Trên facebook mấy ngày nay bỗng nhiên xôn xao vì đang lan truyền một câu nói “được cho” là của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐH Quốc gia về chủ quyền biển đảo. Nguy hiểm hơn đấy là rất nhiều người chia sẻ câu nói này một cách đầy bức xúc nhưng không hề dẫn nguồn của thông tin, có người còn mỉa mai, châm biếm GS.TS Nguyễn Quang Ngọc.
Theo thông tin từ nhiều nguồn và sau khi tổng hợp, đã kiểm chứng thì hình ảnh có kèm “câu nói” của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc là từ một buổi thuyết trình về “Vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa” vào lúc 8h30p ngày 17/03/2012.


Ở trên facebook của TS Nguyễn Hồng Kiên, người đã có mặt tại buổi thuyết trình của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc sáng hôm ấy đã đưa lại những hình ảnh, thông tin để nhằm minh oan cho ông. TS Nguyễn Hồng Kiên bức xúc khi GS.TS Nguyễn Quang Ngọc bị xuyên tạc: “Nhà cháu khẳng định: hôm ấy GS.TS Nguyễn Quang Ngọc không nói câu đó. Và xin lưu ý rằng, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc là một chuyên gia về lịch sử biển đảo Việt Nam, xin đừng mắc mưu chia rẽ của thế lực thù địch. Khi chia sẻ thông tin nên/rất nên cần kiểm tra nguồn để tránh bị “NHIỄU””.

Tìm kiếm thông tin trên mạng thì lang thang vào website khoa Lịch sử, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia HN ngày 29/02/2012 có thông báo về việc Trung tâm Liên Văn hóa - Lịch sử sẽ tổ chức một buổi thuyết trình của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc (Viện trưởng viện Việt Nam học và Khoa học phát triển- Đại học Quốc gia Hà Nội) về "Vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa", vào 8h30 ngày 17/03/2012, tại tầng 8 nhà E, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ban Tổ chức đã "Trân trọng kính mời các thầy cô giáo và các bạn sinh viên và những người quan tâm đến dự đến tham dự".
Ngay cả Mẹ “Núm” Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng đã tự cải chính thông tin vì đã “trót” đăng vu vạ cho GS.TS Nguyễn Quang Ngọc. “Tôi đã sai khi share hình trên mạng trích dẫn câu nói của GS Nguyễn Quang Ngọc.Vì vậy tôi xoá post đó khi kiểm chứng đủ thông tin: GS Ngọc không phát biểu như những gì trong tấm hình trên mạng được nhiều nơi chia sẻ. Và các nguồn có lưu lời trích dẫn này từ năm 2012 cũng đã bị xoá.Những bạn nào đã lưu hình từ nhà tôi để share xin vui lòng xoá đi!”, Mẹ “Núm” viết trên facebook của mình.
Không biết có thế lực thù địch nào đứng đằng sau để nhằm hạ bệ một con người đầy tâm huyết vì biển đảo, vì Tổ quốc hay có những kẻ “não ngắn” chỉ biết sống trên mạng ảo với những status điên cuồng… Phải chăng chính những hành động này đã gián tiếp làm kẻ tiếp tay cho giặc, tung tin đồn nhảm, gieo rắc những hoài nghi, gây hoang mang dư luận để có lợi cho giặc ngoại xâm? Ngoài biển Đông, bao kẻ thù đang ngày đêm lăm le muốn nuốt trọn, cướp biển đảo của Việt Nam.
Trên đất liền, chúng có mặt khắp nơi nơi để nhằm chia rẽ, phá hoạt đất nước ta. Trong khi mỗi người dân VN lại đang có những hành động theo “phong trào”, không kiểm chứng nguồn thông tin khi trích dẫn…dẫn đến nhiễu loạn thông tin và đây là cơ hội cho kẻ thù xâm chiếm và cho chúng nghiễm nhiên trở thành “ngư ông đắc lợi”. Giặc ngoại xâm có thể chiến thắng nhưng giặc trong nhà khó có thể thắng nổi, bài học từ xa xưa đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Lời của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc như một thứ nhẹ nhàng nhưng đau âm ỉ đối với những kẻ chuyên xuyên tạc: "Hãy để tòa án lương tâm phán xử họ. Tôi hằng tin "nơi sự thật vẫn cứ là sự thật/Nơi lương tâm hóa tâm gương soi", ta cứ thẳng thắn, trung thực, làm việc với hết trách nhiệm công dân và năng lực chuyên môn của mình thì chẳng có gì phải ưu phiền cả, cho dù đâu đó vẫn có kẻ đang rình rập, cản phá". (Nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/237586/gs--nguyen-quang-ngoc---de-toa-an-luong-tam-phan-xu-ho-.html)
Qua bài học trên, chỉ mong những người con dân Việt phải luôn có trái tim nóng nhưng cần có cái đầu lạnh để tiếp nhận nguồn tin một cách sáng suốt nhất. Đừng vô tình trở thành con rối, tiếp tay cho kẻ thù bằng việc lan truyền những thông tin xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ, mà vụ việc kẻ thù bịa đặt, vu vạ cho GS.TS Nguyễn Quang Ngọc là một trong những minh chứng điển hình nhất.
