THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

03 tháng 5 2015

CÁI NHÌN HẰN HỌC VỀ DỰ THẢO LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

by An Chiến  |  at  3.5.15

Mặc dù chưa bao giờ gặp và cũng chưa một lần nghe ông này giảng lễ trên các loại băng đĩa của người Công giáo nhưng xin thú thực là tôi chưa bao giờ có thiện cảm với Giám mục Giáo phận Kon Tum - Hoàng Đức Oanh. Câu chuyện sau đây thêm một lần nữa gia tăng sự thiếu thiện cảm trong tôi. 

Xin những ai chưa biết, chưa hiểu về vị Giám mục này xem thêm: 


Xin được vào ngay câu chuyện: 

Không ai dám phủ định việc các tôn giáo, nhất là người đứng đầu các tôn giáo dấn thân vào các hoạt động xã hội; điều đó đáng khích lệ. Và trong bối cảnh, nhà nước đang kêu gọi các tổ chức chính trị, xã hội, các tôn giáo tích cực phản biện và nói lên tiếng nói, tự bảo vệ quyền của chính mình cũng như thực thi hết thảy những nghĩa vụ thì việc các tôn giáo quan tâm tới Dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo đang trong quá trình góp ý, bàn luận trong khuôn khổ các hội thảo khoa học... là chuyện rất đỗi đáng mừng. Về nguyên nhân thì chắc sẽ không cần luận giải nhiều, bởi chính các tôn giáo là đối tượng bị quản lý, là chủ thể thực thi nhiều hoạt đồng, hành vi được quy định trong luật. Việc họ quan tâm, tham gia góp ý và thậm chí là phản biện sẽ tạo ra một cái nhìn khách quan và toàn diện mà chúng ta vẫn hay cho đó là "cái nhìn của người trong cuộc". 

Tuy nhiên, cái cách tham gia "tích cực" của Giám mục Hoàng Đức Oanh và Giám mục hưu Trần Thanh Chung trong trường hợp này quả thực là có vấn đề! Phản ánh về "Đức Giám mục Gp. Kontum góp ý Dự Thảo 4 “Luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo”, trang tin "lá cải" Thanh Niên Công Giáo" cho hay: "Trong Văn thư số 63/VT/'15/tgmkt đề ngày 28/4/2015 do 2 Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh và Phêrô Trần Thanh Chung của Giáo phận Kontum góp ý Dự Thảo 4 “Luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo” có 7 nhận định (ý kiến) và 2 đề nghị.
Dự Thảo 4 “Luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo” lại do "những người không có tôn giáo" soạn và áp đặt.

Trong khuôn khổ Entry này, người viết không quan tâm lắm những nội dung trong văn thư gửi tới ông Chủ tịch Quốc hội, ông trưởng ban Tôn giáo chính phủ cũng như các cấp ban ngành tỉnh Kon Tum; chỉ xin được nói đôi điều xung quanh cái mà trang tin Thanh niên Công giáo nói về điểm chung xung quanh góp ý của 02 vị Giám mục: "Dự Thảo 4 “Luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo” lại do "những người không có tôn giáo" soạn và áp đặt.

Đáng khen thay 02 vị Giám mục đang sinh sống, làm việc tại Toà Giám mục Kon Tom đã nói đúng một lẽ hết sức dĩ nhiên đó là quyền dự thảo các văn bản luật thuộc về nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. Họ là chủ thể dự thảo và cũng là chủ thể sẽ thực hiện việc lấy ý kiến, góp ý từ người dân để hoàn thiện các văn bản luật. Cũng theo cái quy trình chung đó thì Luật Tín ngưỡng, tôn giáo không phải là một ngoại lệ gì trong đó: "do "những người không có tôn giáo". Vậy nhưng, hai vị Giám mục này đã sai khi cho rằng, ""Dự Thảo 4 “Luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo” lại do "những người không có tôn giáo" soạn và áp đặt". Xin được lưu ý với 02 vị Giám mục là Luật tín ngưỡng, tôn giáo đang trong giai đoạn "Dự thảo" và cũng đang trong quá trình lấy ý kiến cả chủ thể lẫn đối tượng điều chỉnh từ luật này trước khi chính thức ra đời; bằng chứng quan trọng nhất cho điều này là Giáo phận Kon Tum nói riêng, cá nhân 02 Giám mục đã tiếp cận được văn bản luật này! Chính vì vậy, quy kết "áp đặt" từ những người không có tôn giáo là cách quy kết hết sức cực đoan và không hiểu hết lẽ của quá trình ban hành một văn bản luật. 

Rõ ràng, Nhà nươc sẽ hoan nghênh và cũng rất tán thưởng việc tham gia góp ý vào các văn bản dự thảo luật như thế này và đáng quý hơn khi họ biết nói ra tiếng nói của chính mình, tuy nhiên, 02 vị Giám mục của Giáo phận Kon Tum đã thiếu một cái tâm thế tích cực, một cái nhìn bao dung đối với vấn đề đang tồn tại trong dự thảo luật Tín ngưỡng, tôn giáo kia. Người viết chỉ tiếc một ý sau từ "giá như", "giá như", 02 Giám mục biết được giới hạn cần nói, giới hạn để thế hiện thái độ thì chắc rằng, mọi sự đã ôn hoà hơn, các cơ quan chức trách sẽ lĩnh hội và bổ sung, lúc đó hai bên sẽ có cơ hội hiểu nhau hơn. Qua câu chuyện mới biết, mối quan hệ giữa chủ thể quản lý - đối tượng quản lý bên cạnh giá trị của hiệu lực thì niềm tin mới là vấn đề đáng nói. Nhà nước sẽ có cái nhìn tích cực sao được khi ngay từ đầu đã xuất hiện những sự hằn học trong góp ý một dự án luật.
Phương Nam OP

4 nhận xét:

  1. Nhiều linh mục, trù trị có cái nhìn hằn học về những chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Trong các bài giảng của mình họ cố tình đưa ra quan điềm cá nhân của họ vào đó khiến cho những người nghe bị lầm tưởng và dẫn tới hiểu lầm

    Trả lờiXóa
  2. Việc công dân góp ý tham gia dự thảo điều luật là hành động đáng hoan nghênh. Nhưng việc đưa ra ý kiến phải đứng trên bình diện chung tránh tình trạng đưa ra quan điểm cá nhân một cách thái quá làm ảnh hưởng đến cá nhân mình nói riêng và quan điểm chung của xã hội.

    Trả lờiXóa
  3. Rất hoan nghênh tình thần xây dựng dự thảo luật của vị giám mục kia, nhưng việc đưa quan điểm cá nhân mang tính hằn học, vị kỷ như vậy nó không còn giá trị nguyên bản mà việc làm ấy lại trở thành hành động đáng nên án.

    Trả lờiXóa
  4. Các bác cứ nghĩ rằng VN mình tự do tôn giáo sao, đó chỉ là cái mác thôi, Chúc các Cha luôn khỏe mạnh, dám lên tiếng chống lại những thế lực đen tối. xã hội ngày nay thế nào chắc hẳn ai cũng biết, nhưng để mà dám lên tiếng hay ko đó mới là điều quan trọng,

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.