Khi viết những dòng này, tôi lại nhớ đến bài viết về 13 thủ khoa thi Đường lên đỉnh Olympia mà chỉ duy nhất 1 người về nước làm việc. Sau khi nhận được học bổng toàn phần tại Úc Một thực tế cho thấy, hầu hết các thí sinh đạt giải nhất trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia sau khi du học Úc đều rất thành công và định cư tại nước ngoài. Người duy nhất trong số 13 quán quân của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia này chọn con đường quay trở về Việt Nam làm việc và sinh sống. Người đó chính là cô gái Lương Phương Thảo, người đoạt giải Nhất cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm 2002.
Trước đây, tôi cũng như bao người khác cũng tự bao biện cho mình rằng, việc các quán quân không về nước làm việc và sinh sống đấy cũng là do điều kiện về vật chất ở nước ngoài tốt hơn tại Việt Nam. Tại vì Việt Nam chưa phát triển như các nước phát triển khác… Rất rất nhiều lý do tôi cũng như bao người khác luôn “định sẵn” trong đầu mình, nếu có sự kiện gì xảy ra tương tự như vậy.

Nhưng càng ngày, qua nhiều câu chuyện, sự kiện xảy ra tại Việt Nam thì tôi cũng như bao người khác những lý do “định sẵn” trong đầu đang dần bị cho block một cách không lưu luyến. Tại vì, tư duy của người Việt, phong cách sống của người Việt đang bị chính người Việt tự đè nặng lên đôi vai mình bằng thứ suy nghĩ, một lối sống thực dụng và “tâm lý đám đông”. Tôi gọi những người này là “phần tử”.
Khi anh A qua bao ngày đêm, năm tháng để “vắt óc” suy nghĩ, tìm tòi ra một điều gì mới mẻ và công bố chúng. Và ngay lập tức, “phần tử” sẽ nhảy vào gièm pha, “ném đá” bằng những comment (bình luận) chì chiết và chọc ngoáy.
Khi anh A thực hiện được hoài bão, dự định, ước mơ của mình. Và anh A coi đó như là “đứa con” tinh thần của mình, qua đó mong muốn “đứa con” của mình sẽ đóng góp, có ích cho xã hội. “Phần tử” sẽ “dìm hàng” đứa con ấy xuống một cách không thương tiếc.
Và khi xã hội bắt đầu chấp nhận “đứa con” của anh A thì “phần tử” sẽ tìm mọi cách để triệt hạ, hủy hoại danh tiếng của nó.
Khi sản phẩm ra đời đúng như anh A "tuyên bố" trước đó thì "phần tử" cho rằng là "nổ". "Vạch lá tìm sâu", "bới lông tìm vết", là những gì mà "phần tử" đã, đang và sẽ làm khi anh A có thành công nhất định.
Khi sản phẩm ra đời đúng như anh A "tuyên bố" trước đó thì "phần tử" cho rằng là "nổ". "Vạch lá tìm sâu", "bới lông tìm vết", là những gì mà "phần tử" đã, đang và sẽ làm khi anh A có thành công nhất định.
Vậy nên, khi anh A tài giỏi, anh A sẽ không ở lại Việt Nam làm việc và sinh sống. Nhưng ngay khi anh A vừa bước chân ra khỏi Việt Nam thì chính những “phần tử” đó sẽ “lên đồng tập thể” chĩa mõm nhọn của mình rằng thì là mà: anh A quay lưng lại với Tổ quốc. “Phần tử” này sẽ kêu gào, trách móc rằng mà là thì: Tại sao Nhà nước ta lại không giữ người tài, để đất nước luôn chảy máu chất xám như vậy?
Dẫu Đảng, Nhà nước ta có những chính sách ưu đãi, khuyến khích người tài, luôn có những biện pháp để ngăn ngừa “chảy máu chất xám”, trọng dụng người tài đi chăng nữa thì với “phần tử” đầy thị phi này có thể làm “chết” đi các nhân tài. Thời đại truyền thông, nên những “phần tử” này cũng có thể gây nên một “cơn bão cộng đồng mạng”, gây áp lực, ức chế từ các nhân tài và dẫn đến sự “tê liệt” từ họ.
