THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

05 tháng 5 2015

TRẦN THU NAM: Ở ĐỜI PHẢI BIẾT MÌNH LÀ AI?

by An Chiến  |  at  5.5.15

Một trong những nguyên nhân khiến giới quan sát và phê bình cho rằng, nền luật học tại Việt Nam vẫn còn quá nhiều chuyện để bàn, từ chuyện xây dựng luật đến việc thực hành. Trong Entry này, tôi xin được mạnh dạn nói về một nguyên nhân mà tôi nghĩ rằng, nếu chúng ta mạnh dạn nhìn nhận và dám nhìn nhận thì tôi tin chắc nền luật học tại Việt Nam sẽ cơ may phát triển, và thậm chí sẽ có một chỗ đứng trong một xã hội "đụng đến đâu cũng cần luật như hiện nay". Đó là tình trạng giới luật sư thích bày tỏ chính kiến cá nhân hơn là chuyện đi vào thực hành luật

Có thể khi nói ra điều này nhiều người sẽ cho rằng, người viết đang đi sai hướng và sẽ không chấp nhận những điều sắp sửa được nói ra đây nhưng mong rằng, những ai quan tâm hãy đọc đến cùng bài viết. 



Ở Việt Nam, chúng ta dễ nhận ra một thực tế là giới luật sư có tay nghề không đồng đều, có một bộ phận có tay nghề vững vượt bậc nhưng cũng có một bộ phận mang cái mác luật sư nhưng kỳ thực họ không biết hoặc ít tham gia luật. Ở nhóm tay nghề vững thì phải kể đến các Luật sư như Phạm Hồng Hải, Trần Đình Triển, Nguyễn Đăng Trừng....Tuy nhiên, nếu ai đó nhìn vào thế hệ kế cận - những luật sư có tuổi đời trẻ thì có vẻ như đang cần báo động về chất lượng, trình độ cũng như thái độ phục vụ của số này. Xin được nói về Luật sư Trần Thu Nam (FB Tran Thu Nam) như một cách minh họa cho chính kiến của bản thân. 

Quả thực, là một trong những luật sư còn trẻ nhưng Trần Thu Nam đã bước đầu có một số "tiếng tăm" nhất định. Và đúng như luật sư này từng tâm sự "Có lẽ tôi là một trong vài luật sư tham gia bào chữa các vụ án liên quan đến an ninh, chính trị nhiều nhất VN". Đây cũng được cho là nguyên nhân khiến Trần Thu Nam đến gần hơn với sự "nổi tiếng" trong nháy nháy. Vậy nhưng, có một điều chắc chắn là cái "nhiều nhất Việt Nam" như cách nói của Luật sư Nam không đồng nghĩa với tất thảy các vụ án mà ông tham gia bào chữa hoặc trợ giúp về mặt pháp lý đều có thành quả. Và thật đáng buồn là tìm qua, tìm lại, cố gắng tìm lấy một vụ án điểm, một điểm sáng nào đó trong cái gọi là năng khiếu luật thì bặt vô âm tín. Dường như không có một điểm nhấn nào ngoài việc cái tên "Trần Thu Nam" được xướng lên trong các buổi tranh tụng tại Tòa. Và người viết đã hơi băn khoăn về một lời giải về sự "nổi tiếng" của vị luật sư này! 


Và khi dạo qua mấy lượt trên FB Tran Thu Nam thì mới biết, nó được xây dựng bằng một sự khoe mẽ hết sức tầm thường. Xin được trích ra để những ai quan tâm cùng theo dõi. 

Viết trên FB cá nhân ngày 26/4/2015, Trần Thu Nam cho hay: "Chiều nay, bố cuả Nguyễn Viết Dũng chính thức đến VPLS ký giấy mời để luật sư bào chữa cho Dũng. Sau khi ký hợp đồng, đến phần thanh toán chi phí, tất cả số tiền ở các túi được triệu tập lên bàn để thanh toán chi phí đi lại cho LS, tổng động viên toàn túi được hai triệu đồng. Số tiền còn lại phải đợi sự ủng hộ của bạn bè, người thân của Dũng, nếu không thì cũng chưa có cách nào kiếm được và LS chắc cũng đành ngậm ngùi chứ đâu dám đòi một người cha nghèo đi tìm công lý cho con trai".

