm vẻ dễ vỡ và u ám dễ bị tổn thương, cùng sự tâng bốc trùm lẫn qua nhau.

Trong Cuộc chiến khó xảy ra, một cuốn sách thú vị và mỏng xuất bản gần đây, giáo sư về quan hệ quốc tế Christopher Coker tại London School of Economics cằn nhằn luôn miệng về cảm xúc đặc biệt mà ông nhận ra các đặc trưng tâm tính hiện tại của hình ảnh tự thân địa chính trị của Trung Quốc và cách thức nó 'cảm nhận' thế giới bên ngoài. Tâm trạng này có thể tóm gọn như một chòm cảm xúc gom quanh nỗi oán hận.

Zheng Wang trong cuốn sách xuất sắc Nỗi sỉ nhục quốc gia không được quên(勿忘国耻- Vật vong quốc sỹ - ND)đã viết một số chi tiết về "đời sống nội tâm" của người Trung Quốc. Các câu chuyện lịch sử do chính phủ Trung Quốc quảng bá truyền cảm ý tưởng về nạn nhân, rằngngười Trung Quốc cuối cùng đã thoát khỏi một thời gian dài chịu chèn ép và đàn áp như thuộc địa. Cảm giác từ sự lừa bịp nầy là mặt tiêu cực của đồng xu. Mặt tích cực, tức oán hận, diễn ra khi mọi người bắt đầu xem xét các hành động như mối thù - cả khi gánh lấy hoặc sửa sai những bất công của lịch sử.

Coker đoán ở Trung Quốc yếu tố tự ti mạnh mẽ dẫn đến thái độ thù hằncao hơn. Ông viết: "Vấn đề đối với việc vẽ vời quá khứ của Đảng Cộng sản Trung Quốc là nó khuyến khích người dân Trung Quốc cứ đóng băng vào cái thời khung của sự sỉ nhục”. Đó là một khung tâm trí rất tiêu cực bị mắc kẹt vào và dẫn đến một số thế cách dường như phi lý, mà trong cái khung đó Trung Quốc xỉ vả thế giới quanh mình.

Năm nay, khi cả hai ông Lý và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rõ hồi tuần trước, nhân kỷ niệm lần thứ 70 ngày kết thúc Chiến tranh Thái Bình Dương, Trung Quốc là một đồng minh của châu Âu và Mỹ trong cuộc chiến đó và đóng góp một phần lớn, mà ngày nay nó hay bị lãng quên. Thực đề đối với lễ kỷ niệm này, tuy nhiên, lại liên quan đến một mối quan hệ khuấy động mối oán hận mạnh nhất của Trung Quốc - quan hệ với Nhật Bản. Khi được hỏi liệu Nhật Bản có tham gia vào các sự kiện ở Bắc Kinh đã lên kế hoạch vào cuối năm nay không, thì ông Vương, bản thân là một chuyên gia về Nhật Bản, đã lãng tránh. Có một cách lý giải nghiêm ngặt giọng điệu của ông ta có thể nói là nó chẳng khách sáo.

Các nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa có thể hiểu được, như bình luận của Coker ngụ ý, trong cơn oán hận sau một lịch sử như vậy là điều dễ hiểu, song nếu nó kéo dài quá lâu thì có thể trở thành một trạng thái suy nhược và hạn chế tâm trí. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể quyết hành trình của họ tiến đến vị thế một đất nước vĩ đại đòi hỏi phải nắm lấy những cảm xúc tích cực hơn. Hoa Kỳ ở đây có thể là một mô hình. Tâm tính quốc gia có thể được định tính bằng nhiều cách, nhưng sự oán hận sẽ không nằm trong số đó. Đối với Trung Quốc, kỷ niệm lần thứ 70 có thể là một thời điểm để tha thứ cho nhiều điều của quá khứ, không là quên đi- thái độ nào đó với Nhật Bản. Sự tha thứ, sau rốt, cơ bảncó thể là vì lợi ích của người tha thứ, hơn là cho người được tha thứ.

Nhiệm vụ của "Trung Quốc mộng" của ông Tập phải bao hàm sự đoạn tuyệt với niềm ẩn uất và dung chứa một cảm xúc khoan dung hơn đối với thế giới bên ngoài. Nhưng có rất ít lý do để lạc quan vào thời điểm mà một hồi lập xúc cảm thật mơ hồ, có lẽ thế. Trái với lời khẳng định hòa giải và khởi đầu mới, có vẻ như lễ kỷ niệm lần thứ 70 đang đi theo cái nếp khuôn mẫu đã định ra từ vài thập kỷ trước - Trung Quốc than oán để nhắc nhở Nhật Bản, đặc biệt về câu chuyện nạn nhân của mình, và Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc khai thác nỗi đau quá khứ cho lợi ích hiện tại.

Kết quả chung cuộc của việc này là phần còn lại của thế giới, trong khi tôn trọng cái sự kiện được kỷ niệm, sẽ muốn giữ một khoảng cách, bởi quan điểm chính trị hiện hành. Điều đó sẽ hạn chế phần lớn thế giới trong việc tham dự và về việc tưởng nhớ cùng sự suy niệm về một cuộc chiến tranh khủng khiếp, mà cuộc chiến thì đã kết thúc từ lâu. Và đó là một điều đáng tiếc, trong nhãn quan về sự đóng góp to lớn của Trung Quốc vào cuộc chiến, nhưng lại dễ hiểu khi xét về tâm trạng phẩn uất hiện nay của Bắc Kinh./.

KERRY BROWN (TQ NAM dịch)

3 nhận xét:

  1. từ thời văn minh cổ đại Trung Quốc đã tự cho mình là cái rốn của vũ trụ, là trung tâm của loài người và nhân loại. Khi phát hiện ra không chỉ có Trung Hoa mà còn tồn tại nhiều quốc gia lớn, nhở khác người Trung Quốc đã không chấp nhận sự thật này. Trải qua bao nhiêu thời kỳ với những thế kỷ Trung Quốc vẫn không ngừng banh chướng để cố khẳng định sức mạnh của mình.

    Trả lờiXóa
  2. Trong mọi hoàn cảnh, đứng trước một nước nhỏ bé hay một quốc gia lớn Trung Quốc luôn có tư tưởng "giễu võ dương oai". Ở hoàn cảnh nào TQ cũng không ngại bành chứng thế lực của mình. Trải qua bao thế kỷ thực tế TQ đang khẳng định vị thế lớn mạnh từng ngày của mình nhưng bên cạnh đó càng thể hiện rõ bản chất "đích thực" vốn có của TQ đối với bạn bè Quốc tế.

    Trả lờiXóa
  3. Khi Trung Quốc có mối quan hệ với các nước khác thì họ luôn tự cho mình là phía yếu, là nạn nhân trong mọi câu chuyện cho chúng ta thấy được long tự ti quá lớn của họ sẽ không bao giờ suy giảm mặc dù họ đang là 1 cường quốc đứng thứ 2 thế giới...Hoặc đây chỉ là cách mà Trung quốc đang lừa bịp chính người dân của mình nhằm kích động tinh thần dân tộc cực đoan của 1 nhóm người dân và những kẻ diều hâu trong bộ mấy chính quyền của Trung Quốc.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.