THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

24 tháng 4 2015

40 NĂM NHÌN LẠI: CỰU THỦ TƯỚNG VNCH TƯỚNG NGUYỄN CAO KỲ - HÀNH TRÌNH SÁM HỐI TRỞ VỀ ĐẤT MẸ

by An Chiến  |  at  24.4.15



Dù muốn dù không, đối với thế giới bên ngoài, đặc biệt đối với người Mỹ, tôi là một thứ biểu tượng của một bộ phận khác bên này của người Việt (…). Vì vậy, sự hiện diện của tôi ngày hôm nay, sau khi trở về Việt Nam, tôi muốn nói với đồng bào Việt Nam, đặc biệt những người từng dưới sự chỉ huy của tôi là: Ngày hôm nay, mọi bất hòa đã chấm dứt”. Đây chính là những lời gan ruột của một cựu Thủ tướng, Phó Tổng thống có tính cách bộc trực Nguyễn Cao Kỳ. Minh chứng cho những điều trên là sự trở về Tổ Quốc, trở về quê hương sau bao năm xa cách, lầm lỡ ở xứ người. Giáp Tết năm Giáp Thân 2004, chuyến bay có ông Nguyễn Cao Kỳ cùng người vợ thứ 3 đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất trở về với cố hương.

Nguyễn Cao Kỳ (8/9/1930 – 23/7 /2011) là một sĩ quan quân đội cao cấp và cựu chính khách Việt Nam Cộng hòa. Ông từng là Thủ tướng (1965-1967) và Phó Tổng thống (1967-1971) của Việt Nam Cộng hòa; từng là đồng minh rồi đối thủ của cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; từng được coi là người có tư tưởng chống Cộng trong thời kỳ trước 1975. Rồi sau đó, kể từ năm 2004, với những hành động và sự trở về Tổ quốc ở vị cựu Phó Tổng thống VNCH đầy bộc trực này là được xem như là ví dụ điển hình cho chính sách ưu tiên, “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại”, yêu chuộng hòa bình, tích cực trong hòa hợp hòa giải dân tộc của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. 

Trong khi ông được sự hưởng ứng nhiệt tình và một sự cảm mến của đại đa số người con Việt Nam ủng hộ thì sự trở về quê hương và những phát ngôn để “hòa hợp dân tộc” của ông đã bị chính những người từng là Việt Nam cộng hòa đang sống lưu vong ở các nước cũng như trong nước lên tiếng kịch liệt phản đối. Và điều này không làm thành trở ngại trên con đường trở về quê hương của Nguyễn Cao Kỳ. Cô con gái với người vợ thứ 2 ( Đặng Tuyết Mai) – Nguyễn Cao Kỳ Duyên là một trong những MC không chỉ nổi tiếng ở hải ngoại mà còn nổi tiếng trong nước. Tiếp bước cha mình, Nguyễn Cao Kỳ Duyên luôn tâm niệm trong mình rằng, Việt Nam là quê hương của mình, những gì đã qua thì đã thành quá khứ, bây giờ chỉ có hòa bình là hiện tại và tương lai. Cô trở về quê hương thường xuyên và có những hoạt động tốt đẹp, không vương vấn thù hằn. 

Một trong những câu chuyện nhỏ dưới đây trong lần đầu tiên trở về quê hương Sơn Tây (Hà Nội) của Nguyễn Cao Kỳ cho thấy, một vị tướng dưới thời Việt Nam Cộng hòa, từng “máu chiến” khi tự lái máy bay đi ném bom, một thời “thét ra lửa” nhưng nay, trong thời bình lập lại, ông xóa bỏ mọi hận thù, dẹp bỏ mọi ranh giới, cùng chung tay góp sức xây dựng Tổ quốc. 

Nghe người bán hàng quà vặt ở chùa Tây Phương mời uống chè xanh, ông Kỳ hào hứng cầm một bát, nhưng vừa nhấp một ngụm, ông nhăn mặt: "Nhạt quá, nguội quá. Chè xanh ngon là đậm, thơm mùi gừng, bưng chén nước, hơi nóng phả vào mặt". Cũng có thể vì ấn tượng về bát chè xanh của quá vãng mà khi đến chùa Thầy, ông Kỳ đã săm soi mãi ly chè xanh trên tay mấy phóng viên nhưng không gọi uống. Cho đến khi cả đoàn dừng lại quán bún ốc trước cửa chùa thì ông nhìn một cách thích thú nhưng không ăn: "Bún ốc nấu cho đúng kiểu ngon lắm". Hỏi: "Ông thích món ăn của miền nào?", ông đáp: "Miền nào cũng thích, miễn là phải nấu ngon và nấu đúng kiểu". Và ông cười rất tự tin khi có người hỏi mình về gu mặc: "Không quan trọng là mặc như thế nào mà quan trọng hơn là mình phải có dáng đẹp để mặc đẹp. Tôi tự hào là mình đẹp lão". (Nguồn: Báo Vietnamnet).