Để không đến mức quá muộn, những “phần tử” hãy dẹp bỏ ngay và luôn lối sống, lối suy nghĩ nhỏ nhen, thực dụng, bon chen và luôn “ghen ăn tức ở”, đố kỵ, “dìm hàng” nhau này thì mới hy vọng những người tài yên tâm, một lòng phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân. Vì sự ủng hộ từ đám đông nhân dân, cũng chính là động lực cho nhân tài bước tiếp và vững vàng hơn trong mọi bước đi, sáng kiến của mình.
Phương Nam OP
Ghen tỵ, đố kị với người khác nghe thì có vẻ là không tốt nhưng cũng chưa hẳn là vậy, nếu mà người ghen tỵ, đố kị với thành công của người khác làm động lực để bản thân mình phấn đấu hơn người ta thì đó là điều rất tốt, đáng được tuyên dương. Nhưng mà lại cũng vì cái đố kị, ghen tỵ mà tìm cách phá đám, ném đá thành quả của người khác thì lại là việc làm đáng xấu hổ.
Trả lờiXóaDân ta là thế đấy các bác ak, đã nói nhiều lần rồi mà dân ta vẫn thế, vẫn cái tính ghen ghét đố kỵ nhau không muốn ai hơn mình, và tìm mọi cách để dìm người ta xuống, cho nên người tài không được trọng dụng nhiều là vì thế đấy, cũng vì cái rào cản tâm lý cả
Trả lờiXóaKhổ thế đấy các bác ak, người VIệt ta ngoài miệng thì nói khác còn trong suy nghĩ thì khác, thấy người ta làm được thì cứ nói là khen người ta hi vọng người ta làm nhiều điều tốt đẹp cho đất nước nữa nhưng thực tế thì ngấm ngầm sau lưng đi phá người ta
Trả lờiXóaQua bài biết này của tác giả, tôi lại nhớ đến câu chuyện rất nóng hiện nay đó là BPhone, đó là một sản phẩm trí tuệ của người Việt ta, và theo như nhà sản xuất bảo thì nó có thể xứng ngang tầm với những dòng sản phẩm hàng đầu của thế giới, thế mà chính người Việt ta lại dìm nó, cho nó là xấu là hư cấu này nọ
Trả lờiXóaChính cái này đang là rào cản cho sự phát triển của nước ta đây, người tài không được trọng dụng vì sao, vì họ bị ghen ghét, họ bị đố kỵ và không ai muốn cho họ lên làm cán bộ cả, nên dần dần họ chán đi thôi, nên người tài của nước ta ra nước ngoài làm việc thì cũng có khổ tâm của họ chứ
Trả lờiXóaghen ghét và đố kỵ đó là những tính rất rất xấu của người dân nước ta, không muốn người khác hơn mình mặc dù người ta có tài có năng lực thật, và từ đó tìm mọi cách chơi bẩn với người ta, và đây cũng chính là cái nôi của sự tham nhũng của tham ô đây
Trả lờiXóaNguyễn Tử Quảng mới cho ra BPhong của BKAV cái lập tức nhiều người dân trong nước tỏ thái độ ngay, khen có chê có, nhưng chê cũng không ít, mà chê vì cái gì đâu cơ chứ, cứ cho rằng anh Quảng là nổ này nọ, không chịu chấp nhận thực tế đó là sản phẩm có hàm lượng tri thức cao mà người Việt ta đã làm ra
Trả lờiXóaCái gì cũng cần có môi trường, người tài cũng thế thôi, nước ta không phải là ít người tài giỏi nhưng tại sao vẫn không đi lên được, đó chính là cái môi trường đấy, người ta có tài nhưng xung quanh họ thì toàn là những người ghen ghét đố kỵ họ và cố tình chơi xấu họ để hạ họ xuống để mình vươn lên, như thế thì ai có thể chịu được
Trả lờiXóaNói về cái này thì tôi thấy cũng có nhiều bài viết rồi và cũng nhiều người vào đây rồi cũng bảo là buồn là này nọ nhưng thử hỏi trong suy nghĩ các bạn có bỏ qua được cái đó không, hay cũng như nhau cả thôi vậy, cái này đang làm cho đất nước trì trệ đấy nhé, và các bạn trẻ hãy tìm cách để bỏ qua cái này đi
Trả lờiXóaGiờ chúng ta phải thừa nhận một thực tế đó là người tài ngoài xã hội không phải là ít, và trong chính quyền chúng ta vẫn đang còn nhiều kẻ không có đủ năng lực và yếu kém, nhưng tại sao chính sách đường lối của Đảng đã nên rõ là trọng người tài rồi mà thực tế vẫn không đổi vậy, do đó chúng ta phải xem lại cách làm đi
