THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

20 tháng 7 2015

CHUYỆN VỀ HÃNG TIN DPA VÀ BÀI HỌC CHO ĐỘI NGŨ LÀM BÁO TẠI VIỆT NAM

by An Chiến  |  at  20.7.15

Ảnh chụp từ trang của hãng tin DPA. 

Đến thời điểm hiện tại có thể khẳng định hãng thông tấn Đức có tên Deutsche Presse-Agentur DPA đã thiếu thận trọng nhất định khi đăng tin cho rằng "Đại tướng Phùng Quang Thanh đã qua đời tại một bệnh viện tại Pháp". Họ đã tiếp cận nguồn tin từ giới chức quân sự mà như họ chia sẻ trong đoạn tin là "không cho biết danh tánh nguồn, vì người này không được phép nói với truyền thông" mà quên mất việc thẩm tra, xác minh nguồn tin các nhà chức trách tại Việt Nam. Có thể họ đã hoàn toàn đúng khi cố giữ một nguyên tắc hành nghề có tính sống còn bởi mất nó đồng nghĩa với việc DPA sẽ mất luôn sợi dây níu giữ họ với công chúng, tuy nhiên dường như họ đã quên mất rằng đối với công chúng một tin tức được phản ánh nhanh thôi không đủ; yếu tố khách quan và chuẩn xác cũng có tính quan trọng không hề kém. Chúng ta thử hỏi xem sẽ còn ai đọc tin tức từ một hãng tin, tờ báo hay một trang tin mà trước đó họ phát hiện ra rằng, thông tin được đăng tải thiếu tin cậy, chuẩn xác. 

DPA đã rơi vào một tình cảnh tương tự đang được nói đến. Hàng loạt các tờ báo chính thống tại Việt Nam đã liên tục đăng tải các bài báo tố cáo thông tin thiếu khách quan của hãng tin này về Bộ trưởng Phùng Quang Thanh như tờ Tuổi trẻ đã đăng lại thông tin trên báo Quân đội Nhân dân về công điện chúc mừng của Đại tướng Phùng Quang Thanh chúc mừng 2 đơn vị là Lữ đoàn Thông tin 26, Quân chủng Phòng không-Không quân và Trung tâm Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng 2, Cục Kỹ thuật, Quân chủng Hải quân nhân ngày truyền thống thay vì tốn quá nhiều bút mực để thanh minh về điều này (Xem thêm tại đây), trang tin Soha New (trang tin vừa bị phạt về lỗi đăng tin liên quan chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an về vụ thảm sát tại Bình Phước) cũng có sự đáp trả khi trực tiếp phỏng vấn một nhân chứng sống " - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên UVTW Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 (Xem thêm: Tại đây). Đại diện từ Bộ Quốc Phòng - Trung tướng Võ Văn Tuấn - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng đăng đàn lên tiếng về sức khỏe của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh (Xem thêm: Tại đây). 

Và xem chừng, DPA đang đứng trước không chỉ một lời cáo buộc về tính chính xác của thông tin được đăng lên. Vậy nhưng, cái đáng để nói, đáng để khen hãng thông tấn này là họ không trốn tránh sự thật - họ vẫn có quyền im lặng bởi đến thời điểm có cuộc liên lạc với Trung tướng Võ Văn Tuấn thì giới chức, kể cả giới chức quân sự tại Việt Nam vẫn chưa có ý kiến chính thức gửi tới hãng tin. Song, họ đã chủ động liên lạc để xác minh nguồn tin từ đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam (dù động thái này có vẻ hơi chậm) và theo thông tin từ tướng Võ Văn Tuấn thì hãng tin này đã hứa sẽ cải chính thông tin đăng tải. 

Trung tướng Võ Văn Tuấn (Nguồn: Một thế giới). 
Ngay bây giờ đây, hoàn toàn chưa thể biết được nguyên cớ gì và do đầu mà DPA đăng tải thông tin trên về Đại tướng Phùng Quang Thanh và điều này chắc chắn sẽ là vấn đề quan tâm tiếp theo từ công luận. Tuy nhiên, như đã khẳng định ở trên DPA không hề trốn tránh sai sót của mình thông qua động thái xác minh nguồn tin khi được phản ánh. Tôi cho đây là một động thái có phần tự giác thể hiện phần nào thái độ, trách nhiệm làm việc của hãng tin phương Tây mà thật tiếc là rất ít hoặc không có xuất hiện tại hệ thống báo chí Việt. Đây cũng được cho là nguyên nhân dẫn tới các thông tin nhạy cảm sai sự thật cứ thế được phổ biến, tàn phá suy nghĩ, lòng tin của công chúng tại những nơi đi qua. 