Những câu chuyện đời thường của bạn bè và những người khách thập phương nơi cửa chùa đã khiến cho chuyến đi về cửa thiền của cựu phó Tổng thống chính quyền bên kia chiến tuyến cách đây 40 năm trở nên vui vẻ và đầm ấm. Thế mới biết, sinh ra ai cũng có quê hương, có quê cha đất tổ. Lớn lên dù có bôn ba hay làm ông lớn, bà lớn gì đi chăng nữa thì khi về già, đặc biệt khi gần về với thế giới bên kia, trong lòng mỗi người con đất Việt luôn nhớ về cố hương và trong sâu thẳm ở họ, hình thành nên một sự thôi thúc trở về “úp mặt vào sông quê”. Khi ấy, sẽ không có lòng hận thù, hay ranh giới chia cắt và kể cả gặp đối kháng dường như trở thành nhỏ bé và biến mất khi trong lòng họ trào dâng nỗi nhớ quê hương – nơi mình sinh ra và lớn lên. 

Sự trở về của ông Nguyễn Cao Kỳ cũng như bầt kỳ người Việt xa quê nào trở về thăm cố hương là vậy. 
Phương Nam OP

11 nhận xét:

  1. Tư tưởng và quan điểm chính trị của mỗi người là khác nhau. cái tiến bộ, hợp thời hơn thì ắt phải chiến thắng cái cổ hủ, cái không hợp thời. Nay hòa bình đã lập lại nhiều năm, vậy nên hãy để cho quá khứ ngủ yên, đừng lấy đó làm cái cớ để hò hét, kích động kiểm chút đỉnh lợi lộc

    Trả lờiXóa
  2. Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại, đất nước sẽ sẵn sàng tha thứ cho những đứa con biết hối cải, biết quay đầu lại. Minh chứng cho điều đó là biết bảo những người lính VNCH, những người thân của họ sau thời gian chốn chạy trở về đã nhận được sự trào đón, ánh mắt thân thiện của nhân dân ta.

    Trả lờiXóa
  3. Họ tuy mang trong mình tai tiếng chạy chốn Tổ Quốc, chốn chạy sự nghèo khổ của đất nước để đi đến nơi đầy đủ và sung túc hơn. Sau bao năm xa Tổ Quốc họ vẫn trở về, hành động đó chứng minh rằng họ hối cải và muốn trở về nơi sinh ra. Chúng ta chào đón họ vì chiến tranh đã lùi xa, đất nước thống nhất hãy nhìn vào những gì họ sống hôm nay.

    Trả lờiXóa
  4. Sự trở lại của một vị tướng dưới thời VNCH là một quá trình sám hối và được tiếp nhận trở về. Nó là một hành trình và không phải bất cứ ai mang tội danh phản bội Tổ Quốc muốn được trở về cũng được Nhà nước cho phép. Hành động chấp nhận này của Nhà nước mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc với tư tưởng: "không ai đánh kẻ chạy lại".

    Trả lờiXóa
  5. Nói như ông Kỳ dù muốn hay không thì những kẻ bại trận cũng phải chấp nhận sự thật thất bại. và đã thất bại cần chấp nhận hiện thực cuộc sống, tôn trong nó và yêu thương nó. Như vậy mới đáng là người yêu nước.

    Trả lờiXóa
  6. có thể nói Nguyễn Cao Kỳ thực sự là con người có tài nhưng với những việc làm của mình thì khó lòng có người dân nào có thể chấp nhận cho việc làm đó của ông ta được. Vì đã có hàng triệu người dân Việt Nam phải chết trước sự phản bội của ông ta cùng cái chính phủ VNCH, cho nên ông ta quay trở về muốn sám hối cũng khó lòng cho được.

