Được biết đến với vai trò sáng lập và dìu dắt Singapo có được những thành tựu như ngày hôm nay, sự ra đi của nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu đã để lại không tiếc thương cho người dân Đảo Quốc Sư tử. Và vào đúng những giây phút cuối cùng của vị Thủ tướng này, rất nhiều câu chuyện đã được nhắc đến, đó không chỉ là đóng góp đối với sự phát triển của Singapo thời điểm hiện tại mà người ta đã nhắc rất nhiều đến những câu chuyện trong tương quan giữa Thủ tướng Lý Quang Diệu và các quốc gia xung quanh. Việt Nam của chúng ta là một trong những quốc gia có niềm vinh hạnh đó nhưng tiếc thay nếu như không nhắc đến nó thì chắc hẳn hình ảnh của vị cố Thủ tướng này đã đẹp hơn trong mắt người dân Việt!
Rất nhiều trang mạng đã nhắc đến việc ông Lý Quang Diệu khi trên cương vị cao nhất của Singapo đã khước từ đề nghị tiếp nhận làm cầu nối để chính quyền Đài Loan tiếp nhận số người Việt ở Miền Nam Việt Nam di tản sang nước thứ hai và sẽ định cư tại Mỹ theo các diện mà Chính phủ Mỹ đã thoả thuận cũng như hứa bảo trợ cho bộ phận này (Diện Con lai và diện HO) theo lời đề nghị của nữ Thủ tướng Anh Margaret Thatcher.
Để đáp lại việc khẩn cầu giúp đỡ từ một nước từng đóng vai trò bảo hộ Singapo trong bối cảnh: "Ngày 23/5/1979, một chiếc thuyền với 293 người tị nạn Việt Nam được con tàu chở hàng Roachbank của Anh trên đường từ Singapore đến Đài Loan cứu vớt, đến Cao Hùng ngày 27/5. Song chính quyền Đài Loan từ chối không cho họ nhập cảnh, tàu Roachbank không được phép cập cảng.[5] Bà Margaret Thatcher đã nhờ đến Thủ tướng Singapore để gây áp lực với chính quyền Đài Loan, trước khi nước Anh phải đối diện với trách nhiệm bảo trợ những con người trong bước đường cùng đó". Thủ tướng Lý Quang Diệu ở thời điểm đó đã có bức thư trả lời sau: "
"Ngày 5/6/1979
Thưa Thủ tướng,
Cảm ơn bà về bức thư ngày 30 tháng Năm.
Vấn đề người tị nạn này rất nghiêm trọng và có lẽ sẽ còn tồi tệ hơn.
Tháng trước, tại một hội nghị quốc tế ở Jakarta ngày 15-16 tháng Năm, đại diện Việt Nam đã tuyên bố rằng Việt Nam sẽ cho phép 10,000 người di tản hợp pháp mỗi tháng. Ông ta ước chừng dè dặt là có khoảng 600,000 người muốn ra đi. Phần lớn cho rằng con số ấy có thể lên đến gần một triệu.
Bà có đề nghị tôi thỉnh nguyện chính phủ Đài Loan nhận những người tị nạn trên con tàu "Roach Bank". Vì quan điểm của chính nước tôi trong vấn đề người tị nạn Việt Nam, tôi không thực sự là người thích hợp để đưa ra yêu cầu đó. Chính sách của Đài Loan không khác gì chính sách của Singapore. Tuy nhiên, tôi sẽ đề nghị họ cân nhắc việc đưa ra một ngoại lệ, ngoại lệ duy nhất, cho những người tị nạn trên tàu "Roach Bank". Tôi không lạc quan về kết quả, vì tôi biết rằng nếu họ chấp nhận thì cử chỉ đó sẽ kéo theo hàng ngàn người tị nạn khác.
Tôi tin rằng những tin tức về vấn đề người tị nạn trên truyền thông và từ các phát ngôn viên của các chính phủ phương Tây chỉ làm lợi cho chính quyền Việt Nam. Chú trọng vào những giải pháp có thể đặt ra, chẳng hạn nước nào sẽ đảm nhận những người tị nạn nào và bao nhiêu, truyền thông đã biến họ thành đối tượng cho sự đổ lỗi lẫn nhau giữa các chính quyền phi cộng sản. Các nước này sẽ bảo đảm được quyền lợi của mình hơn, nếu tập trung năng lượng vào việc vạch trần sự bỉ ổi của chính quyền Việt Nam. Phải nói, phải nhắc đi nhắc lại, cho nhân dân và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới biết rằng chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính là kẻ tích cực xúc tiến cuộc di tản ồ ạt này, gây thiệt hại nặng nề cho các nước Đông Nam Á.