Hay như viết trên FB cá nhân ngày 27/4/2015, sau khi chia sẻ về việc báo đài quốc tế thường xuyên tiếp cận, phỏng vấn xung quanh câu chuyện về các vụ án mà luật sư này gọi là "vụ án nhân quyền" với điểm nhấn là từ chối phỏng vấn: "Trong thời gian tham gia bào các vụ án nhân quyền, tôi được nhiều đài báo nước ngoài thường xuyên liên lạc để phỏng vấn như Đài BBC, RFI của Pháp, RFA, Đài Á Châu tự do, Hãng tin AP và một số đài của người việt ở Hải Ngoại. Tôi đã trả lời một số lần nhưng cũng từ chối nhiều lần. Nhân đây, trước tiên cảm ơn các Phóng viên các đài đã liên lạc, phỏng vấn, tiếp đến tôi cũng gởi lời xin lỗi đến những phóng viên tôi đã từ chối", Luật sư Trần Thu Nam đã đưa ra một mớ lí do mà dưới góc nhìn của ông này thì đó là hành động "tự bào chữa: 

"Thứ nhất, tôi không muốn nói sai sự thật, không muốn trả lời vòng vo. Chính vì nghĩ và làm thế nào tôi nói như vậy, nên tôi đã gặp không ít những khó khăn trong công việc cũng như cuộc sống;

Thứ hai, nhiều khi không thể biết những người liên lạc có phải phóng viên hay không (xin lỗi vì bệnh nghề nghiệp hay nghi ngờ), biết đâu lại là người của tổ chức nào đấy. Thậm chí tôi nhận được email nói người của Lãnh sự quán Mỹ hỏi về một số vấn đề pháp luật nhưng tôi đều từ chối trả lời vì không chắc có đúng như vậy không. Một điều lo ngại nữa là trả lời của tôi có bị cắt xén, biến tấu không đúng sự thật hay không nên rất "tâm tư";

Thứ nữa, một số đài báo đưa tin về khó khăn cá nhân của tôi tại VN nên đã có những vận động tài chánh tại Mỹ nhằm mục đích giúp đỡ tôi. Tuy nhiên, đây không phải là điều tôi mong muốn. Tôi không muốn vì điều này mà nhiều người suy diễn tôi làm luật sư nhân quyền là vì trục lợi hoặc dùng từ mạnh hơn đại loại như "con đĩ chính trị", nếu như vậy thật sự là một điểu sỉ nhục cho nhân cách. Đúng là không thể làm miễn phí mãi được, VPLS phải có chi phí mới hoạt động được. Vì vậy, tuỳ từng vụ án tôi sẽ làm miễn phí hoặc thu tiền. Đến khi nào không cố được nữa thì sẽ tạm dừng

Tôi thường nghĩ gì nói vậy, đã nói thì cố gắng thực hiện. Những bài viết của tôi trên FB thể hiện đúng suy nghĩ, tâm tư nghề nghiệp và cuộc sống, và cũng để nói cho các bạn công an biết luôn về con người của tôi"

Có lẽ sẽ có rất nhiều người đồng quan điểm với tôi rằng, vị luật sư "nhân quyền" này đang khoe mẽ hơn là thanh minh về một điều những tưởng mình bị hiểu lầm! Trần Thu Nam không hiểu rằng, sự nổi tiếng của mình dù có nhiều, dù có đông đảo đi chăng nữa thì nó vẫn có một giới hạn nhất định, nó không quá đông, quá nhiều như ông vẫn tưởng. Cho nên, ngay từ đầu đi thanh minh, tự nâng mình lên trở thành một điểm thu hút ánh nhìn từ dư luận vốn dĩ đã quá kệch cỡm thì việc đưa ra một mớ lí do mang tính "tuyên ngôn cá nhân", "quan điểm cá nhân" càng cho thấy vị luật sư này đang có một sự hoang tưởng không nhẹ! 

Cũng xin thưa rằng, đây không chỉ là vấn nạn trong giới luật sư mà chỉ mỗi Trần Thu Nam mắc phải. Đó là tình trạng chung. Giới luật sư (nhất là giới luật sư trẻ) đang có một quan niệm về nghề nghiệp hết sức sai lầm! Người ta sẵn sàng, thường xuyên khoe mẽ chuyện nghề nghiệp lên các trang cá nhân mà không biết rằng, điều đó không những ảnh hưởng đến chủ thể cần sự trợ giúp pháp lý mà đôi khi hình ảnh của giới luật sư sẽ bị tổn hại. Và ai có thể tin tưởng giao phó sự nghiệp, thậm chí là sinh mệnh chính trị của mình cho một kẻ chỉ giỏi khoe mẽ hơn là chuyên tâm hành nghề. 
Phương Nam OP

12 nhận xét:

  1. Tôi thấy một sự khoe mẽ, khoa trương và có phần kiêu ngạo của vị luật sư tre tuổi này, chưa biết anh ta đã làm nên trò trống gì, hay giúp ích gì cho xã hội chưa, nhưng mà đã tỏ ra mình là người quan trọng, người nổi tiếng như thế là không được, tự cao tự đại quá rồi thì cũng sẽ bị chính cái đó của mình hại mình.