Rõ ràng DPA hoàn toàn có quyền im lặng nhưng họ không thể làm như vậy bởi đó không chỉ là một thứ áp lực họ thấy được sau khi theo dõi thông tin do mình đăng tải gây nên; đồng thời họ cũng thấy được tính sống còn của hãng tin trong chuyện này. DPA đã chấp nhận sự tổn hại về mặt danh tiếng của một hãng tin lớn với độc giả nhưng kiên quyết không đánh mất lòng tin của công chúng vào 02 yếu tố: Khách quan và chính xác. 

Có thể sẽ rất nhiều đổ thừa khi lí giải nguyên nhân báo chí tại VN rất thiếu tinh thần tự giác trước các sai lệch của thông tin được đăng dẫn cho cơ chế "tự bơi', tự trang trải thay vì được Nhà nước bao cấp như trước đây. Nhưng hãy thử nhận thức lại xem đâu mới là yếu tố quan trọng với một tờ báo, một trang tin được cấp phép. Việc chạy theo thị hiếu, thậm chí là vì thu hút sự chú ý, truy cập, theo dõi từ độc giả mà một bộ phận làm báo quên mất chức năng của báo chí; họ làm báo như thể đó là một hoạt động kinh doanh đơn thuần hơn là một thứ nghề nghiệp hết sức nhân văn. 

Đã đến lúc cần báo động về trách nhiệm, chuẩn mực từ thông tin báo chí nếu không muốn 1 tài khoản Facebook cũng trở thành một đối thủ cạnh tranh.
Phương Nam OP

14 nhận xét:

  1. Báo chí ngày nay dù là những tờ báo chính thống nhưng cũng không tránh khỏi được một sự thật đó là việc chạy theo thị hiếu, theo trào lưu, làm cho thông tin đăng tải thiếu đi độ chính xác và khách quan. Những người làm báo hãy giữ lấy cái tâm của nghề, để cung cấp cho người đọc những thông tin chính xác, hữu ích nhất.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. công nhận, bạn nói rất hay, báo chí hiện nay làm ăn chán lắm, không hiểu mấy ông đấy còn giữ được cái đạo đức nghề nghiệp nữa hay không đây, chạy theo lợi ích của bản thân, vì lợi ích cá nhân mà làm ảnh hưởng đến xã hội, thay đổi văn hóa, tư tưởng, lối sống của con người, của cả một xã hội, chán cho ngành báo chí quá.

      Xóa
  2. Cái tờ thông tấn DPA của Đức hóa ra cũng chả khác gì đám lều báo của Việt Nam, người ta nói là nghe hơi nồi chõ, tôi cứ tưởng rằng câu này chỉ có tồn tại ở Việt Nam ai ngờ nó còn bay hơi sang cả nước Đức xa xôi, thế là tiếng lành đồn xa đám rận chủ như bắt được vàng, sung sướng hả hê tha hồ mà moi tin. Không biết rằng sau khi trung tướng Võ Văn Tấn phát biểu chính thức về sức khỏe của đại tướng Phùng Quang Thanh đám rận còn nghĩ ra trò gì nữa đây.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nghe bạn nói rất hay, nhưng tôi đính chính lại là trung tướng Võ Văn Tuấn. Có thể thấy rằng, hiện nay, các nhà báo chạy theo thành tích, chạy theo lợi ích của bản thân, vì lợi nhuận mà quên đi nhiệm vụ chính của họ, đó là truyền tải thông tin chính xác cho người dân, mà thay vào đó là họ xuyên tạc, phán xét một cách bừa bãi, không đúng sự thật, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.

      Xóa
  3. Sự tắc trách của hãng thông tấn Đức có tên Deutsche Presse-Agentur DPA đã khi đăng tin về "Đại tướng Phùng Quang Thanh đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến Việt Nam. Các nhà báo bây giờ làm việc rất nhiều người không có tâm hời hợt, vô tình đưa những thông tin thất thiệt gây bất ổn cho cá nhân và xã hội. Cũng thật khó hiểu cho sự nhầm lẫn kiểu này hay là có sự mờ ám đằng sau. Chỉ có đám rận chủ được dịp lợi dụng để quấy nhiễu.

    Trả lờiXóa
  4. Rõ ràng một số tờ báo lá cải trong nước cũng như một số đông đảo người dân nhẹ dạ cả tin có, cố ý làm loạn thông tin có, rận chủ có, yêu nước có đã tiếp tay đắc lực cho những sai sót (cố ý) của tờ báo Đức đăng thông tin sai lệch về tình hình sức khỏe của Đại tướng Phùng Quang Thanh mà trong đó với ý đồ xâu là chủ yếu, gây loạn thông tin trong nước, tạo ra tâm lý nghi kỵ trong nhân dân. Cần xử lý nghiêm tất cả các chủ thể đưa thông tin sai lệch này.

    Trả lờiXóa
  5. Từ cách đây hai tuần, các trang mạng xã hội đã ồn ào bàn tán tin xung quanh Bộ trưởng Phùng Quang Thanh lúc thì bị ám sát, lúc thì bị chết bệnh. Thật ra, quốc gia nào, thời nào cũng vẫn xuất hiện những tin đồn đoán kiểu này vì nó đánh trúng tâm lý tò mò của con người. Có điều, có người bị tin đồn thì người dân lo lắng, và ngược lại… Trong thời đại loạn thông tin thế này thì cần tỉnh táo khi đọc tin tức trên mạng, tránh để bị lợi dụng vào mục đích xấu.

    Trả lờiXóa
  6. Việc cái tờ báo lá cải lấy các thông tin không được kiểm chứng từ nước ngoài về Đại tướng rồi đăng lên báo rất nguy hiểm, nó sẽ gây nhiễu loạn thông tin trong nước, gây nghi ngờ lẫn nhau.

    Trả lờiXóa
  7. Thiết nghĩ rằng: làm người thì nên có lương tâm một chút, người ta đang sống sờ sờ đã bảo người ta qua đời, chẳng khác gì trù ẻo người ta nhanh chết. Là một hãng thông tấn mà đưa thông tin xuyên tạc, đính chính lại thông tin nhưng lại cùng một đường link. Quá mất mặt báo chí của Đức.

    Trả lờiXóa
  8. có thể nói không chỉ ở Việt Nam mà rất nhiều nước trên thế giới, ngành báo chí đang có sự xuống cấp trầm trọng, thật không thể tin nổi, với những tờ báo như thế này mà vẫn có thể tồn tại được, các cơ quan chức năng đâu hết cả rồi, toàn là những bài viết không có tính trung thực, không đặt tính trung thực lên hàng đầu, toàn xuyên tạc sự thật, đúng là không thể tin nổi.

    Trả lờiXóa
  9. Báo chí bây giờ chỉ chăm chăm chạy theo lợi nhuận, thi xem ai đưa tin nóng nhất, ai đưa tin nhanh nhất và thi xem ai giật tít hay nhất. Thế nên cứ có thông tin nào giật gân là đua nhau đăng tải, không cần biết nguồn gốc thông tin nó từ đâu. Đến khi sai cũng chẳng thấy một lời xin lỗi, đính chính. Thật thất vọng.

    Trả lờiXóa
  10. Deutsche Presse-Agentur DPA đã thiếu thận trọng nhất định khi đăng tin cho rằng "Đại tướng Phùng Quang Thanh đã qua đời tại một bệnh viện tại Pháp". Thiết nghĩ, chuyện nhầm lẫn và sai sót là điều không thể tránh khỏi, nhưng đây là một thông tin hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến cả bộ mặt cả một quốc gia thì những thông tin như vậy thực sự không thể chấp nhận được.

    Trả lờiXóa
  11. Có thể họ đã hoàn toàn đúng khi cố giữ một nguyên tắc hành nghề có tính sống còn bởi mất nó đồng nghĩa với việc DPA sẽ mất luôn sợi dây níu giữ họ với công chúng,nhưng có một sự thật mà họ cũng quên đi. rằng đó chính là đạo đức nghề nghiệp chân chính mới là thứ kết gắn họ với cộng đồng nhiều hơn.

    Trả lờiXóa
  12. Có thể sẽ rất nhiều đổ thừa khi lí giải nguyên nhân báo chí tại VN rất thiếu tinh thần tự giác trước các sai lệch của thông tin được đăng dẫn cho cơ chế "tự bơi', tự trang trải thay vì được Nhà nước bao cấp như trước đây. NHưng bất cứ một nghề nào cũng vậy, đạo đức nghề nghiệp luôn cần được tôn trọng. Chỉ có như vậy thì họ mới có thể duy trì được lâu dài. Đừng chạy theo cơ chế thì trường để rồi đánh đổi cả những thứ không đáng như vậy.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.