Chúng ta phải đẩy họ vào thế thủ. Các nhà lãnh đạo Việt Nam không phải là những kẻ điên rồ vô lý như kiểu Idi Amin. Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời lãi thu về thì rất nhanh. Chỉ có nguy cơ bị cộng đồng quốc tế ruồng bỏ mới khiến họ phải phản suy xét lại đường lối hiện tại. Từ giờ đến lúc đó, họ sẽ còn tung ra hàng ngàn người tị nạn mỗi tuần.
Kính thư
Lý Quang Diệu"
............................................................
"Ngày 5/6/1979
Thưa Thủ tướng,
Cảm ơn bà về bức thư ngày 30 tháng Năm.
Vấn đề người tị nạn này rất nghiêm trọng và có lẽ sẽ còn tồi tệ hơn.
Tháng trước, tại một hội nghị quốc tế ở Jakarta ngày 15-16 tháng Năm, đại diện Việt Nam đã tuyên bố rằng Việt Nam sẽ cho phép 10,000 người di tản hợp pháp mỗi tháng. Ông ta ước chừng dè dặt là có khoảng 600,000 người muốn ra đi. Phần lớn cho rằng con số ấy có thể lên đến gần một triệu.
Bà có đề nghị tôi thỉnh nguyện chính phủ Đài Loan nhận những người tị nạn trên con tàu "Roach Bank". Vì quan điểm của chính nước tôi trong vấn đề người tị nạn Việt Nam, tôi không thực sự là người thích hợp để đưa ra yêu cầu đó. Chính sách của Đài Loan không khác gì chính sách của Singapore. Tuy nhiên, tôi sẽ đề nghị họ cân nhắc việc đưa ra một ngoại lệ, ngoại lệ duy nhất, cho những người tị nạn trên tàu "Roach Bank". Tôi không lạc quan về kết quả, vì tôi biết rằng nếu họ chấp nhận thì cử chỉ đó sẽ kéo theo hàng ngàn người tị nạn khác.
Tôi tin rằng những tin tức về vấn đề người tị nạn trên truyền thông và từ các phát ngôn viên của các chính phủ phương Tây chỉ làm lợi cho chính quyền Việt Nam. Chú trọng vào những giải pháp có thể đặt ra, chẳng hạn nước nào sẽ đảm nhận những người tị nạn nào và bao nhiêu, truyền thông đã biến họ thành đối tượng cho sự đổ lỗi lẫn nhau giữa các chính quyền phi cộng sản. Các nước này sẽ bảo đảm được quyền lợi của mình hơn, nếu tập trung năng lượng vào việc vạch trần sự bỉ ổi của chính quyền Việt Nam. Phải nói, phải nhắc đi nhắc lại, cho nhân dân và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới biết rằng chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính là kẻ tích cực xúc tiến cuộc di tản ồ ạt này, gây thiệt hại nặng nề cho các nước Đông Nam Á.
Chúng ta phải đẩy họ vào thế thủ. Các nhà lãnh đạo Việt Nam không phải là những kẻ điên rồ vô lý như kiểu Idi Amin. Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời lãi thu về thì rất nhanh. Chỉ có nguy cơ bị cộng đồng quốc tế ruồng bỏ mới khiến họ phải phản suy xét lại đường lối hiện tại. Từ giờ đến lúc đó, họ sẽ còn tung ra hàng ngàn người tị nạn mỗi tuần.
Kính thư
Lý Quang Diệu"
............................................................
Người trích dẫn bức thư (Nhà văn Phạm Thị Hoài) cũng không quên đưa ra nhận xét về bức thư này như sau: "Với những lời thẳng thừng không một chút màu mè ngoại giao này, vị nguyên thủ Singapore khó có thể hãnh diện về trái tim nhân đạo của mình, song sự tỉnh táo sắc bén của ông quả là xứng đáng với huyền thoại Lý Quang Diệu. Làm thế nào một người hoàn toàn đứng ngoài như ông, ngay ở thời điểm đó, có thể nhận ra thực chất của chính sách kiếm lời trên lưng thuyền nhân của chính quyền Việt Nam, khi phần lớn người Việt chúng ta cho đến giờ phút này vẫn không biết gì, hoặc có biết cũng không thể tin hay không muốn tin vào cái gọi là Phương án II, như đã dẫn ở đầu bài?".