Sau đây, xin đăng nguyên bài của ông Trần Đức Anh Sơn (có trích comment của ông Sơn trong bài viết của Xuân Diện) để biết tường tận về câu chuyện và cũng như con người của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc:
1. Trọng tâm bài nói của GS. Ngọc, như chính ông cho biết, là chủ quyền của VN trước 1909. Chỉ cần đạt được điều đó đã là RẤT TỐT RỒI. Tôi xin nói là rất ít người biết điều này, kể cả giới trí thức thượng lưu. Nếu không hiểu rõ mình đã xác nhận chủ quyền từ thời đó thì lấy cơ sở gì để tranh biện gì với TQ?
2. Phần sau 1909, không rõ GS. Ngọc nói những gì nhưng chỉ với những thông tin chính trên ảnh chụp thì đều có những sự kiện chính. Có cả sự kiện TQ đánh chiếm HS năm 1974 và TS năm 1988. Có nhiều cách diễn đạt. Sao nhiều người cứ bắt tác giả phải diễn đạt như ý của mình? Ví dụ câu trên đã nói chính quyền VNCH tiếp quản HS năm 1956, câu dưới nói TQ đánh chiếm HS 19-20/1/1974, thế thì chả đánh chiếm từ tay của VNCH thì của ai nữa? Với lại sự kiện này hiện nay nhiều người biết rồi, chả ai phải ấp úng chỗ này làm gì.
3. Lại có người bắt bẻ sao không đề cập công hàm 1958 của TT. Phạm Văn Đồng. Tôi nghĩ bắt bẻ chỗ này là vô lý. Trọng tâm bài nói của GS. Ngọc là chủ quyền VN từ 1909 kia mà? Ngay cả nếu tác giả không xác định trọng tâm nói của mình là trước 1909 thì cũng không nhất thiết phải đề cập hết. Tác giả chỉ nói cái gì nắm chắc, cái gì không nắm không cần nói. Riêng về bức công hàm nói trên nếu đề cập lại phải phân tích khá phức tạp, liên quan đến luật biển và các thông lệ quốc tế. (Vấn đề này theo tôi biết chỉ có ông Đinh Kim Phúc có nhiều kiến giải xác đáng)
4. Có thông tin rằng GS. Ngọc cũng bị ngăn cản nhưng ông vẫn thuyết trình. Thế thì rất đáng khen. Mấy ai đã làm được thế. Tôi tiếp xúc nhiều với giới trí thức, khi đề cập đến vấn đề Biển Đông, HS, TS, đa không nắm được vấn đề, lại không ít người còn quay mặt đi, cứ như chạm phải đồ quốc cấm.
5. Cuộc nói chuyện của GS. Ngọc trên diễn đàn ĐHQGHN, tức là diễn đàn như cách nói của chúng ta thuộc về “lề phải”. Tiếng nói của “lề phải” về mặt nội dung cũng như câu chữ bao giờ cũng bị hạn chế hơn “lề trái”. Nếu có gì chưa nói hết, nói thẳng thì cũng là bình thường. Có nhiều điều mọi người tự hiểu. Dù như GS. Ngọc cho biết, ông không bị sức ép nào, nhưng người viết bao giờ chả “tự kiểm duyệt” rồi. Tuy nhiên phải thấy điều này: tiếng nói của “lề phải” không được cư dân mạng quen thuộc tin cậy nhưng lại được đa số nhân dân tin cậy (trong khi “lề trái” họ lại hay nghi hoặc). Do đó những buổi thuyết trình như của GS. Ngọc là đáng trân trọng.
GHI CHÚ: Tôi không quen biết gì GS. Ngọc. Sáng nay tô đã viết một cái comment bày tỏ thái độ không đồng ý nhiều ý kiến chỉ trích ông, nhưng sau đó có người bảo “bài nói của ông Ngọc tệ lắm”, tôi sợ tôi chưa nắm được thông tin nên đề nghị anh Diện không đưa comment đó lên. Tôi gọi TS. Nguyễn Hồng Kiên là người đi nghe nhưng không liên lạc được. Tuy nhiên, đến giờ này, tuy chưa biết toàn văn bài thuyết trình, nhưng tôi thấy nhiều người chỉ trích GS. Ngọc quá lời như thế là không nên, vì vậy tôi viết comment này.
Từ sáng đến giờ có mấy người tag vào FB của tôi 1 cái hình, trên hình có phần text ở bên trên ghi là phát biểu của GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội (xin gọi tắt là thầy Ngọc) và phía dưới là hình của thầy. Cùng với cái hình này là những lời mắng chửi, bôi nhọ, thậm chí còn đòi treo cổ thầy ấy.
Do bận nhiều việc phải làm gấp nên tôi không cmt mà chỉ xóa những thứ người ta tag vào FB của tôi. Bây giờ việc đã tạm xong, tôi tranh thủ viết mấy dòng thế này:
1. Tôi không biết ai tạo ra cái hình nói trên và vì mục đích gì? Tôi không biết bức ảnh chụp thầy Ngọc và lời phát biểu trên bức hình là khi nào? Tôi cũng không biết họ có trực tiếp nghe lời thầy Ngọc nói không? Ở đâu? Và khi nào để từ đó mà tạo ra cái hình trên? Nhưng tôi tin đó là một sự bịa đặt.
2. Tôi biết thầy Ngọc từ năm 1994, khi tôi làm NCS ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Lúc đó thầy có dạy tôi 1 chuyên đề trong chương trình học. Hình như lúc đó thầy là Chủ nhiệm khoa Lịch sử của trường này thì phải. Tôi là NCS trong khoa và tham gia nhiều hoạt động khoa học cùng với thầy cô và sinh viên của khoa (seminar, điền dã, hội thảo, dự bảo vệ luận án…). Chị Vân Chi vợ thầy Ngọc lúc đó là học viên Cao học và học cùng với tôi 20 chuyên đề trong 2 năm ròng. Tôi cũng tới nhà thầy nhiều lần. Vì thế tôi biết thầy Ngọc là ai? như thế nào?
3. Khi tôi và đồng nghiệp ở Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng bắt đầu xây dựng fond tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa (do thành phố Đà Nẵng chỉ định), về sau thì mở rộng thêm đến phần tư liệu Trường Sa. Vì thế tôi và các đồng nghiệp thực hiện đề tài này đã sưu tầm tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có nhiều bài viết của thầy Ngọc về chủ đề này. Sau đó tôi được biết thầy Ngọc đã khởi sự nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu về Hoàng Sa – Trường Sa từ cách đây hơn 20 năm trong một đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước (cùng thực hiện chung với Ban Biên giới Chính phủ). Kết quả nghiên cứu của đề tài này đã được chuyển giao cho Ban Biên giới Chính phủ, nay là UBBG quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao, lưu trữ, sử dụng. Trong đó có nhiều tư liệu quý như văn bản chữ Chăm viết về việc triều Nguyễn huy động dân Chăm ở đảo Phú Quý giúp đưa binh thuyền của triều đình ra khảo sát Hoàng Sa - Trường Sa (xem ảnh) và nhiều tư liệu khác.
4. Từ năm 2013, khi Bộ TTTT trưng dụng tài liệu thư tịch, bản đồ, hình ảnh trong đề tài Fond tư liệu Hoàng Sa – Trường Sa do Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng thực hiện, cùng tư liệu của gần 1 chục cơ quan khác ở trung ương và địa phương để tổ chức các cuộc trưng bày tư liệu và bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thì thầy Ngọc là chủ tịch hội đồng thẩm định tư liệu ấy. Chúng tôi tham gia hội đồng cùng nhiều chuyên gia từ UBBG quốc gia, Bộ TTTT, Ban Tuyên giáo TW, Tổng cục Biển đảo, Cục Bản đồ nhà nước, Trung tâm Luật biển… thẩm định hàng trăm tư liệu trong 2 phiên họp để xây dựng nên bộ tư liệu, bản đồ, hình ảnh và hiện vật để Bộ TTTT tổ chức triển lãm ở 27 điểm thuộc 18 tỉnh thành trong hơn 2 năm qua. Công lao của thầy Ngọc là rất lớn vì thầy chủ trì các cuộc thẩm định này, lựa chọn những tư liệu đắt giá, xác thực và có những ý kiến quý giá đóng góp cho việc thẩm định và tổ chức triển lãm.
5. Thầy Ngọc cũng đã cùng tôi tham gia hầu hết các cuộc triển lãm Hoàng Sa -Trường Sa trong hơn 2 năm qua, từ Bắc chí Nam, có khi với tư cách thành viên BTC, có khi là người thuyết trình tại triển lãm. Trong những đợt gần đây, thầy Ngọc còn tham gia giảng dạy tại các lớp tập huấn cho các tỉnh/thành: Bến Tre, Cần Thơ, Ninh Bình, Thanh Hóa… về tư liệu, chứng cứ lịch sử; cập nhật tình hình biển đảo cho giới truyền thông, tuyên giáo, an ninh văn hóa các tỉnh ấy. Tôi đều song hành với thầy Ngọc và biết thầy nói gì, quan điểm của thầy về chủ quyền đối với Hoàng Sa – Trường Sa. Và tôi chắc chắn rằng: Đó là một người yêu nước, hiểu biết sâu sắc vấn đề chủ quyền, phát biểu và hành động với tinh thần trách nhiệm cao nhất, đàng hoàng nhất và cũng quyết liệt nhất.
