THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

29 tháng 6 2015

TRÍ THỨC "VONG BẢN" VÀ NHỮNG TRÍ THỨC YÊU NƯỚC Ở HẢI NGOẠI

by An Chiến  |  at  29.6.15


Xin được nói thêm về ý kiến của một vị học giả khác về buổi tọa đàm có tên “Bang giao Việt Mỹ và chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Trọng” do 'BBC Việt Nam đứng ra tổ chức. Khác với Tiến sỹ Jonathan London, đang giảng dạy ở Khoa Nghiên cứu châu Á và Quốc tế, Đại học Thành thị Hong Kong đã được đề cập lần trước (xem thêm: Tại đây). Trường hợp Giáo sư Ngô Vĩnh Long, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Maine, Hoa Kỳ với những ý kiến sắp nói đây có một sự đặc biệt nhất định. 

Sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, GS Ngô Vĩnh Long đến Mỹ sau sự kiện 30.4.1975 và hiện tại ông đang là một nhà nghiên cứu, một chuyên gia hàng đầu tại một trường đại học danh tiếng tại Mỹ - Đại học Maine, Hoa Kỳ. GS Long cũng là người thường xuyên có các mối quan hệ với các học giả, các chuyên gia trong nước và ông cũng đã về Việt Nam nhiều lần để dự các cuộc hội thảo với tư cách là khách mới. 

Tôi muốn điểm qua đôi nét về vị GS này bởi với ý nghĩ của một người Việt Nam nói về những gì đang diễn ra tại Việt Nam. Một người có điều kiện tiếp xúc đầy đủ về tình hình thời sự và những biến chuyển mới nhất ở trong nước sẽ đương nhiên cho chúng ta một cái nhìn toàn diện, tổng quan hơn. Và chắc chắn nó sẽ khác rất nhiều góc nhìn của Jonathan London bởi tôi có cảm giác vị Tiến sỹ đang cố tình áp đặt một điều gì đó thuộc về cá nhân ông trong những câu chuyện xung quanh Việt Nam. Đặc biệt, so với GS Long thì việc không thường xuyên đến Việt Nam, không có quá nhiều các mối quan hệ tại Việt Nam sẽ là một điểm yếu cũng như ảnh hưởng khá lớn về độ xác thực trong nhận định của vị "chuyên gia" đến từ Khoa Nghiên cứu châu Á và Quốc tế, Đại học Thành thị Hong Kong này. 

Như những gì đã thể hiện, tôi đã đặt một niềm tin tương đối đặc biệt về vị GS có tên Ngô Vĩnh Long với hai yếu tố: Gốc Việt và thường xuyên có mối liên hệ với người Việt trong nước sẽ đem tới cho ông sự xác thực và sống động trong tư liệu được nói đến. Yếu tố thứ hai việc được học tập, công tác tại một trường đại học danh tiếng cho ông một vốn trí thức cần thiết để xét đoán, bình phẩm về các sự việc. 

Và có vẻ như niềm tin đó tôi danh cho GS trong cuộc toạ đàm “Bang giao Việt Mỹ và chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Trọng” là có cơ sở bởi ngay từ đầu ông đã nói đúng một điều mà rất nhiều người Việt rồi đến cả những vị học giả như Tiến sỹ Jonathan London hay Phạm Chí Dũng (hai thành viên khác tham dự buổi Toạ đàm của BBC Việt ngữ tổ chức) đều chưa ai có một nhận thức cho xác đáng: "Tôi nghĩ rằng một ông Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm Mỹ trong lúc này cho quần chúng Mỹ biết rằng là đối với Mỹ vấn đề ý thức hệ không phải là vấn đề quan trọng lắm, ngay bây giờ, mà là vấn đề lợi ích chung của hai nước và an ninh trong khu vực".


Sự khác biệt về ý thức hệ giữa Mỹ và Việt Nam không còn là câu chuyện quá mới bởi đó là một điều đã được xác lập từ một cuộc chiến tranh kéo dài đến 21 năm (1954 - 1975). Người Mỹ với sức mạnh về quân sự từng khiến nhiều cường quốc khiếp đảm và đã bị ha gục bởi một Việt Nam nhỏ bé, kiên cường. Tất nhiên mưu toan "chuyển hoá ý thức hệ", mô hình xã hội và thể chế chính trị tại Việt Nam của người Mỹ vẫn là một câu chuyện thuộc về quá khứ và khó lòng để thực hiện. Và cho đến nay, từ sau bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ thì đây vẫn là một mặc cả hàng đầu mà người Mỹ chuyển tới Việt Nam trong cả các cuộc găp chính thức và không chính thức. 

Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng, có thể mục tiêu về mặt lâu dài người Mỹ vẫn chưa thể nào thay đổi, Việt Nam vẫn thực sự là một cái "gai cần nhổ bỏ" của người Mỹ. Song tính thực dụng của người Mỹ luôn chỉ cho họ biết nên làm gì để một rào cản về mặt thể chế không phải là một vấn đề quá lớn ảnh hưởng tới mối quan hệ của hai nước, nhất là các chương trình hợp tác có lợi cho cả hai bên. Và có lẽ nếu ai đó theo dõi thường xuyên thì không phải đến bây giờ, người Mỹ mới "tạm quên" đi thất bại nhục nhã trong quá khứ và mô hình thể chế Việt Nam đang thực hiện. 

Tôi muốn nói đến chuyến thăm của Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị. Ông Nghị mặc dù là Uỷ viên Bộ Chính trị - cơ quan lãnh đạo cao nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên xét ở mọi góc độ thì ông là một đại diện của một chính đảng lãnh đạo tại Việt Nam nhưng ông đã có chuyến thăm Mỹ theo lời mời của Quốc hội nước này. Và một điều hết sức đặc biệt là trong chuyến thăm Bí thư Nghị không chỉ tiếp kiến, chào xã giao các quan chức trong Quốc hội mà ông đã có buổi làm việc với Tổng thống Obama và có các cuộc tiếp xúc với đại diện lãnh đạo một số địa phương tại Mỹ. Các nhà quan sát trong nước đã cho đó là một sự cởi bỏ tương đối cởi mở của Chính giới Mỹ trong việc xác lập một mối quan hệ bền vững với Việt Nam. 

Sau chuyến thăm của Bí thư Nghị, bây giờ đến chuyến thăm của người đứng đầu chính đảng CS tại Việt Nam - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cũng giống như ông Nghị, dưới con mắt của người Mỹ và rất nhiều các quốc gia khác trên thế giới Ông Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu Đảng nhưng việc có chuyến thăm này sắp tới thêm một lần nữa chứng minh người Mỹ vẫn không quá quan trọng chuyện thể chế chính trị trong việc xây dựng, thiết lập mối quan hệ song phương như người ta vẫn tưởng.

Và đó cũng là lí do những cuộc bàn luận về nghi thức người Mỹ tiếp đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng không có chỗ đứng bởi đơn giản với tính cách của người Mỹ thì một khi họ đã mời khách thì đương nhiên họ sẽ đối xử bình đẳng giữa các vị khách. Sự thiên vị chắc chắn không tồn tại trong tâm lý, khí chất người Mỹ bởi ở họ có một sự thực dụng cùng việc hi sinh vì mục tiêu cuối cùng.  

Về vấn đề liên quan Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), người viết cũng hoàn toàn tán đồng quan điểm của GS Ngô Vĩnh Long: "Vấn đề nữa là ông Trọng sang kỳ này là trước khi (Hiệp định) Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được ký kết. Mà đây là thời điểm rất quan trọng, nếu ông Trọng sang bên Mỹ và vận động quần chúng Mỹ, cho biết rằng Việt Nam sẽ nghiêm chỉnh thi hành những đòi hỏi của TPP, khi Việt Nam đã ký, trong đó có vấn đề nhân quyền, bảo vệ công nhân, thì tôi nghĩ đây là một vấn đề có lợi không những cho Mỹ, cho Việt Nam, cũng cho mười nước kia nữa trong vấn đề củng cố quan hệ và đẩy mạnh TPP". 

Mỗi một cuộc viếng thăm chính trị thì đương nhiên luôn có sẵn những mục tiêu cần đạt được và chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ đương nhiên cũng không phải là một vấn đề ngoại lệ. TPP hiện đang thu hút sự quan tâm của Việt Nam và xem ra việc VN trở thành thành viên của Hiệp định này chỉ là câu chuyện của thời gian bởi cách đây không lâu sau Hạ viện Mỹ, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật TPA mà theo đó, Quốc hội sẽ trao quyền cho Tổng thống Mỹ có quyền đàm phán nhanh với các  quốc gia xin gia nhập. Rào cản các nghị sỹ có xu hướng "dân chủ" cực đoan tại hai Viện của Mỹ trong việc ngăn cản cơ bản đã loại bỏ. Nhiệm vụ của Việt Nam mà cụ thể hơn là phái đoàn do TBT Nguyễn Phú Trọng cầm đầu chỉ là thúc đẩy những điều sắp sửa đến đó. 

Thiết nghĩ, những điều nhìn nhận về chuyến thăm sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ của GS Ngô Vĩnh Long là một biểu hiện sinh động cho thấy rất nhiều người Việt hiện đang sinh sống, làm việc tại nhiều quốc gia trên thế giới dù xa xôi nhưng họ vẫn đủ sức đánh giá cho khách quan, sát thực về những điều liên quan trong nước. Chỉ trách những kẻ sống ngay trên đất nươc nhưng đã "vong bản" từ khi nào không hay. Và Phạm Chí Dũng là một cá nhân như thế. 
An Chiến

0 nhận xét:

Proudly Powered by Blogger.