Có thể đối với một vấn đề lịch sử đã qua thì quyền phán xét luôn đa dạng bởi nó hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ tiếp cận thông tin của chủ thể đó cũng như nhãn quan chính trị của chính họ. Với bức thư nói trên, sẽ hoàn toàn đồng tình rằng, thủ tướng Lý Quang Diệu đã hoàn toàn sáng suốt để có được một Singapo trong thời điểm hiện tại; họ không có bất cứ một đối thủ cạnh tranh nào trên hành trình khẳng định những giá trị ưu việt của mình. Nghĩa là đối với bản thân đất nước và con người Singapo vị Thủ tướng quá cố này đã quá khôn ngoan và đây hoàn toàn có thể xem là một trong các lí do lí giải tại sao dù được biết đến với những chính sách đối nội hà khắc, thậm chí là bót nghẹt tiến dân chủ của người dân nhưng Lý Quang Diệu vẫn tồn tại, được kính trọng; việc chuyện giao quyền lực người kế nhiệm vị trí thủ tướng tiếp theo cho con trai ông Lý Hiển Long diễn ra hoà bình và hầu như không gặp bất cứ môt trở ngại đáng kể nào.
Tuy nhiên, đọc những dòng trong bức thư gửi Thủ tướng Anh Margaret Thatcher tôi càng kiên định suy nghĩ, ông Lý Quang Diệu chỉ vĩ đại ở chính đất nước ông đã có công sáng lập và tạo đà phát triển như ngày hôm nay còn với những quốc gia mà có chút ít liên quan với cá nhân ông thì ông vẫn chỉ được biết đến như một chính khách tôn sùng chủ nghĩa "vị dân tộc" đơn thuần mà thôi. Hay nói cách khác, Lý Quang Diệu chưa thể vượt qua biên giới quốc gia như nhiều người vẫn nhầm tưởng qua sức mạnh tuyên truyền của giới truyền thông đảo quốc Sư tử. Có thể nhìn thấy điều này trong bức thư nói trên: Để trình bày với người đứng đầu quốc gia từng là mẫu quốc của Singapo, thủ tướng Lý Quang Diệu đã đưa ra không ít lí do biện minh cho việc không đồng ý với sự nhờ vả của thủ tướng Anh; trong đó, Lý Quang Diệu đã không quên nói sai lịch sử, cố tình xuyên tạc vấn đề người Việt di tản sau năm 1975 như đó là ý đồ của chính quyền đương nhiệm mà không phải là chương trình nằm trong lộ trình di tản những người "ăn cơm quốc gia" thuộc kế hoạch hậu chiến mà người Mỹ đã vạch ra sau khi nhận thấy cuộc chiến tại Việt Nam sẽ sa lầy và đi vào thất bại.
Thậm chí, để xuôi lòng vị thủ tướng của một nước lớn với câu trả lời của chính mình, Thủ tướng Lý Hiển Long cũng đã vẽ ra một thứ viễn cảnh mà chỉ có thể diễn ra trong mơ hoặc đó là một câu chuyện thuộc về thì tương lai gần. Ai có thể tưởng tưởng nổi, một quốc gia với những khó khăn bộn bề khi mới bước ra từ cuộc chiến tranh kéo dài 21 năm lại có thể nghĩ tới một điều mà chính họ cũng không chuẩn bị tinh thần cho những điều sắp diễn ra: "chính sách kiếm lời trên lưng thuyền nhân của chính quyền Việt Nam, khi phần lớn người Việt chúng ta cho đến giờ phút này vẫn không biết gì, hoặc có biết cũng không thể tin hay không muốn tin vào cái gọi là Phương án II". Quả thực tôi đã hơi bất ngờ khi nghe về điều này, nó lạ lẫm đến nỗi dù muốn tin nhưng rõ ràng là không thể tiêu hoá nổi những cái lí do mà chỉ có thể là sản phẩm của những bộ óc hiếu chiến, đầy thâm độc chứ không phải là của một quốc gia mà suốt thế kỷ XX gồng gánh quá nhiều hậu quả từ chiến tranh!
Phương Nam OP
Thần Mộc báo Oán
Trả lờiXóaNghị - Thảo CHÉm CÂy: Biết tỘi chƯa?
Linh Mộc Thăng Long chẳng vừa đâu.
Thanh tra Thủ tướng đang vào cuộc,
Nghị - Thảo tránh sao Cẩu đầu Đao? (Người Đất Cát - bộ đội cụ Hồ)