THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

19 tháng 6 2015

VỀ MỘT BÀI VIẾT TRÊN BBC

by An Chiến  |  at  19.6.15

Một số trang tin, nhất là trang tin điện tử của các tờ báo lớn khi đăng tải các bài viết của một số cá nhân không phải là người của mình đã ghi cuối bài là "Bài viết thể hiện cách hành văn và quan điểm của tác giả". Đây cũng là cách BBC tiếng Việt hay sử dụng với ý nghĩa chỉ có tác giả đó mới chịu trách nhiệm về sự thiên lệch và các tác động xấu từ bài viết đó chứ trang tin sẽ không có nghĩa vụ hay chịu bất cứ một chế tài nào nếu các cơ quan chức trách đụng đến! Và đáng nói là có vẻ như trang tin của Nhà đài này đã lạm dụng hết sức thái quá khi có hẳn một chuyên mục cho hình thức đăng tải này. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là liệu việc chối bỏ trách nhiệm với một câu viết cuối bài có khiến cho một trang tin lớn như BBC trở thành vô can đối với những hiệu ứng xấu từ các bài viết được đăng tải theo hình thức này? hay đó là lí do dù rất phổ biến ở rất nhiều quốc gia nhưng ở Việt Nam, TQ và nhiều quốc gia khác, BBC trở thành một trang tin lá cải mà nhà chức trách tại đó cũng không còn cách nào khác buộc phải áp dụng "đối sách"! 

Đôi điều về một bài viết có tên "Quyền chửi là quyền tự do ngôn luận" của một tác giả có tên Vũ Quí Hạo Nhiên viết gửi cho BBC từ Little Saigon, California hi vọng sẽ làm rõ hơn những điều đã nói ở trên. 
Hình ảnh trong bài viết của Vũ Quý Hạo Nhiên (Nguồn: BBC). 

Bắt đầu bài viết bằng một đoạn mang tính tóm lược bài viết để những ai không có quá nhiều thời gian vẫn có thể tiếp cận. BBC đã viết như sau: "Toàn bài này có thể tóm tắt trong một câu: Chửi tục là một quyền tự do ngôn luận cần được bảo vệ vì có khi những sự việc xảy ra mà cách duy nhất bộc lộ hết cảm xúc tức giận hay bực bội, là chửi tục". Có lẽ chỉ cần đọc mỗi đoạn viết này thôi thì nhiều người đã đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, đương nhiên nó đã được gói gọn trong một cụm từ vốn dĩ đã được làm tên của bài viết: "Chửi tục là một quyền tự do ngôn luận" và đáng nói hơn BBC còn yêu cầu được bảo vệ cái quyền đó mà theo đó lí do được đưa ra là "vì có khi những sự việc xảy ra mà cách duy nhất bộc lộ hết cảm xúc tức giận hay bực bội, là chửi tục". Vậy nhưng, chỉ với điều này thôi nếu một người đọc nào đó tinh ý thì sẽ thấy đây vô tình là đoạn văn mà chính BBC đang "tát một cái tát vào mặt mình" khi chính họ đang công nhận, thừa nhận và thậm chí là đánh giá cao tư tưởng của bài viết và đương nhiên họ cũng gián tiếp đánh giá cao người viết. Cho nên, với một đoạn dẫn có ý nghĩa giới thiệu bài viết kiểu "ủng hộ 100%" này thiết tưởng họ đã không thể dấu được "bài" của mình mà đã phô ra cho thiên hạ cùng xem. Câu ""Bài viết thể hiện cách hành văn và quan điểm của tác giả" vì thế suy cho cùng chỉ là một câu viết nhằm trốn tránh, rũ bỏ nguyên tắc "chịu trách nhiệm" trong hoạt động báo chí. 

Điều thứ hai tôi muốn đề cập đến bức ảnh được dẫn trong bài viết này. Với chú giải "Linh mục Nguyễn Văn Lý bị công an bịt miệng trong phiên xử năm 2007", không khó để nhận ra ý đồ của Vũ Quý Hạo Nhiên hay bản thân nhà đài BBC trong việc sử dụng bức ảnh này và tôi ngờ rằng, chính bức ảnh chứ không phải một nguyên cớ nào khác chính là động lực để tác giả này viết và gửi cho BBC bài viết này! Tuy nhiên, việc vị Linh mục đất Huế - Nguyễn Văn Lý bị Công an bịt miệng, nguyên nhân của hành động này chắc không còn là một điều gì đó quá bí ẩn, nhưng xin nhắc lại điều này như để nhắc Vũ Quý Hạo Nhiên hay nhà đài BBC rằng không có gì là tự nhiên và nếu không có những hành động lời nói trước đó thì chắc chắn cán bộ Công an đứng sau đó sẽ không bịt miệng Lý. 

