Như đã nói ở đây, việc Thượng viện Mỹ (sau Hạ viện) thông qua dự luật TPA cho phép Tổng thống thực hiện quyền đàm phán nhanh trong trong các Hiệp định thương mại quốc tế quan trọng, điển hình như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đồng nghĩa với việc TPP hiện chỉ còn là vấn đề của riêng Tổng thống Obama; nó cũng không còn quá phụ thuộc vào tiếng nói của đám nghị sỹ luôn muốn sử dụng các Hiệp định thương mại để "mặc cả" với các nước khác trong giải quyết bài toán lợi ích hay những lực cản mà khó ai có thể nghĩ đến việc nó sẽ gây khó cho đương kim Tổng thống từ các nghị sỹ Đảng Dân chủ (ông Obama là người của Đảng Dân chủ).
Ông Obama đã gặp chống đối từ chính phe Dân chủ khi tìm cách thông qua các dự luật về tự do thương mại (Ảnh BBC).
Và trong bối cảnh như thế việc Tổng thống Obama ký đạo luật Quyền đàm phán nhanh TPA là chuyện được dự đoán là tất yếu, phản ánh đúng những nỗ lực của ông này trong nỗ lực cứu vãn một nhiệm kỳ thứ hai được cho là thiếu dấu ấn.
Tiếp tục ở trên cương vị của người lãnh đạo cao nhất tại nước Mỹ sau cuộc bầu cử diễn ra cuối năm 2012, tổng thống Obama bắt đầu một nhiệm kỳ thứ hai với những khó khăn do chính nhiệm kỳ thứ nhất đem ra. Ở đó, ông không đơn thuần đi giải quyết những hậu quả nặng nề từ các cuộc chiến tranh tại Trung Đông, Bắc Phi - một thứ "di sản" mà dù đã được công luận nhiều lần lên tiếng phản đối từ nhiệm kỳ thứ nhất nhưng ông Obama vẫn không thể giải quyết nổi.
Ông Obama còn đối diện với những suy giảm về kinh tế có nguy cơ khiến chính đảng của ông (Đảng Dân chủ) có thể đối diện với một sự bết bát trong kỳ bầu cử Tổng thống tiếp theo. Vì vậy, việc TPA được Thượng viện thông qua đã giải toả được phần nào những gánh nặng, áp lực mà ông này đã chịu vào thời gian qua; nó cũng gián tiếp nói với các Nghị sỹ đảng Dân chủ đang ra sức phản đối ông ở Quốc hội rằng, TPA có thể là cứu cánh cho Đảng này trong thời gian tới.
Ông Obama còn đối diện với những suy giảm về kinh tế có nguy cơ khiến chính đảng của ông (Đảng Dân chủ) có thể đối diện với một sự bết bát trong kỳ bầu cử Tổng thống tiếp theo. Vì vậy, việc TPA được Thượng viện thông qua đã giải toả được phần nào những gánh nặng, áp lực mà ông này đã chịu vào thời gian qua; nó cũng gián tiếp nói với các Nghị sỹ đảng Dân chủ đang ra sức phản đối ông ở Quốc hội rằng, TPA có thể là cứu cánh cho Đảng này trong thời gian tới.
Tuy vậy, điều mà người viết quan tâm nhất là với một tin vui từ cá nhân Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thì Việt Nam - một quốc gia đang nỗ lực thúc đẩy gia nhập, trở thành thành viên của TPP sẽ được gì? Liệu đó có phải là một tin vui trước thềm chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thăm Mỹ vào đầu tháng 7 này?
Trên cương vị người đứng đầu chính Đảng lãnh đạo tại Việt Nam theo suy nghĩ của nhiều người chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể chỉ là một cuộc viếng thăm đơn thuần về mặt chính trị; các lợi ích về mặt kinh tế có thể sẽ không được đặt ra với lí do dù sao đi nữa ông Trọng cũng là đại diện cho Đảng phái đến từ VN chứ không phải là đại diện chính thức từ phía Nhà nước. Tuy nhiên, như nhận định trước đó của GS Ngô Vĩnh Long, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Maine, Hoa Kỳ thì: "Vấn đề nữa là ông Trọng sang kỳ này là trước khi (Hiệp định) Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được ký kết. Mà đây là thời điểm rất quan trọng, nếu ông Trọng sang bên Mỹ và vận động quần chúng Mỹ, cho biết rằng Việt Nam sẽ nghiêm chỉnh thi hành những đòi hỏi của TPP, khi Việt Nam đã ký, trong đó có vấn đề nhân quyền, bảo vệ công nhân, thì tôi nghĩ đây là một vấn đề có lợi không những cho Mỹ, cho Việt Nam, cũng cho mười nước kia nữa trong vấn đề củng cố quan hệ và đẩy mạnh TPP".
Cho nên, việc Tổng thống Obama ký đạo luật Quyền đàm phán nhanh TPA có một ý nghĩa quan trọng đối với việc thành công của chuyến đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Và sứ vụ của ông Trọng không chỉ là những thông điệp chính trị gửi tới các nhà lãnh đạo Mỹ, sứ vụ về kinh tế trong trường hợp có ý nghĩa quan trọng không kém.