    Trả lờiXóa
  7. Ông Bùi Tín thách thức ....Học viện chính trị Mác – Lenin mang tên Hồ Chí Minh tranh luận tay đôi với ông về Hồ sơ Tội ác của đảng CSVN của ông đã phác họa dưới, nếu ĐCSVN đọc được những lời nầy của ông Bùi Tín mà câm như hến thì đúng là một đảng "ẳng ẳng" chui vào một xó !!!! Hi hi hi

    --------------------
    VỀ NGÀY 30/4: CHỖ ĐỨNG CỦA ĐẢNG CS PHẢI LÀ VÀNH MÓNG NGỰA
    27-04-2015
    Bùi Tín

    Chiến cuộc hơn 30 năm trên đất nước Việt Nam đã được nhận định, tranh luận, mổ xẻ trong một thời gian dài, đến nay những ý kiến trái ngược nhau vẫn còn tồn tại dai dẳng.

    Một bên cho đó là “sự nghiệp chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc VN”, một dân tộc anh hùng đã đánh bại phát xít Nhật, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ thuộc ba lục địa Á, Âu, Mỹ, đánh bại hoàn toàn «ngụy quân và ngụy quyền Sài Gòn, tay sai đế quốc Mỹ», thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên «xã hội chủ nghĩa cho cả nước». Công đầu thuộc về «Đảng CSVN quang vinh». Do đó ngày 30/4/1975 là ngày «lịch sử oai hùng» của dân tộc. Năm nay kỷ niệm 40 năm ngày «chiến thắng vẻ vang» đó, Bộ Chính trị đảng CS quyết định tổ chức kỷ niệm long trọng trong cả nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn: Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Hải Phòng, Cần Thơ…có mit-tinh, duyệt binh, bắn pháo hoa, mở hội liên hoan quần chúng.

    Ngược lại, một bộ phận không ít người Việt coi đây là ngày «quốc hận».

    Suốt 40 năm nay, tôi đã suy nghĩ, tìm hiểu, đắn đo, đọc không biết bao nhiêu tài liệu, tranh luận với hàng trăm bạn bè trong và ngoài nước, với gần một trăm nhà báo nước ngoài – Pháp, Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản,Trung Quốc – để rồi cố gắng độc lập suy nghĩ bằng đầu óc tỉnh táo của chính mình, không theo đuôi số đông, không dựa dẫm, lập dị, chỉ lấy sự thật và lẽ phải làm mục tiêu.

    Từ đó tôi hoàn toàn tự tin để kết luận trong dịp này là trong 70 năm qua Đảng CSVN đã liên tiếp phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác:

    - đã chọn sai lầm học thuyết chính trị Mác – Lênin và chế độ toàn trị độc đảng cực kỳ tệ hại,

    - đã phạm tôị ác chồng chất trong việc chủ trương bạo lực vũ trang, chủ động gây nên cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn với hàng mấy triệu sinh mạng nhân dân, chủ yếu là thanh niên ưu tú thuộc cả 2 bên chiến tuyến,

    - đã tàn phá vô kể sức lao động và của cải xã hội trong thời gian dài, trong các cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, cải tạo công thương nghiệp trong cả nước, đã vi phạm những hiệp định đã long trọng ký kết tại các Hội nghị Geneve năm 1954 và Hội nghị Paris năm 1973, đặc biệt là các điều khoản về «tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam», «không đe dọa dùng vũ lực và không dùng vũ lực», «thực hiện hòa hợp và hòa giải dân tộc», «không trả thù những người đã hợp tác với đối phương».

    – đã đày đọa, trả thù hàng chục vạn viên chức và sỹ quan VN Cộng hòa trong hệ thống nhà tù mang nhãn hiệu «các lớp học cải tạo» để đánh lừa dư luận thế giói..

    Có thể nói trên đây là những tội ác hiển nhiên có suy tính theo hệ thống, không thể chối cãi của đảng CSVN, của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị, bằng chứng là các nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 15 khóa II đầu năm 1959 chủ trương đồng khởi và khởi nghĩa ở miền Nam, xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh từ Bắc vào Nam qua đất Lào và Campuchia, rồi Nghị quyết Trung ương 9 khóa III cuối năm 1963 chủ trương tăng cường chi viện quân sự quy mô của miền Bắc cho miền Nam, các quyết định về chiến lược của Bộ Chính trị năm 1974 và đầu năm 1975 dốc toàn bộ lực lượng để giải phóng miền Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh.