Đứng trước vành móng ngựa, đối diện với Nguyễn Văn Lý là sự tôn nghiêm của Nhà nước, là nơi mà nhà nước sử dụng Pháp luật để xét xử và trừng trị những kẻ nào dám xâm phạm quyền, lợi ích của các chủ thể được pháp luật bảo vệ. Đó vì thế không còn là câu chuyện cá nhân giữa Lý với một chủ thể khác, tính quan trọng của nó vì thế cũng được đẩy lên vì mối quan hệ này. Và lẽ ra nên xử sự "vâng phục như một con chiên ngoan đạo" trước Toà những mong được hưởng sự khoan hồng thì Nguyễn Văn Lý lại văng tục, tung ra những câu chửi bới mà đối tượng chửi bới đấy lại là không khác ngoài Nhà nước? Và thử hỏi rằng, một chế độ đương nhiệm sẽ chấp nhận điều này như thế nào khi một cán bộ Công an biết trước việc "bịt miệng" không cho Lý tiếp tục chửi bới trong khi máy ghi hình, ghi âm phiên toà đang hoạt động sẽ gây nên những hậu quả khôn lường mà vẫn thực hiện vì không chịu nổi? Xin nhấn mạnh rằng, cán bộ Công an "bịt miệng" Lý khi ấy đơn thuần là sự phản kháng của một công dân yêu nước khi đứng trước một kẻ đã lên tiếng lăng mạ chính chế độ và thể chế. Vậy nên, sẽ là thiếu hiểu biết, sẽ dẫm đạp lên lòng tin của những con người vào chế độ nếu như nhắc lại câu chuyện với những mong sẽ ít nhiều khơi gợi về chuyện "Nhà nước đàn áp tự do tôn giáo" như lời vu khống của mấy gã "dân chủ lưu vong", "dân chủ vong bản"! 

Về điều muốn nói thứ ba, tôi muốn nói đến nội dung của bài viết. Tác giả đã bắt đầu câu chuyện từ một quyết định “ kiểm tra, xem xét, có biện pháp xử lý" để tiến hành luật hoá một điều cấm tại thủ đô, đó là Cấm chửi tục. Và có vẻ như cùng với bức ảnh Nguyễn Văn Lý bị Công an bịt miệng vì chửi bới tại Toà thì đây là nguyên nhân thứ hai cho sự ra đời bài viết này trên BBC. Tuy nhiên, liệu cái quy định của Thành phố Hà Nội sẽ ảnh hưởng gì không, có vi phạm tự do ngôn luận không khi sự văn minh của một thủ đô đang được xem là bộ mắt để những ai đến với Việt Nam sẽ không quá thất vọng về một Việt Nam anh hùng được biết đến qua những trang báo? Sẽ không ai trong chúng ta chấp nhận hoặc hài lòng khi bị bạn bè chê bai rằng, thiếu lịch sử hay "văn hoá lùn", vậy nên sẽ không có bất cứ một lí do nào để phản đối một quy định hướng tới sự văn minh như thế! 

Và không hiểu có phải kỳ cục và thiếu hiểu biết không khi Vũ Quí Hạo Nhiên lại đưa ra một ví dụ mang tính đối chiếu sự thăng thế của những câu văng tục, chửi bới vô lối tại nước Mỹ xung quanh phiên toà xét xử Paul Cohen, 19 tuổi đến từ Los Angeles với sự trợ giúp pháp lý của Melville Nimmer, một giáo sư luật đại học UCLA. Sự kiện thắng kiện được các học giả giải thích bằng việc Melville Nimmer đã nói lại giọng điệu của Paul Cohen khi nhắc lại cụm từ "“FUCK THE DRAFT” (“đ.m. quân dịch”) mà không biết rằng, ở một khía cạnh khác đã rất nhiều người Mỹ, nhất là giới luật gia đã cảm thấy xấu hổ về một vết nhơ khó tin trong lịch sử tư pháp nước này. Đây cũng là lí do lí giải tại sao vị tác giả này lại nói toàn những điều hết sức vớ vẩn từ đầu đến giờ. Và dẫu biết rằng, "mọi sự so sánh" đều luôn luôn khập khiễng như so sánh kiểu Vũ Quý Hạo Nhiên có lẽ cũng là trường hợp hi hữu bởi với sự thiếu hiểu biết, hiểu biết 'nhờ nhờ" của mình, chính tác giả này đang "ra sức" phủ nhận chính mình! 

