THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

08 tháng 5 2015

ĐÔI ĐIỀU VỀ MỘT TRƯỜNG HỢP RÚT TÊN KHỎI HỘI NHÀ VĂNTỪ NĂM 2002

by An Chiến  |  at  8.5.15

Theo tiết lộ từ FB Lăng Trọng thì từ năm 2002 nhà văn Ý Nhi (tên thật là Hoàng Thị Ý Nhi), một trong 09 cái tên xin rút tên khỏi Hội Nhà văn và nữ nhà văn này cũng không có mặt trong Đại hội nhà văn khu vực TP. HCM hôm 5/5 vừa qua. Và cùng với 08 cái tên còn lại (Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Ý Nhi, Hiền Phương, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Thân, và Phạm Đình Trọng), nữ nhà văn từng là cán bộ Nhà xuất bản Hội Nhà văn này đã thực sự gây nên một cơn địa chấn trước thềm Đại hội Hội nhà văn dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 06 này tại Hà Nội. 

Trong Entry này người viết không có ý luận bàn thêm về tính hợp lý cũng như lí do khiến 09 nhà văn này từ chối không tiếp tục tham gia Hội nhà văn. Bài viết trước đã đề cập tương đối đầy đủ về điều này (Xin xem thêm tại đây). Người viết chỉ xin nói đến một chi tiết rất nhỏ xung quanh cái nguyên nhân khiến các hội viên này xin rút tên khỏi Hội Nhà văn: Có một sức ép từ lãnh đạo Hội nhà văn trước thềm Đại hội nhà văn khu vực TP. HCM.  

Quả thực khi mà công luận chưa hết bàng hoàng sau cái cái bất ngờ từ chuyện rút lui của Hội nhà văn thì đâu đó trên các diễn đàn trong khi luận bàn về nguyên nhân dẫn đến việc rút tên người ta có nhắc đến một sức ép, một sự ép buộc đến từ Hội nhà văn. Người ta cũng chỉ đích danh đến đương kim Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và như một phản ứng mang tính dây chuyền nhiều người đã đóng đinh rằng, cơ chế lãnh đạo, người lãnh đạo Hội nhà văn mới thực sự là nguyên nhân chính khiến 09 hội viên chấp nhận xin ra khỏi Hội. Vậy nhưng tiết lộ từ FB Lăng Trọng đã giãi bày và thanh minh cho Hội nhà văn không ít nghi ngại từ công luận. 

Nhà văn Ý Nhi đã xin rút tên khỏi Hội Nhà văn từ năm 2002, nghĩa là ý định ra khỏi Hội của nữ nhà văn này không phải mới có, mới nhen nhóm trong thời gian gần đây. Và điều này thì hoàn toàn khác xa với những sự suy diễn được nói đến về một sức ép khiến các nhà văn này phải viết đơn xin ra khỏi Hội. Và có thể, đây là một cái tên trong 09 cái tên được nói đến có ý định rút tên khỏi Hội Nhà văn từ rất lâu nhưng ít nhất nó cho thấy có thể ý định rút tên không phải là hệ quả mang tính một sớm, một chiều. Họ đã có động cơ, đã có ý định rút lui nhưng không hiểu vì một nguyên do nào đó đến nay họ mới thực hiện và chỉ riêng điều này thôi thì họ cũng không xứng đáng đứng tiếp trong hàng ngũ Hội nhà văn bởi liệu một tâm thế như thế thì họ sẽ đóng góp được bao nhiêu cho hội. Chỉ riêng điều này thôi thì càng củng cố thêm lí do để cho thấy, việc họ xin rút tên hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến Hội Nhà văn, thậm chí nó càng là tiền đề để Hội này phát triển trong thời gian tới! 
Phương Nam OP

20 nhận xét:

  1. theo mình nghĩ, cái gì cũng có lí do của nó. và để hiểu được những lí do đó, ta phải tìm hiểu kĩ càng, chứ không phải chỉ đứng bên ngoài nhìn vào mà pahsn xét một cách vô căn cứ và thiếu suy nghĩ!

    Trả lờiXóa
  2. Việc mà sức ép hay không trong việc rút khỏi hội văn học Việt Nam thì tôi nghĩ không quan trọng, nếu mình tốt đẹp thì sợ gì cơ chứ, lãnh đạo hôi văn học người ta cũng phải làm để bảo vệ hội chứ, không thể để những con người sai lệch tư tưởng trong hội được

    Trả lờiXóa
  3. Những con người đó không có đủ tư cách để nằm trong hội nữa thì phải cho ra thôi, tôi nghĩ nếu sức ép cũng đúng thôi, chẳng có gì sai cả, những người lãnh đạo hội họ phải hành động để cho hội vững mạnh trong sạch và đi đúng hướng chứ, nên không thể để những con người đấy trong hội được

    Trả lờiXóa
  4. Thử hỏi nhé, giờ không bảo những người ấy ra rồi cho chúng ở trong hội rồi chúng phá hội thì hội có phát triển đi lên được không vậy, nên tôi nghĩ sức ép cũng đúng thôi, vì những người đấy cũng có tư tưởng dùng văn học để chống phá mà

    Trả lờiXóa
  5. Ra hay vào cái này có quyền của người đứng đầu hội cơ mà, sức ép hay không cũng là bình thường thôi, những con người đấy không đủ năng lực, không còn tâm huyết với nền văn học nước nhà nữa, mà muốn chuyện sang thực hiện chính trị đen tối rồi, thì giữ làm gì

    Trả lờiXóa
  6. Hội văn học Việt Nam hoạt đồng là vì nền văn học của dân tộc, vì con đường đi lên xã hội chủ nghĩa của dân tộc ta, nên không thể tồn tại trong đó những con người có tư tưởng sai lệch được, do đó việc mà gây sức ép lên bảo ra khỏi hội tôi nghĩ là đúng

