Tham gia buổi tọa đàm có tên '“Bang giao Việt Mỹ và chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Trọng” do 'BBC Việt Nam đứng ra tổ chức. Đến thời điểm hiện tại theo thông tin từ Blog Hiệu Minh thì đã có 03 ý kiến của 03 học giả, nhà nghiên cứu (01 trong nước, 02 ở bên ngoài) xung quanh chủ đề này gồm: Tiến sỹ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Học viện Quan hệ Quốc tế; Tiến sỹ Jonathan London, đang giảng dạy ở Khoa Nghiên cứu châu Á và Quốc tế, Đại học Thành thị Hong Kong và Giáo sư Ngô Vĩnh Long, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Maine, Hoa Kỳ. (Xem thêm: Tại đây).
Không có tham vọng được tham gia và sánh cùng với 03 vị học giả, nhà nghiên cứu được nói ở trên, người viết chỉ xin được bàn luận bên lề để nhận diện và xác đoán tính hợp lý của từng bài phát biểu. Và xin được bắt đầu với bài phát biểu của Tiến sỹ Jonathan London, đang giảng dạy ở Khoa Nghiên cứu châu Á và Quốc tế, Đại học Thành thị Hong Kong, một người từng tự nhận mình là một nhà 'Việt Nam học", một người hiểu Việt Nam hơn chính mình mặc dù ông không sống và làm việc ở Việt Nam, chỉ biết về Việt Nam qua các kênh thông tin riêng có.
Những ai muốn biết thêm về nhân vật sắp bàn tới, xin được xem thêm:
Cũng xin nói thêm rằng, với những gì được biết đến vị Tiến sỹ Jonathan London thì tôi cũng không hi vọng sẽ có thêm những điều mới mẻ về chuyến thăm sắp tới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua con mắt của một nhà phân tích nhưng có lẽ những học giả, "nhà phân tích" chính trị trong nước đã khiến tôi thất vọng.
Thật không thể tưởng tượng một "Phạm Chí Dũng" nói đi nói lại cũng chỉ là mấy cái ý tứ nhạt toẹt và thiếu sức sống ngày nào. Tôi có cảm giác Phạm Chí Dũng đang vấp phải một cố tật của một lớp người "học đòi phân tích chính trị'; nghĩa là người ta không thể thoát khỏi những chính kiến được xác lập trước đó, họ chỉ quẩn quanh những điều đã nói dù cho thời cuộc luôn biến chuyển, luôn xuất hiện những điều mới mẻ.... Nghe một học giả ngoại quốc nói, bình luận cũng chính là cách người viết giải tỏa những bức xúc khi nghe đám Phạm Chí Dũng nói tầm bậy.
Thật không thể tưởng tượng một "Phạm Chí Dũng" nói đi nói lại cũng chỉ là mấy cái ý tứ nhạt toẹt và thiếu sức sống ngày nào. Tôi có cảm giác Phạm Chí Dũng đang vấp phải một cố tật của một lớp người "học đòi phân tích chính trị'; nghĩa là người ta không thể thoát khỏi những chính kiến được xác lập trước đó, họ chỉ quẩn quanh những điều đã nói dù cho thời cuộc luôn biến chuyển, luôn xuất hiện những điều mới mẻ.... Nghe một học giả ngoại quốc nói, bình luận cũng chính là cách người viết giải tỏa những bức xúc khi nghe đám Phạm Chí Dũng nói tầm bậy.
Ấy vậy nhưng, xem ra một học giả nước ngoài như ông Tiến sỹ Jonathan London kia vẫn không khá hơn là mấy!
Bắt đầu câu chuyện bằng một sự hối tiếc hết sức tối nghĩa "Cũng thấy hối tiếc, dù mừng Tổng Bí thư đang (chuẩn bị) sang Mỹ, nhưng không biết hiệu quả đến mức độ nào. Và điều đó tôi nghĩ cũng không giải quyết được", rồi "sự hi vọng" được nói đến sau đó cũng không sáng sủa hơn là mấy: "Nhưng hy vọng là việc này sẽ được nhớ về một thời điểm mà quan hệ song phương giữa hai nước đã thay đổi"? Là cái cách vị Tiến sỹ đang giảng dạy ở Khoa Nghiên cứu châu Á và Quốc tế, Đại học Thành thị Hong Kong cảm nhận về chuyến thăm sắp tới của Tống bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ.
Quan hệ song phương Việt - Mỹ liên tục có các biến chuyển theo hướng tích cực, đó là điều mà bất cứ dù bạn là người Việt hay người Mỹ đều có thể nhận ra từ sau sự kiện hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1995. Và trong quá khứ đây không phải là lần đầu tiên một vị lãnh đạo Việt Nam tới thăm Mỹ; trước đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và Bộ trưởng Bộ Công an cũng đã thực hiện các hoạt động viếng thăm theo lời mời từ phía Mỹ...