    Các văn kiện trên chứng tỏ Bộ Chính trị đảng CSVN đã sớm xé bỏ triệt để các Hiệp định Geneve và Paris, công khai vi phạm sự cam kết và phản bội chữ ký của chính mình, chà đạp thô bạo «quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN được tự do lựa chọn chế độ của mình», 2 lần gây nên thảm họa di cư quy mô lớn năm 1954-1955 từ Bắc vào Nam và thảm kịch thuyền nhân từ 1975 đến 1980, với biết bao sinh mạng bị biển cả cuốn đi, bộ máy công an còn thu cơ man nào là vàng của hàng triệu người vượt biên.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tất cả những điều kể trên là tội ác đối với toàn dân tộc, đặc biệt là đối với nhân dân miền Nam Việt Nam đã bị thôn tính bằng vũ lực công khai, phi pháp, trắng trợn, cũng là tội ác chống nhân loại, vi phạm Hiến chương của Liên Hiệp Quốc chủ trương quyền Tự quyết của các dân tộc là bất khả xâm phạm. Do đó ngày 30/4 có thể gọi là ngày Đen Tối , ngày Tội Ác, từ đó cũng là ngày Ô Nhục của Đảng CSVN.

      Nếu như nhân dân Việt Nam được sống dưới một chế độ pháp quyền đầy đủ thì Bộ Chính trị đảng CSVN tự nhận là cơ quan lãnh đạo thường xuyên, liên tục và toàn diện đất nước phải bị đưa ra vành móng ngựa của Tòa án Nhân dân và của Tòa án Quốc tế về những Tội ác chồng chất trên đây.

      Nhân dân Việt Nam vào thời điểm hiện tại số đông không còn ngu ngơ để đảng CS lừa dối bằng những thủ đoạn gian manh như Mặt trận Tổ Quốc (do chính đảng CS dựng lên), Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời (cũng do đảng CS tổ chức), tự giải tán đảng CS Đông dương tháng 11/1945 (thật ra chỉ là rút vào bí mật), đổi tên đảng Lao động VN từ 1952 đến 1976 (vẫn là bản chất Cộng sản, luôn theo lệnh từ Moscow), đế quốc Mỹ xâm lược (là một kiểu vu khống), ngụy quân ngụy quyền (cũng là vu cáo bỉ ổi vì chính CS mới tự nguyện làm ngụy quân ngụy quyền cho CS Quốc tế). Họ cho trên đây là những nét sáng tạo cao tay, thật ra là trò bịp rẻ tiền.

      Trống kèn ầm ỹ, pháo hoa khắp nơi, duyệt binh hoành tráng chỉ còn là màn khói mỏng che đậy những sai lầm và tội ác chồng chất cùng những bất công kinh khủng mà xã hội không còn có thể chịu đựng nổi.

      Đến nay mọi sự sai lầm, giả dối, lừa lọc, mỵ dân của các khóa Bộ Chính trị đều đã và đang phá sản, nhiều đảng viên CS có công tâm, trọng danh dự đã lên tiếng đòi đảng phải từ bỏ cái tên CS tội lỗi, thực hiện chế độ đa nguyên để có kiểm tra, tranh đua, thay thế cùng với các đảng khác trên cơ sở bình đẳng, tạ tội với toàn dân. Nếu Bộ Chính trị vẫn cứ chủ quan ngang ngược, họ sẽ vấp phải sự phẫn nộ của toàn dân được thế giới dân chủ hỗ trợ, họ sẽ ngày càng bị cô lập, và họ sẽ không trách khỏi là những kẻ phạm tội ác bị toàn dân hỏi tội trước vành móng ngựa của luật pháp công minh.

      Hồ sơ tội phạm đã đầy đủ đến thừa thãi.

      Tôi xin thách nhân dịp này, Học viện chính trị Mác – Lenin mang tên Hồ Chí Minh tranh luận tay đôi với tôi về Hồ sơ Tội ác của đảng CSVN tôi phác họa trên đây. Tôi là một nhà báo tự do đang sống ở nước ngoài, từng ở trong đảng CS 44 năm, am hiểu không ít về chế độ CS, cuộc tranh luận công khai này sẽ lấy dư luận xã hội làm trọng tài.

      Bùi Tín

      Xóa
  8. Giá như ai cũng biết sám hối, nhìn nhận lại quá khứ để so với hành động của mình xem ra sao thì có lẽ không nhan nhản lũ kền kền chống phá đất nước như bây giờ

    Trả lờiXóa
  9. Đánh kẻ chạy đi ko ai đánh người chạy lai, dù trong quá khứ có sai lầm nhưng hiện tại biêt ăn năn, hối hận thì bạn vẫn xứng đáng được chào đón trở về quê hương

    Trả lờiXóa
  10. oi các thánh phản đông tội quá

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.