6. Cuối năm 2014, chúng tôi tiếp nhận 1 số tư liệu mới. Bộ TTTT tổ chức cuộc họp thẩm định lần 3 để đưa ra trưng bày. Lúc đó thầy Ngọc đang mổ (sỏi mật thì phải) ở bệnh viện. Nhưng khi người của Bộ TTTT đưa tư liệu tới thì thầy vẫn gượng dậy để đọc hàng chục văn bản, tư liệu và cho ý kiến thẩm định để kịp đưa ra trưng bày. Mới đây thôi, ngày 9/5/2014, Bộ TTTT lại mời thầy Ngọc, tôi, TS Trần Công Trục, PGS.TS. Trần Bá Diến đến thẩm định đợt 4 những tài liệu mới thu thập được, trong đó có bộ tư liệu của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa do thân nhân cố Đại úy Huỳnh Duy Thạch (người đã hy sinh trong trận hải chiến chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa) hiến tặng. Thầy Ngọc đã đánh giá chi tiết từng tài liệu và kiến nghị đưa ra trưng bày tất cả những tư liệu quý này. Hôm đó, thành phố Hải Phòng làm lễ lớn nhân kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng thành phố Hải Phòng, thầy Ngọc được tôn vinh là trí thức tiêu biểu của Hải Phòng nhưng thầy bỏ qua buổi lễ tôn vinh này để chủ trì phiên họp thẩm định tại trụ sở Bộ TTTT. Sau đó thầy vào Thanh Hóa, tham gia lớp tập huấn về chủ quyền biển đảo cho giới truyền thông và văn hóa - tư tưởng ở Thanh Hóa, cùng với tôi và TS. Lê Quý Quỳnh, Vụ trưởng Vụ Biển (UBBG quốc gia), rồi vội vã về ngay Hà Nội trong đêm để hôm sau lo cho một hội nghị khác. Vậy thì cớ chi con người này lại phát biểu những điều (mà không ai kiểm chứng) khiến cho mấy cái đầu nóng và hồ đồ chửi bới, lăng mạ thầy ấy.
7. Tôi nghĩ mà buồn. Ngoài biển kẻ thù lăm le nuốt trọn biển đảo Việt Nam. Trong bờ người của chúng có mặt khắp nơi để phá hoại, lũng đoạn đất nước. Mỗi người cần có một phận sự riêng để đóng góp vào việc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Vậy nhưng vẫn có những người không làm gì, chỉ biết chửi bới và gây chia rẽ.
Vậy thì ai mới là những kẻ tiếp tay cho giặc, tung tin đồn nhảm, gieo rắc nghi ngờ, gây hoang mang dư luận để làm lợi cho giặc đây? Dám mong những bạn bè hay đọc FB của tôi cần có trái tim nóng nhưng giữ cái đầu lạnh khi tiếp nhận thông tin. Đừng vô tình tiếp tay cho kẻ thù bằng việc lan truyền những thông tin bôi nhọ người khác mà thầy Ngọc đang là một trong những mục tiêu của chúng”.
Phương Nam OP
trước một thông tin bạn đọc nên chú ý tới nguồn của thông tin đó, không phải thông tin trên mạng nào cũng đáng tin, nhất là trong thời buổi những kẻ ăn không ngồi rồi chỉ có việc chống phá nhà nước liên tục tung tin thất thiệt để tạo ra dư luận xấu trong nhân dân.
Trả lờiXóaVề tình yêu biển đảo của nhân dân trong nước được thể hiện rất rõ cả bằng hành động và lời nói. Trước mỗi sự kiện, bài viết chưa được kiểm chứng khi người đọc vẫn có sự hoài nghi thì ta nên đọc và ngẫm sau đó tìm hiểu, không tin một cách quá mức để có thể bị kẻ xấu lợi dụng.
Trả lờiXóaMột sự bịa đặt và xuyên tạc thật khó chấp nhận. Nhưng tự bản thân chúng lại phải viết những dòng xin lỗi trên facebook về việc mình đã trích dẫn và đưa tin. Do vậy đứng trước mỗi vấn đề chúng ta phải đọc và tự kiểm chứng để có những phát ngôn và hành động đúng.
Trả lờiXóa