Cho nên, nên hiểu rõ ràng rằng, nếu có một sự biến chuyển nào đó như lời Tiến sỹ thì nên chăng nó đã xảy ra từ lâu chứ không đợi đến bây giờ mới có động thái chính thức? Điều này cho thấy, ngay từ đầu trong nhận thức luận và nhìn nhận vấn đề Tiến sỹ Jonathan London đã gặp phải những lỗi sai cơ bản? Và nên chăng, chúng ta phải xem lại những lời quảng cáo trước đó của ông này khi khoe mẽ về sự hiểu biết về Việt Nam trong một cuộc hội thảo mà ông được mời?
Cho nên, nên hiểu rõ ràng rằng, nếu có một sự biến chuyển nào đó như lời Tiến sỹ thì nên chăng nó đã xảy ra từ lâu chứ không đợi đến bây giờ mới có động thái chính thức? Điều này cho thấy, ngay từ đầu trong nhận thức luận và nhìn nhận vấn đề Tiến sỹ Jonathan London đã gặp phải những lỗi sai cơ bản? Và nên chăng, chúng ta phải xem lại những lời quảng cáo trước đó của ông này khi khoe mẽ về sự hiểu biết về Việt Nam trong một cuộc hội thảo mà ông được mời?
Vẫn nói trong sự tiếc nuối, trong đoạn phát biểu tiếp đó, tiến sỹ Jonathan London nói: "Hơi tiếc một chút, bởi vì sắp tới Việt Nam sẽ có những lãnh đạo mới sẽ lên cầm quyền". Tôi hiểu, Tiến sỹ Jonathan London đang tiếc nuối bởi lí do nếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đạt được những thỏa thuận hay thống nhất một số nội dung với các nhà lãnh đạo Mỹ thì liệu rằng, người kế nhiệm ông Trọng sau Đại hội tiếp theo có thực thi hay tôn trọng những điều đã đạt được? Hay đó cũng là cái sản phẩm của một vị lãnh đạo sắp về hưu muốn tạo dấu ấn?
Sẽ là đáng khen cho Jonathan London bởi ông đã nhìn thấy một phần câu chuyện chính trị tại Việt Nam có thể diễn ra vào thời gian tới. Theo đó, với những lí do về mặt tuổi tác thì chuyện ông Trọng sẽ về hưu và nhường lại chức vụ Tổng Bí thư Đảng CS cho người kế vị xứng đáng là chuyện của thời gian. Tuy nhiên, có phải về hưu là hết, về hưu là mọi thứ sẽ thuộc về tầm tay của người tiếp theo? Xin thưa rằng, nhận thức như thế là sai, là không hiểu đúng bản chất hoạt động ngoại giao? Chúng ta vẫn thường nhắc đến các bản ghi nhớ, những thông cáo ngoại giao sau các chuyến viếng thăm và chúng ta cũng thừa hiểu nó sẽ là một thứ cam kết cho dù ở đối tác đó việc chuyển giao quyền lực sẽ diễn ra.
Cái đáng nói ở đây là Tiến sỹ Jonathan London đang nhận thức tầm quan trọng về mặt ngoại giao của một quốc gia dưới con mắt của một đứa trẻ con; nghĩa là nó có thể bị thay đổi theo ý thức chủ quan của vị lãnh đạo kế tiếp? Và thử hỏi rằng, nếu điều đó diễn ra thì tại sao người Mỹ vẫn đồng ý chơi với Việt Nam? Việt Nam liệu có đủ uy tín để chơi với thế giới toàn cầu? Chữ tín đối với một cá nhân nó là chuyện của hai con người nhưng với một quốc gia với một quốc gia thì đó hoàn toàn là chuyện khác?
Không ai dám dẫm đạp lên những thỏa ước đã được ký kết và đó cũng là lí do lí giải tại sao dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng những văn bản được ký kết thưở lập nước đến hôm nay thế hệ lãnh đạo đương nhiệm VN vẫn phải thực hiện. Cho nên, sẽ hoàn toàn biết ơn nếu Tiến sỹ Jonathan London biết lo lắng cho Việt Nam nhưng nó càng cho thấy ông không hiểu gì chính trị, về mối quan hệ song phương của từng nước. Và về điểm này thì ông cũng khác là mấy so với Phạm Chí Dũng....
Không ai dám dẫm đạp lên những thỏa ước đã được ký kết và đó cũng là lí do lí giải tại sao dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng những văn bản được ký kết thưở lập nước đến hôm nay thế hệ lãnh đạo đương nhiệm VN vẫn phải thực hiện. Cho nên, sẽ hoàn toàn biết ơn nếu Tiến sỹ Jonathan London biết lo lắng cho Việt Nam nhưng nó càng cho thấy ông không hiểu gì chính trị, về mối quan hệ song phương của từng nước. Và về điểm này thì ông cũng khác là mấy so với Phạm Chí Dũng....
Thế mới biết, trên đời tìm được người hiểu chuyện, biết chuyện không phải là dễ. Vậy nên, nghe chuyện là cần thiết nhưng biết xét đoán mới là quan trọng trong hành trình nhận thức thế giới.
An Chiến
Có lẽ là chuyện mối quan hệ Viêt. Mỹ mà có được cải thiện không phải là chuyện tốt đẹp của nhiều người. Có người tỏ vẻ không vui cho lắm thì phải. Đúng là không có trí tiến bộ mà
Trả lờiXóa