Trả lờiXóaNgười tài không có môi trường để phát triển, làm ra được cái gì cái là bị người khác chơi xỏ sau lưng ngay, thử hỏi như thế thì người tài họ còn có ý chí mà đi lên nữa không chứ, chưa kể ở nước ta còn có những cơ chế mà đang trở thành rào cản của sự phát triển khoa học kỹ thuật, sự sáng tạo trong nhân dân nữa
Trả lờiXóaTrong những người được gọi là "phần tử"trong bài viết của tác giả trên tất nhiên có người ghen ăn, tức ở với những người hơn mình thật, tuy nhiên tôi nghĩ phần lớn trong số đó chính là bọn rận, chúng luôn luôn dùng những giọng điệu đó để vùi dập nhân tài, chúng luôn muốn nước ta mãi không đi lên được và phải phụ thuộc vào nước ngoài, vào các tổ chức đang phục vụ lợi ích cho chúng
Trả lờiXóaKhổ thế đâu, nên vì sào mà những thằng ngu lên làm lãnh đạo mà không sao cả, cũng từ người dân ra cả thôi, người ta tài giỏi người dân không ủng hộ thì những kẻ ngu nó lên thôi, và đây cũng là vấn đề tại sao tham nhũng lãng phí trong chính quyền nhiều, và chính quyền yếu kém là do đây đây
Trả lờiXóaCăn bệnh đó giường như trở thành mãn tính đối với rất nhiều người dân Việt Nam, đó cũng là một phần lý do khiến Việt Nam vẫn chưa có nhiều nhân tài phát triển Đất nước, tâm lý mình không làm được thì không cho người khác làm hoặc không ăn được thì đạp đổ luôn luôn ăn sâu vào tâm trí bộ phận người đó, thật đáng buồn khi nước ta vẫn còn nghèo và suy nghĩ của người dân vẫn còn cổ hủ, lạc hậu
Trả lờiXóaNếu một nhà khoa học phát minh ra một công trình nào đó được ứng dụng trong thực tế thì đó là điều hiển nhiên, nhưng nếu một người nông dân phát minh ra máy móc phục vụ cho sản xuất và được ứng dụng thì đó lại là một cái tội lớn, tội là ông làm nông dân thì không được nghiên cứu, và ngay lập tức sẽ bị xỉa xói, vùi dập đến khi từ bỏ mới thôi, hazz
Trả lờiXóaCần phải nhanh và nhanh hơn nữa bắt mạch cho một căn bệnh. Công tác tuyên truyền, giáo dục phải đi trước một bước đặc biệt là việc nêu gương người tốt và lên án mạnh mẽ những người ghen ghét đố kỵ, a dua a tòng, phát ngôn thiếu trách nhiệm, tâm lý đám đông là những hành động không đẹp cần phải từng bước loại trừ trong nhân dân.
Trả lờiXóaĐây cũng là vấn đề hàng ngày mỗi chúng ta đều gặp phải, chưa nói đến những quán quân đường lên đỉnh olympia mà ngay trong môi trường làm việc hàng ngày của mỗi người đều có, những người có vị trí thấp mà làm những việc vượt trội thì ngay lập tức sẽ bị dè bửu, bị nói này nói nọ, xã hội bây giờ thật là bất công
Trả lờiXóaNgười Việt Nam yêu nước hãy thay đổi quan điểm suy nghĩ của mình trước khi có quá nhiều nhân tài rời bỏ Đất nước ta, rõ ràng một phát kiến của người bình thường không được trọng dụng tại Việt Nam nhưng khi ra nước ngoài họ lại rất được trọng dụng, điều đó cũng giải thích vì sao nhân tài lại ra nước ngoài để tìm đất cho tài năng phát triển
Trả lờiXóaĐó cũng là lý do khiến bao nhân tài trẻ có năng lực phải chạy ra nước ngoài để thỏa mãn niềm đam mê, thực hiện ước mơ của mình, bởi ngay trong chính Đất nước mình họ không được trọng dụng, những gì họ cống hiến thì lại nhận lại sự kỳ thị, sự dè bửu của dư luận
Trả lờiXóacó thể nói tác giả nói cũng không có cái gì là sai nhưng cũng nên có cái nhìn nhận cho khách quan chứ không thể theo lối suy nghĩ áp đặt cho rằng thế này thế nọ. Tôi cho rằng nên có những tranh luận qua đó mới có thể nổi lên được cái tốt và phần nào đó có thể hạn chế được những thiếu sót mà.
Trả lờiXóangười Việt vẫn cứ như thế để có thể bước tiếp trên những chặng đường tiếp theo thôi mà, chỉ có điều việc làm của họ cũng có nhiều hạn chế về cách nghĩ và làm cho nên làm cái gì cũng có cái nhìn nhận đám đông chứ không dám tự lập. Đó chính là việc cản trở bước tiến của người dân Việt Nam trên con đường phát triển đó.
Trả lờiXóaKhông còn cái gì là lạ với bản chất của người dân Việt Nam nữa đâu cho nên có nói thêm cũng chỉ là thấu chứ chẳng hiểu đâu. Người dân Việt vốn có tâm lý như thế rồi chứ làm sao có thể hơn cho được, cái gì cũng chỉ mang tính cá nhân và mong sao có thể đảm bảo cho bản thân cũng như việc có thể hơn người khác mà thôi.
Trả lờiXóathôi thì người dân Việt Nam đó mà, con người trong cái xã hội này nó thế cái gì cũng muốn tốt đẹp và nhanh chóng đạt được chứ không bao giờ chịu bỏ công sức của mình nếu không có cái gì ích đâu. Nhưng có nói thế nào cũng nên nhìn nhận cho đúng vì mỗi người có những quan điểm cũng như định hướng cho bản thân mà.
Trả lờiXóatâm lý thực dụng của người dân Việt thì không khó tránh khỏi được vì sống trong xã hội này đòi hỏi con người cũng nên có hành động cụ thể để có thể đam bảo tốt nhất cho họ mà thôi. CHỉ có điều cái giới hạn của nó thì nó quá xa, con người quá tham lam cho mình quá đi và cứ đi theo lối mòn đó thì mãi làm sao tiến bộ được.
Trả lờiXóaGiá mà cái sự ghen tị, đố kị ấy được chuyển thành tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo thì hay biết mấy. Nhất là một bộ phận thanh niên ngày nay, lười làm, lười suy nghĩ những rất chăm chỉ ném đá, chê bai người khác.
Trả lờiXóaThực ra ở đâu thì lối suy nghĩ nhỏ nhen, thực dụng, bon chen và luôn “ghen ăn tức ở”, đố kỵ đều có. Tuy nhiên, người Việt mình luôn nhìn nhận vấn đề bằng con mắt hằn học, không có tính xây dựng. Điều này khiến cho những người tài bị áp lực, ức chế từ và dẫn đến sự thui chột
Trả lờiXóaThực ra ở đâu thì lối suy nghĩ nhỏ nhen, thực dụng, bon chen và luôn “ghen ăn tức ở”, đố kỵ đều có. Tuy nhiên, người Việt mình luôn nhìn nhận vấn đề bằng con mắt hằn học, không có tính xây dựng. Điều này khiến cho những người tài bị áp lực, ức chế từ và dẫn đến sự thui chột
Trả lờiXóaKhái niệm chảy máu chất sám không phải là một khái niệm mới mẻ đối với chúng ta. Tôi khẳng định nạn chảy máu chất xám này đã và đang rất phổ biến ở Việt Nam, và nhân tài không hề góp sức xây dựng đất nước
Trả lờiXóaSẽ phải mất rất lâu để thay đổi được nhận thức ấy, thiết nghĩ việc chúng ta cần làm bây giờ là giáo dục cho thế hệ trẻ thay đổi tư duy khi nhìn nhận những vấn đề tương tự.Cái mà tác giả nhắc đến chính là hạn chế của chúng ta trong nhận thức, thái độ trước sự thành công của những người xung quanh.