Không dừng lại đó, Vũ Quý Hạo Nhiên có nhắc đến việc số trang Fanpage trên Facebook công khai hành vi chửi bới chế độ để nói rằng: "Vụ sử dụng hastag “ #ĐMCS” hay “ #DMCS” trên Facebook là một trường hợp như vậy. Như Paul Cohen phản đối chế độ quân dịch, thì cũng nhiều người phản đối chính quyền cộng sản".

Quả thực, từ đầu tôi đã nghi ngờ về não trạng cũng như cái cách diễn đạt của tác giả này đơn thuần về những điều dị biệt, thậm chí là mâu thuẫn được vị này đề cập đến. Tuy nhiên, tất cả đã hết sức rõ ràng qua chi tiết này. Vũ Quý Hạo Nhiên đã nhận ra sự tương đồng giữa một trường hợp mang tính cá nhân diễn ra ở những năm 70 của thế kỷ trước tại Mỹ với một điều được diễn ra tại Việt Nam (như đã nói ở trên). Vậy nhưng, ai đời lại đưa so sánh hai câu chuyện mà không gian cũng như phương thức tồn tại lại khác nhau. Nếu như câu chuyện của Paul Cohen diễn ra trong đời thực và đã có một cái kết hết sức rõ ràng dù đang còn quá nhiều bàn cãi liên quan thì việc ra đời các hastag “ #ĐMCS” hay “ #DMCSvới những tiếng chửi chế độ lại diễn ra trong một không gian ảo?  Và càng vô lý hơn, tác giả này lại đưa ra để nói rằng, đó cũng là cái quyền của người dân và nó cũng là một phạm trù tự do ngôn luận cơ bản mà người dân cần có! 

Bất cứ ai trong chúng ta đều hiểu rằng, quyền tự do ngôn luận luôn đi song hành và cùng với quyền "tự do dân chủ" nó đã góp sức cùng nâng cao và bảo vệ giá trị của con người. Quyền "dân chủ" của người dân vì thế cũng đã được thực thi đầy đủ thông qua việc bầu cử, suy cử và không riêng gì ở Việt Nam việc hình thành bộ máy Nhà nước, nhất là ở các chức danh dân cử đều thực hiện theo quy trình như thế. Nguyên tắc "thiểu số phục tùng đa số" được thực hiện để đảm bảo rằng, nguyện vọng số đông được thực thi. Cho nên, dù là ý kiến cá nhân hay những tiếng chửi mang tính thiểu số thì hành vi đó cũng đồng nghĩa với việc họ đang "xâm phạm" tới chủ thể được số đông công nhận, thừa nhận và được bảo vệ: Chế độ. 

Việc cổ suý cho những hành vi chửi bới và xem đó là một phần của "tự do ngôn luận" không khác gì đang gián tiếp làm hủ bại các giá trị thuộc về văn hoá, đạo đức. Một xã hội Việt Nam sẽ đi đến đâu nếu chỉ ra đường thôi đã nghe về những tiếng chửi chế độ? Đó chỉ có thể là điều nên chăng chỉ nên bắt gặp ở những xã hội mà ở đó ý thức phát triển chỉ ở một nấc độ hạn chế; con người chỉ giao biết với nhau thông qua những tiếng chửi. Một xã hội đang hướng đến văn minh không thể dính vào cái bẫy như thế.
An Chiến

13 nhận xét:

  1. Một con người có văn hóa sẽ không bao giờ lấy cái cớ là giải tỏa tâm lý ra để mà bao biện cho hành động chửi tục, hơn nữa một người có văn hóa sẽ tập cho mình thói quen xa lánh với các từ ngữ tục tĩu thiếu văn hóa, thay vào đó họ sử dụng các từ ngữ phù hợp với văn hóa hơn, mà vẫn giải quyết được vấn đề.

    Trả lờiXóa
  2. Chửi tục là một quyền tự do ngôn luận cần được bảo vệ vì có khi những sự việc xảy ra mà cách duy nhất bộc lộ hết cảm xúc tức giận hay bực bội, là chửi tục? Vũ Quý Hạo Nhiên nên về nhà sử dụng với các vị thân sinh xem sao. Hoặc rảnh qua Mỹ làm tí với chính quyền. Xem lúc đó nhận được những gì?

    Trả lờiXóa
  3. Chửi tục là quyền cần được bảo vệ sao? Người chửi tục chỉ thể hiện mình là kẻ không có giáo dục. Thử hỏi Vũ Quý Hạo Nhiên, nếu một lúc nào đó có người đứng trước cửa nhà réo tổ tông ông lên, ông sẽ có cảm giác gì? Xin lỗi chứ nhẹ thì một quại vào mặt. Nặng thì xỉa một dao.