    Trả lờiXóa
  7. Những con người đó đã tham gia văn đoàn độc lập rồi, có nghĩa là tư tưởng của họ đã khác rồi, đã đi trái với hội văn học Việt Nam rồi, nên họ phải ra khỏi hội là đúng thôi, việc vận động ra khỏi hội là đúng, nếu không thì sẽ bị đuổi thôi, lúc đó nhục hơn nữa

    Trả lờiXóa
  8. Thử hỏi nhé, tham gia văn đoàn độc lập rồi, nghĩa là có tư tưởng muốn dùng văn học để hoạt động chính trị rồi, mà đây là hoạt động xấu chứ không phải là tốt, đối nghịch với chủ trương của hội văn học Việt Nam, thế thì sao có thể cho những kẻ đấy nằm trong hội được cơ chứ, như thế thì sẽ là cho hội có những con sâu, và mất uy tín của hội đi chứ

    Trả lờiXóa
  9. cũng có tư tưởng muốn ra khỏi hội rồi đấy thôi, giờ tham gia văn đoàn Việt Nam đôc lập nữa rồi, chứng đó đủ chứng tỏ những con người đó không còn tâm huyết gì với hội vă học Việt Nam nữa rồi, nên việc gây sức ép lên họ để họ tự xin ra là đúng, chứ để bị đuổi thì thôi rồi

    Trả lờiXóa
  10. Nếu như không có sức ép thì thử hỏi những con người đấy có xin ra không nhỉ? tôi nghĩ là họ sẽ không xin ra, vì họ muốn tồn tại trong đó và tiếp tục làm hại những thành viên khác của hội, làm lệch lạc tư tưởng của hội để phục vụ cho âm mưu chính trị của họ, như thế là xấu hay tốt vậy, nên cho họ ra là đúng rồi còn gì nữa

    Trả lờiXóa
  11. từ trước họ đã có tư tưởng xin ra rồi, giờ còn tham gia văn đoàn nữa đủ để chứng tỏ họ không còn đi chung đường với những người trong hội nữa rồi, nến việc họ ra là đúng thôi, còn chuyện sức ép hay không đó là vấn đề tình cảm thôi mà

    Trả lờiXóa
  12. Nhà văn Ý Nhi cũng có ý định xin ra khỏi hội rồi mà, giơ cô ta ra khỏi hội thì đó là thực hiện đúng nguyện vọng của cô ta thôi, mà tôi nghĩ không có cô ta thì tốt hơn đấy, vì cô ta đã đi lệch với phương hướng mục đích hoạt động của hội rồi, tồn tại người như thế trong hội thì nguy hiểm lắm

    Trả lờiXóa
  13. Nếu không còn phù hợp nữa thì ra thôi, còn sức ép thì người ta là lãnh đạo, phải làm để bảo vệ tổ chức của mình cơ chứ, giờ không ép các vị đấy không chịu ra, ở trong hội để làm hại hội nữa thì sao được cơ chứ, nên tôi đồng tình với sức ép ở đây

    Trả lờiXóa
  14. Có khi nào cái việc rút ra khỏi hội nhà văn đã được sắp xếp và dàn dựng từ trước, chỉ chờ tới thời điểm thích hợp là sẽ diễn mà thôi. Và thời điểm thích hợp nhất, tạo được nhiều tiếng vang nhất là trước thềm đại hội Hội nhà văn.

    Trả lờiXóa
  15. Đã tham gia Văn đoàn độc lập rồi thì rút khỏi Hội nhà văn Việt Nam là đúng rồi, không có chuyện đứng cả hai bên như thế. Hay là muốn lán lại để xem lợi ích bên nào lớn hơn thì theo bên đó. Nhà văn, nhà thơ cống hiến cho nghệ thuật là vì cái tâm, không phải sự mưu toan lợi ích, lợi dụng danh nghĩa để dẫn dắt dư luận như vậy.

    Trả lờiXóa
  16. người ta dù là ai thì làm gì cũng có mục đích và lí do của riêng họ mà thôi.
    nếu như muốn biết chính xác thì chúng ta cần tìm hiểu kĩ càng, vì một việc làm đôi khi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không phải chỉ là 1,là 2...

    Trả lờiXóa
  17. thực sự đọc bài viết mình vẫn cảm thấy hơi khó hiểu, không biết dụng ý của tác giả bài viết muốn nói là gì
    nhưng, xét trên nhiều góc độ, thì mình nghĩ việc tham gia nhóm nào, hội nào là quyền tự do của mỗi người, và ta nên tôn trọng họ!

    Trả lờiXóa
  18. Những người đã tham gia Văn đoàn độc lập dĩ nhiên là không thể tham gia Đại hội Hội nhà văn với danh nghĩa là thành viên của Hội nhà văn VIệt Nam. rút tên họ ra khỏi danh sách ứng cử viên tham gia đại hội lần này là đúng rồi. Còn chuyện họ muốn ra khỏi Hội nhà văn VN thì cũng không ai muốn giữ.

    Trả lờiXóa
  19. Một tổ chức luôn có quy chế hoạt động riêng, và người đứng đầu là người lái con tau làm sao đi đúng hướng. Nếu có một số cá thể không còn chung mục đích, chí hướn thì nên ra khỏi hổi là điều dễ hiểu. Còn sức ép từ đâu thì chính bản thân những người trong cuộc biết rõ nhất.

    Trả lờiXóa
  20. Khi con thuyền không chung chí hướng thì họ ra khỏi hội là điều dề hiều và nên làm. Ở môi trường mới họ mới phát huy được khả năng thiên bẩm của mình thì chúng ta nên mừng cho họ.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.