Trả lờiXóaGhen tị, đố kị vốn là căn bệnh mãn tính của một bộ phận người Việt xấu xí. Hiếu thắng, lúc nào cũng muốn hơn người là bản tính của họ. Tại sao cùng là người Việt Nam không giúp đỡ nhau? Không bảo vệ nhau mà lúc nào cũng muốn dìm hàng người khác để tôn mình lên
Trả lờiXóaKhông ít lần những sản phẩm sáng tạo không thể ngóc đầu lên nổi bởi sức nặng của dư luận, những ganh ghét đố kị. Tôi tự hỏi có phải nhân dân Việt Nam càng ngày càng ích kỉ , hẹp hòi hay không? nói như thế có phần hơi quá, thế nhưng dần dần sự ganh ghét đã trở thành một căn bệnh lây lan , thật nguy hiểm.
Trả lờiXóaMột số phần tử mang phong cách sống, tư duy tiểu nông, tủn mủn tự đè nặng lên đôi vai mình bằng thứ suy nghĩ, một lối sống thực dụng và “tâm lý đám đông”. Tôi gọi những người này là “phần tử” làm cho xã hội trì trệ theo. Lợi dụng những phần tử này, đám phản động ra sức bày trò, lôi kéo, dụ dỗ rồi quay lại nói xấu chính người Việt
Trả lờiXóaTâm lý sính ngoại, tâm lý đám đông khiến cho rất nhiều người Việt còn rụt rè thể hiện mình nhưng lại ra sức đi chế bai bài xích người khác. Rõ nhất điển hình nhất là vụ ra mắt Bphone, rõ ràng sản phẩm Việt đấy, người Việt làm ra đấy mà sao nhiều người lại đi chế bai, ném đá đủ kiểu
Trả lờiXóaSự ủng hộ từ đám đông nhân dân, cũng chính là động lực cho nhân tài bước tiếp và vững vàng hơn trong mọi bước đi, sáng kiến của mình. Hãy vì một Việt Nam phát triển mà bỏ đi các thói xấu, để cùng dựng xây đất nước tươi đẹp, mạnh giàu
Trả lờiXóaNếu như trong số 13 quán quân của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia mà chỉ có một người trở về nước làm việc thì thực sự chúng ta nên suy nghĩ lại. Đừng có quá mơ tưởng gì về một vấn đề gì đó mà để rồi bỏ quên chính đất nước thân yêu đã nuôi nấng chúng ta thành người đang rất cần chúng ta.
Trả lờiXóacái thói đời là vậy mà tự vụ nguyễn hà đông ta mới thấy người dân Việt khi đồng lòng thì đồng lòng thật đấy nhưng khi ghen ghét thì dìm nhau phải biết.chuyên nhà mình chưa hay mà cả làng đã biết rồi ra ngoài ngõ dị nghị rồi.vụ olympia thứ nhất đi du học rồi chả dại gì nó về mấy cái Việt nam vài ba đồng cả.thế nên mới gọi là chảy máu chất xám là thế
Trả lờiXóaQuyền người ta chứ có phải ai cũng như ai đều nghĩ là về đất nước phục vụ tổ quốc đâu. Phải đến lúc thành công thực sự như Ngô Bảo Châu mới bay bay về về góp công sức cho Tổ quốc ấy. Tuy nhiên tôi nghĩ khi tổ quốc cần, họ sẽ là những người đứng lên đầu tiên
Trả lờiXóaKể ra cũng chán nhỉ, người ta chẳng bao giờ dừng lại trước cám dỗ với lại quyền quý. Nhà nước tạo điều kiện cho họ được giáo dục, sau đó họ lại nghĩ là nước khác mới là giáo dục họ, quên mất gốc rễ từ đâu mà ra. Âu cũng là do đất nước đang phát triển, còn nhiều bất cập khiến họ quyết định như vậy
Trả lờiXóakhông sao đất nước vẫn có nhiều người tài,người ta nói rồi cái gì cũng phải có tâm và có tình yêu thì nó mới khiến con người hoạt động có hiệu quả,họ đã không mặn ma với tổ quốc thì không sao ai cũng có quyền bược con đường riêng của mình,miễn không quay lại cản trở như kiểu giới rận chủ kia là được rồi,biết đâu một ngày mai thành đạt họ sẽ trở về và đầu tư cho đất nước
Trả lờiXóa