    Trả lờiXóa
  4. đối với hắn như vậy là đã quá tôn trọng hắn rồi, thế mà hắn còn dám chửi tục phát ngôn những lời lẽ mà chỉ những kẻ vô học mới nói, đứng trước vành móng ngựa sao không cúi đầu mà xám hối cho bản thân đi, đằng này còn to tiếng chửi bới không xem luật pháp ra gì, con người này phải xử lý thật thích đáng vào

    Trả lờiXóa
  5. Không thể hiểu nổi một tên đầu óc bã đậu như Vũ Quý Hạo Nhiên. Nếu như chửi tục là một quyền tự do ngôn luận cần được bảo vệ, vậy tức là người ta có thể thoải mái chửi bới, thóa mạ lẫn nhau mà vẫn được bảo vệ ư. Không có một quốc gia nào trên thế giới lại có quan điểm ngược đời như thế.

    Trả lờiXóa
  6. Những tưởng Vũ Quý Hạo Nhiên sử dụng bức hình đó làm mục đích xuyên tạc một việc gì đó về Đảng, về Đất nước, nhưng có lẽ như thế lại đỡ xấu hổ hơn khi dẫn lời rằng "chửi tục là một quyền được bảo vệ", nghe câu nói đó mà thấy hắn giống như một tên đại vô học và ngu dốt, chưa nói đến trong hoàn cảnh trước tòa có sự chứng kiến của những người cao nhất trong pháp luật mà trong mọi hoàn cảnh, chửi tục luôn là thứ người ta lên án

    Trả lờiXóa
  7. BBC là một tờ báo luôn có nhiều những thông tin không chính xác và bị lên án, bây giờ lại thêm một cách mới để thoái thác trách nhiệm, làm báo như thế này hỏi người đọc biết đọc cái gì, và có lẽ đây cũng là nơi để những bài viết không đâu vào đâu kiểu như bài của Vũ Quý Hao Nhiên như tác giả đã dẫn có chỗ để đăng tải, một minh chứng buồn về ngành báo

    Trả lờiXóa
  8. Tên Nguyễn Văn Lý ăn phải gan hùm hay sao mà lại to gan như vậy, đứng trước vành móng ngựa, trước những người đại diện cao nhất về pháp luật mà hắn còn không sợ, dám chửi tục, lăng mạ chính quyền, có lẽ hắn quá tin tưởng vào cái lý tưởng của hắn quá, hay đúng hơn là tin vào đô la quá ấy mà, đúng là bỉ ổi

    Trả lờiXóa
  9. Cách chối bỏ trách nhiệm của BBC cũng chính là đòn tố cáo những mập mờ của chính tờ báo này, một tờ báo minh bạch thì chẳng cần gì phải làm mọi thứ để chối bỏ trách nhiệm của mình, nhất là với những tờ báo càng lớn thì càng phải giữ uy tín, nhưng BBC đã không làm được điều đó khi tìm cách chối bỏ đi trách nhiệm của mình

    Trả lờiXóa
  10. Một khi đã cho đăng bài thì cũng đồng nghĩa với trách nhiệm đi kèm đối với bài báo đó, bởi trước khi được đăng tải thì bài báo đó cũng đã phải được xác minh về chất lượng, nội dung..do vậy việc chối bỏ trách nhiệm của báo BBC cũng chính là cái tát cho chính mình và độc giả sẽ quay lưng lại với tờ báo đó mà thôi

    Trả lờiXóa
  11. Chửi tục là một quyền thì tai nghe cũng phải có quyền của nó. Tức là tai bị tổn hại vì nghe những lời chửi tục có quyền kiện thằng chửi tục ra Toà vì đã làm tổn hại tinh thần của cái tai nghe. Và thằng chửi tục khi đó sẽ bị xử phạt vì đã làm tổn hại đến sức khoẻ người khác. Thằng chửi tục đó lại chửi cái thằng tai nghe thì còn bị xử phạt vì đã làm tổn hại đến danh dự người khác. Tóm lại là vì nghe chửi tục nên tôi bị tổn thọ. Phải cho thằng chửi tục đi tù. Done.

    Trả lờiXóa
  12. BBC rũ bỏ trách nhiệm của mình với bài mình đăng báo thì có khác nào phản bội độc giả của BBC. với lại BBC cũng thể hiện rõ bản chất của mình qua cái hành động này. Cũng chỉ là cái loa phóng thanh cho kẻ khác thôi mà.

    Trả lờiXóa
  13. BBC rũ bỏ trách nhiệm của mình với bài mình đăng báo thì có khác nào phản bội độc giả của BBC. với lại BBC cũng thể hiện rõ bản chất của mình qua cái hành động này. Cũng chỉ là cái loa phóng thanh cho kẻ khác thôi mà.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.