    Trả lờiXóa
  2. Có một sự ảo tưởng sức mạnh không hề nhẹ. Không biết thực hư thế nào nhưng nếu thực sự là một luật sư có tâm, có tài thì sẽ không có những phát biểu mang tính đánh bóng tên tuổi mình như thế.

    Trả lờiXóa
  3. Tên luật sư này ảo tưởng quá, còn sử dụng fb để đánh bóng tên tuổi, mà chỉ thấy làm mất đi hình ảnh của một người luật sư mà thôi

    Trả lờiXóa
  4. Ở Việt Nam có một chuyện mà tôi nghĩ là cần bàn đó là có nhiều luật sư nghĩ mình biết luật. học luật, nghiên cứu luật để chống đối, để dùng sự hiểu biết của mình làm trái với pháp luật rồi dựa vào sự sở hở để hòng trốn tội. Có điều như vậy.

    Trả lờiXóa
  5. nói gì thì nói chứ làm việc gì cũng nên có sự tâm huyết của nghề chứ không thể thích làm thế nào cũng được, cái gì cũng nên có hành động cho thực tế. con người nói chung ai cũng có cái giới hạn của mình chứ không thể cái gì cũng có thể làm được cả đâu cho nên cũng đừng có quá tham lam làm mọi thứ và nghề làm báo cũng nên có cái tâm của mình.

    Trả lờiXóa
  6. làm cái nghề gì cũng thế, cũng nên có cái nhìn nhận cho đúng chứ không thể đê cho bất cứ ai có thể lợi dụng được và hành động có cái gì cũng nên vì người khác chứ không thể khư khư chỉ vì mình mà thôi. như thế là chủ nghĩa cá nhân chứ chẳng có cái gì tốt đẹp cả đâu.

    Trả lờiXóa
  7. đúng như vậy, mỗi người có một vị trí và công việc của mình, không phải ai muốn làm cái gì là có thể làm được cả đâu mà nên có cái giới hạn của mình. Mấy cái nghề như làm báo, luật sư thì cũng nên có lương tâm của mình chứ không phải thích làm cái gì cũng được đâu nhé.

    Trả lờiXóa
  8. con người thì có làm cái gì cũng nên có cái giới hạn chứ đừng có làm thái quá cho nên cũng mât đi cơ hội thưc hiện tốt các công việc khác đó . Đó cũng là quy luật chứ chẳng có cái gì là sai cả đâu và cũng không có giới hạn nào cho những con người vì cá nhân đâu.

    Trả lờiXóa
  9. những con người này suy cho cùng họ làm cũng vì mục đích cá nhân chứ chẳng có cái gì hơn đâu mà cho nên có thực hiện cái gì thì cũng nên có cái giới hạn của mình chứ không thể thích làm cái gì cũng được đâu nhé. việc làm của họ có thể nói cần có cái tâm chứ không thể thích làm gì cũng được cả.

    Trả lờiXóa
  10. những con người làm trong cái nghề luật sư hay làm báo thì cũng cần có cái lương tâm của mình chứ không thể thích làm cái gì cũng được cả đâu. Những tiếng nói của họ có tính chất quan trọng chứ không thể nói nhăng nói cuôi chằng có cái lý gì cả thì làm sao có thể chấp nhận cho được.

    Trả lờiXóa
  11. Đúng ở đời phải biết mình là ai và đang đứng ở đâu, riêng vấn đề này Trần Thu Nam cần biết hơn ai hết. Họ chưa là gì, và cũng chưa làm được gì đề xã hội biết đề sự tài giỏi của mình qua công việc của họ, cái mà người ta biết đến Trần Thu Nam là sự khoe mẽ một cách không đáng có. Chính việc làm của chị như con sâu bỏ giàu nồi canh mà nồi canh ấy là cả giới Luật sư trong cả nước.

    Trả lờiXóa
  12. Trần Thu Nam đang tỏ ra hiểu biết về nghề và đang thế hiện cái tâm nghề nghiệp của mình cho mọi người biết. Bình thường người ta chưa biết ả là ai nhưng qua báo giới và những lời phát biếu gần đây người ta mới hiểu TTN là ai và đứng ở vị trí nào trong xã hội và trong hội Luật sư VN.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.