Thêm nữa, có một điều thường hay diễn ra trước thềm các chuyến công du Mỹ của lãnh đạo Đảng Cộng sản hoặc Nhà nước là việc một bộ phận người Việt tại Mỹ ra sức vận động, kiến nghị các nghị sỹ trong hai Viện (Thượng - Hạ viện) gây sức ép với Tổng thống Obama trong việc ra các điều kiện gây bất lợi cho phía Việt Nam để đổi lại các Hiệp định mà Mỹ nắm quyền chi phối. Đây cũng được cho là một trong những trở ngại có nguy cơ khiến một số mục tiêu trong chuyến viếng thăm có khả năng không đạt được.
Vậy nhưng, trong chuyến công du lần này điều đó đã được hạn hữu và với riêng mục tiêu nhận một lá phiếu của nước Mỹ để chính thức gia nhập TPP thì điều đó cũng đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bởi, theo BBC Việt ngữ: "Đạo luật này cho phép Tổng thống thẩm quyền sớm hoàn tất tiến trình đàm phán các thỏa thuận thương mại, trong đó có Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Quốc hội Mỹ sau đó chỉ được quyền bỏ phiếu chống hoặc ủng hộ mà không được chỉnh sửa điều khoản nào".
Trên cương vị người đứng đầu chính Đảng lãnh đạo tại Việt Nam theo suy nghĩ của nhiều người chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể chỉ là một cuộc viếng thăm đơn thuần về mặt chính trị; các lợi ích về mặt kinh tế có thể sẽ không được đặt ra với lí do dù sao đi nữa ông Trọng cũng là đại diện cho Đảng phái đến từ VN chứ không phải là đại diện chính thức từ phía Nhà nước. Tuy nhiên, như nhận định trước đó của GS Ngô Vĩnh Long, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Maine, Hoa Kỳ thì: "Vấn đề nữa là ông Trọng sang kỳ này là trước khi (Hiệp định) Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được ký kết. Mà đây là thời điểm rất quan trọng, nếu ông Trọng sang bên Mỹ và vận động quần chúng Mỹ, cho biết rằng Việt Nam sẽ nghiêm chỉnh thi hành những đòi hỏi của TPP, khi Việt Nam đã ký, trong đó có vấn đề nhân quyền, bảo vệ công nhân, thì tôi nghĩ đây là một vấn đề có lợi không những cho Mỹ, cho Việt Nam, cũng cho mười nước kia nữa trong vấn đề củng cố quan hệ và đẩy mạnh TPP".
Cho nên, việc Tổng thống Obama ký đạo luật Quyền đàm phán nhanh TPA có một ý nghĩa quan trọng đối với việc thành công của chuyến đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Và sứ vụ của ông Trọng không chỉ là những thông điệp chính trị gửi tới các nhà lãnh đạo Mỹ, sứ vụ về kinh tế trong trường hợp có ý nghĩa quan trọng không kém.
Thêm nữa, có một điều thường hay diễn ra trước thềm các chuyến công du Mỹ của lãnh đạo Đảng Cộng sản hoặc Nhà nước là việc một bộ phận người Việt tại Mỹ ra sức vận động, kiến nghị các nghị sỹ trong hai Viện (Thượng - Hạ viện) gây sức ép với Tổng thống Obama trong việc ra các điều kiện gây bất lợi cho phía Việt Nam để đổi lại các Hiệp định mà Mỹ nắm quyền chi phối. Đây cũng được cho là một trong những trở ngại có nguy cơ khiến một số mục tiêu trong chuyến viếng thăm có khả năng không đạt được.
Vậy nhưng, trong chuyến công du lần này điều đó đã được hạn hữu và với riêng mục tiêu nhận một lá phiếu của nước Mỹ để chính thức gia nhập TPP thì điều đó cũng đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bởi, theo BBC Việt ngữ: "Đạo luật này cho phép Tổng thống thẩm quyền sớm hoàn tất tiến trình đàm phán các thỏa thuận thương mại, trong đó có Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Quốc hội Mỹ sau đó chỉ được quyền bỏ phiếu chống hoặc ủng hộ mà không được chỉnh sửa điều khoản nào".
Nghĩa là dù có ý muốn can thiệp hay tạo một sức ép nào đó trước khi đồng ý cho VN gia nhập TPP thì số Nghị sỹ được vận động như đã nói ở trên cũng khó lòng can thiệp. Nếu như trước đây khi mọi thứ vẫn đang nằm trong tay của Quốc hội thì dù tương đối thiểu số nhưng các Nghị sỹ này vẫn đủ sức tạo nên một sự ràng buộc tương đối, cần thiết nhưng với việc trao quyền cho Tổng thống thì mọi chuyện lại đã khác. Theo đó, dự đoán sẽ có thêm những điều kiện không chỉ giành riêng cho Việt Nam mà với bất cứ quốc gia nào muốn gia nhập TPP nhưng đó chỉ là thủ tục để cho Việt Nam, các quốc gia khác thấy rằng, với tất cả mọi thứ người Mỹ đều không muốn nó không đem lại lợi nhuận và sẽ không có bất cứ cái gì dễ dàng nếu nó nằm trong tầm tay của họ. Và xem chừng cái nguyên tắc đó sẽ bị xô đổ nếu như chừng nào Tổng thống Obama vẫn còn muốn cứu vãn một nhiệm kỳ bết bát của chính mình.
An Chiến
0 nhận xét: