Đối với người Mỹ mà nói thì sự có mặt của họ bất cứ ở đâu dù là với mục đích này hay mục đích khác đều ít nhiều gây sự quan ngại mà chính xác hơn là sự lo sợ, cảnh giác. Điều đó đã được chứng minh qua những cuộc đổ quân xuống Afghanistan, Iraq, Libya trong quá khứ và gần đây nhất việc tham gia vào cuộc chiến tại Ukraine dù họ đã biết rút kinh nghiệm, thay vì đưa quân đội trực tiếp tham chiến thì họ lại sử dụng đội ngũ cố vấn cùng sức mạnh của đồng USD.
Với Việt Nam thì đã quá hiểu tại sao người ta không thích hoặc không mấy thiện cảm với người Mỹ từ cuộc chiến tranh kéo dài đến 21 năm trong quá khứ. Và theo đó, quá khứ đã dạy cho thế hệ hôm nay biết giữ một thái độ cảnh giác với người Mỹ bởi những viên đạn bọc đường luôn gây ra những sự tổn thương lớn lao và thậm chí sẽ còn phải trả giá đắt. Đó cũng là lí do tại sao không chỉ riêng với người Mỹ, với Việt Nam khái niệm đối tác luôn đi liền với khái niệm đối tượng? Xu thế đối ngoại độc lập, tự chủ cũng là một nguyên tắc có tính cốt lõi mà nếu không giữ được đồng nghĩa chúng ta đang bán đứng quá khứ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại thì xem chừng Việt Nam phải giải quyết một bài toán mà xem ra nếu dung hòa được thì điều đó có lợi cho chúng ta trong mọi mối quan hệ: Vừa cảnh giác nhưng không quên tranh thủ sức mạnh Mỹ.
Và có vẻ như chúng ta đang làm đúng!
Kể từ sau bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ năm 1995, nhiều học giả quốc tế đã nghĩ rằng, chuyện VN bị xoáy vào cái quỹ đạo do người Mỹ thiết lập chỉ là câu chuyện của thời gian; các cỗ máy "tâm lý chiến", "bạo loạn lật đổ" từng thành công tại nhiều quốc gia, trong đó có Đông Âu và Liên Xô đủ sức hiện thực điều đó tại Việt Nam. Và trên thực tế đó là điều mà các vị học giả này nhận định đúng về mục tiêu mà người Mỹ ra sức thực hiện và thực tế là người Mỹ đã liên tục ve vãn bằng những miếng mồi ngon về kinh tế, một điều xem ra rất ít nước có thể cưỡng lại nổi. Họ cũng đã khéo léo lồng ghép vào đó những sự mặc cả mà nếu không tinh ý và cẩn trọng thì việc sập bẫy đã diễn ra chỉ vài năm sau khi bình thường hóa quan hệ. Vậy nhưng, đến thời điểm hiện tại điều đó vẫn chưa thể diễn ra mặc dù mục tiêu người Mỹ hướng đến vẫn vẹn nguyên?
Một biểu hiện sinh động cho sự kiên định trong mục tiêu của người Mỹ tại VN là vấn đề chủ quyền trên Biển Đông. Sự leo thang của TQ trên biển Đông đang khiến VN đứng bên những bờ vực của sự thua thiệt khi đối phương đang có thái độ bất chấp pháp luật và sử dụng sức mạnh vào tranh chấp. Và người Mỹ đã đến vào đúng cái thời khắc tưởng chừng như căng thẳng trên Biển Đông đạt đến đỉnh. Họ cũng đã hứa hẹn với VN những khoản viện trợ về cả tài chính, vũ khí để đủ sức phòng thủ trên Biển Đông, họ cũng kêu gọi VN gia nhập một liên minh tại Biển Đông do người Mỹ đứng đầu? Các Nghị sỹ có tiếng như John McCain, tân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ cũng có mặt tại VN sau khi nhậm chức nhưng tất cả vẫn không có thêm bất cứ thay đổi. Những cái đầu lạnh, tỉnh táo dường như vẫn chưa thể nào bị đổ gãy cho dù miềng mồi đưa ra không thiếu sự hấp dẫn.
Câu hỏi được đặt ra là phải chăng VN đang hờ hững với người Mỹ một cách lãng phí. Người Mỹ đang tỏ thiện chí nhưng ngoài sự khước từ chúng ta không làm gì chăng?
Câu trả lời là không? và minh chứng điển hình nhất cho điều này chính là việc VN đang cho người Mỹ tham gia sâu hơn vào giải quyết tranh chấp trên Biển Đông nhưng vẫn không có thêm một điều khoản, hứa hẹn nào từ phía VN: "Mỹ thách Trung Quốc chứng minh chủ quyền ở Biển Đông". Và theo phản ánh từ Vnexpress thì động thái này diễn ra sau khi "Mỹ nói Trung Quốc đe dọa hòa bình ở Biển Đông" và trong động thái mới nhất Mỹ đã cảnh báo "Mỹ: Trung Quốc không thay đổi được chủ quyền ở Biển Đông bằng cát".
Nói về điều này, Vnexpress cho hay thêm: "Thứ trưởng ngoại giao Mỹ tuyên bố nếu Trung Quốc có thể chứng minh chủ quyền với các đảo, bãi cạn và bãi đá ngầm đang trong tâm điểm tranh chấp ở Biển Đông thì Washington sẽ hoàn toàn ủng hộ Bắc Kinh.
Một biểu hiện sinh động cho sự kiên định trong mục tiêu của người Mỹ tại VN là vấn đề chủ quyền trên Biển Đông. Sự leo thang của TQ trên biển Đông đang khiến VN đứng bên những bờ vực của sự thua thiệt khi đối phương đang có thái độ bất chấp pháp luật và sử dụng sức mạnh vào tranh chấp. Và người Mỹ đã đến vào đúng cái thời khắc tưởng chừng như căng thẳng trên Biển Đông đạt đến đỉnh. Họ cũng đã hứa hẹn với VN những khoản viện trợ về cả tài chính, vũ khí để đủ sức phòng thủ trên Biển Đông, họ cũng kêu gọi VN gia nhập một liên minh tại Biển Đông do người Mỹ đứng đầu? Các Nghị sỹ có tiếng như John McCain, tân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ cũng có mặt tại VN sau khi nhậm chức nhưng tất cả vẫn không có thêm bất cứ thay đổi. Những cái đầu lạnh, tỉnh táo dường như vẫn chưa thể nào bị đổ gãy cho dù miềng mồi đưa ra không thiếu sự hấp dẫn.
Câu hỏi được đặt ra là phải chăng VN đang hờ hững với người Mỹ một cách lãng phí. Người Mỹ đang tỏ thiện chí nhưng ngoài sự khước từ chúng ta không làm gì chăng?
Câu trả lời là không? và minh chứng điển hình nhất cho điều này chính là việc VN đang cho người Mỹ tham gia sâu hơn vào giải quyết tranh chấp trên Biển Đông nhưng vẫn không có thêm một điều khoản, hứa hẹn nào từ phía VN: "Mỹ thách Trung Quốc chứng minh chủ quyền ở Biển Đông". Và theo phản ánh từ Vnexpress thì động thái này diễn ra sau khi "Mỹ nói Trung Quốc đe dọa hòa bình ở Biển Đông" và trong động thái mới nhất Mỹ đã cảnh báo "Mỹ: Trung Quốc không thay đổi được chủ quyền ở Biển Đông bằng cát".
Nói về điều này, Vnexpress cho hay thêm: "Thứ trưởng ngoại giao Mỹ tuyên bố nếu Trung Quốc có thể chứng minh chủ quyền với các đảo, bãi cạn và bãi đá ngầm đang trong tâm điểm tranh chấp ở Biển Đông thì Washington sẽ hoàn toàn ủng hộ Bắc Kinh.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AP
"Trung Quốc luôn nói rằng tuyên bố chủ quyền của họ rõ ràng và không thể tranh cãi. Và chúng tôi nói: 'thật tuyệt, nếu chứng minh được điều đó thì chúng tôi sẽ ủng hộ Trung Quốc 100%'", Philippines Star dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Antony Blinken nói trong bài phát biểu tại Trung tâm an ninh Mỹ mới, có trụ sở tại Washington hôm 26/6".
Tôi có cảm giác là sau các chiêu trò ve vãn nhân sự kiện Biển Đông thất bại, người Mỹ đang hành động có tính đơn phương hơn; nghĩa là họ cứ hành động bất chấp phía VN vẫn nói không với các đề nghị liên minh từ Mỹ. Đó là một thành công mà không phải ai cũng làm được. Chống lại sự bành trướng của TQ đâu nhất thiết phải xuống đường hô hào, kêu gọi mới được. Sử dụng đúng mức hiệu năng của biện pháp ngoại giao tất yếu sẽ đem lại hiệu quả đến khó tin.
Tôi có cảm giác là sau các chiêu trò ve vãn nhân sự kiện Biển Đông thất bại, người Mỹ đang hành động có tính đơn phương hơn; nghĩa là họ cứ hành động bất chấp phía VN vẫn nói không với các đề nghị liên minh từ Mỹ. Đó là một thành công mà không phải ai cũng làm được. Chống lại sự bành trướng của TQ đâu nhất thiết phải xuống đường hô hào, kêu gọi mới được. Sử dụng đúng mức hiệu năng của biện pháp ngoại giao tất yếu sẽ đem lại hiệu quả đến khó tin.
An Chiến
trung quốc sẽ không dám nhận lời thách thức này của mỹ rồi. Vì trung quốc mà chứng minh được chủ quyền của mình thì bắc kinh đã không hành động như hiện giờ
Trả lờiXóaNếu tranh thủ được sự ủng hộ của Mỹ thì tất nhiên là điều có lợi cho Việt Nam, Mỹ là một nước có ảnh hưởng rất lớn trên toàn thế giới. Tuy nhiên đây không phải là sự phụ thuộc hay là một thỏa thuận có điều kiện, chúng ta không hề có một sự nhờ vả nào, Đảng và Nhà nước ta đang chèo lái con thuyền vận mệnh Dân tộc rất đúng đắn
Trả lờiXóaVốn dĩ vấn đề chủ quyền biển đông Việt Nam cũng đã yêu cầu phía Trung Quốc đưa ra những bằng chứng chứng minh được chủ quyền biển đảo, nhưng chưa bao giờ Trung Quốc làm được điều đó, vấn đề là dù không làm được điều đó nhưng chúng vẫn ngang ngược, coi thường luật pháp quốc tế , điều cốt lõi là làm sao để chúng dừng những hành động đó lại
Trả lờiXóaSẽ chẳng có bằng chứng nào có thể chứng minh chủ quyền biển Đông của Trung Quốc, bởi sự thật nó hoàn toàn không thuộc chủ quyền của Trung Quốc, có nói thế nào thì cũng chỉ là bịa đặt nhằm chiếm đoạt mà thôi. Dù sao đi nữa thì Trung Quốc cũng không thể thắng nổi luật pháp quốc tế cũng như sự thật.
XóaVới sự thách thức của Mỹ có lẽ Trung Quốc cũng phần nào phải e dè, tuy nhiên với hy vọng chúng dừng hẳn các hoạt động vi phạm chủ quyền và luật pháp quốc tế thì có lẽ đó là điều xa xôi, bọn Trung Quốc đúng là bọn thâm nho nhọ đít, bành trướng lãnh thổ một cách vô lý, sau Việt Nam liệu đến quốc gia nào khác?
Trả lờiXóaTừ bao năm nay những bằng chứng Trung Quốc đưa ra cũng chỉ là để có mà thôi, không có bằng chứng nào chứng tỏ được chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo, Hoàng Sa và Trường Sa, tuy nhiên sự hống hách của chúng vẫn luôn tồn tại, liệu Mỹ có làm Trung Quốc phải e dè hay không?
Trả lờiXóaĐến thời điểm này Mỹ cũng ít nhiều đã có những hành động giúp đỡ chúng ta, không chỉ dừng ở những lời quan ngại mà dẫn cũng là những lời phát ngôn như : Trung Quốc không thể khẳng định chủ quyền bằng cát, hay mới đây nhất là việc thách thức Trung Quốc chứng minh được chủ quyền, liệu rằng Mỹ có giúp ta đạt được kết quả khác biệt nào không?
Trả lờiXóaVẫn còn đó những dấu ấn của Dân tộc Việt Nam về Đất nước Mỹ trong ách đô hộ nước ta, nhưng cũng không thể vì quá khứ không tốt đẹp mà ta thờ ơ với việc Mỹ có ý muốn can thiệp vào việc với Trung Quốc, nhưng Đảng ta cũng hết sức sáng suốt trong cách ngoại giao, chúng ta đang đi trên con đường đúng đắn
Trả lờiXóaĐến lúc này chưa biết được Mỹ có ý tốt hay xấu với việc giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, bên cạnh việc chúng ta dè chừng trong thái độ của Mỹ thì cũng nên tận dụng sự giúp đỡ của Mỹ trên quan điểm độc lập và không có bất cứ điều khoản gì, Trung Quốc sẽ không chứng minh được chủ quyền của mình
Trả lờiXóaCó vẻ như chúng ta đã đúng khi nói không với các đề nghị liên minh từ Mỹ, mặc dù vậy thì họ vẫn lên tiếng bảo vệ chủ quyền Việt Nam, những phát ngôn của Mỹ đương nhiên có giá trị hơn rất nhiều so với Việt Nam, mong rằng nước Mỹ sẽ tạo ra sự thay đổi
Trả lờiXóaádasdas
Trả lờiXóaThách thức hay! Trung Quốc vẫn đang hàng ngày hàng giờ tự chứng minh cái gọi là chủ quyền của mình trên biển Đông, nhưng tự chứng minh thì cũng tự nghe mà thôi vì toàn là chứng cứ tự nghĩ ra rồi "thêm mắm thêm muối" cho hấp dẫn chứ khó mà được các nước khác công nhận. Nhưng cách mà Trung Quốc đang làm hiện giờ có vẻ như họ tự (lại tự) cho rằng họ có quyền "nói cái gì là cái đó đúng" nên dù thế giới có phản đối họ vẫn coi như không.
Trả lờiXóa