THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

02 tháng 7 2015

EU KHÔNG BỎ RƠI UKRAINE NHƯNG CỨU GIÚP HIỆN TẠI THÌ CHƯA PHẢI LÚC?

by An Chiến  |  at  2.7.15

Để trả lời cho câu hỏi, vũ khí của người Nga trong cuộc chiến kinh tế với Phương Tây là gì thì câu trả lời là hai chữ khí đốt! Và từ một lợi thế có yếu tố tự nhiên, với người Nga trong bối cảnh hiện tại khí đốt bỗng trở thành một thứ vũ khí chính trị lợi hại. 
Hãng Gazprom của Nga tuyên bố tạm ngưng cấp khí cho Ukraine (Ảnh: BBC Việt ngữ). 

Thông tin "Nga dừng cấp khí đốt cho Ukraine" được phát đi từ hãng khí đốt của Nga Gazprom với xác nhận đã tạm ngưng cung cấp gas cho Ukraine sau khi các cuộc đàm phán về giá không đạt kết quả. Động thái này cũng diễn ra sau khi "hãng năng lượng quốc gia của Ukraine Naftogaz tuyên bố ngưng mua khí đốt từ Nga". (BBC Việt ngữ). 

Với động thái này nước nào chịu sự ảnh hưởng nặng nề nhất? 


Đương nhiên là Ukraine. Cũng giống như trong quá khứ trong vấn đề Sebia, Kosolvo được xem là con át chủ bài của Phương tây trong chiến dịch vây ráp và làm suy yếu Nga. Cục diện tại Kosovo có thể gây bất lợi ở một chừng mực đối với Nga nhưng xem ra nó không quá ảnh hưởng như người ta vẫn tưởng. Nước Nga vẫn phát triển và có dấu hiệu tăng tốc về nhiều mặt trước các lệnh cấm vận có tính chu kỳ của Mỹ và Eu.


Tuy nhiên, có vẻ như với vấn đề tại Ukraine mọi thứ đang có xu hướng đảo ngược. Nghĩa là dù không hoàn toàn nắm Ukraine theo khái niệm cơ học như cái cách họ đã từng làm với lãnh thổ Crime trước những biến cố do người Mỹ đạo diễn nhưng xem chừng, "sức mạnh mềm" từ dầu mỏ, khí đốt cũng không kém phần quyết liệt. Xin nhớ lại thời điểm diễn ra cách đây chừng 1 năm, khi mà căng thẳng giữa Nga - phương Tây trong vấn đề Ukraine có dấu hiệu leo thang, trong một động thái đáp trả Phương tây, mà trực tiếp là các nước thuộc EU, Nga đã tuyên bố ngưng cấp dầu mỏ, khí đốt cho một số quốc gia có tính chủ chốt và trong đó có Đức. Và đúng như dự báo, dù đã có không ít nguồn tài nguyên thay thế nhưng xem ra thứ vàng đen mà người Nga đang nắm giữ tương đối lớn vẫn có một sức hút kỳ lạ. Và người Đức đã giãy lên như "đỉa phải vôi". Với vị thế của một nước có tiếng nói chủ đạo trong Eu, người Đức đã thay người Nga ra sức vận động dỡ bỏ lệnh cấm vận nhắm vào nước Nga (nhất là các doanh nghiệp Nga) trước đó. Đổi lại, nước Nga sẽ tái khởi động lại hoạt động bán dầu khí cho EU và ở thời điểm đó nước Nga đã thoát khỏi những suy giảm có nguy cơ chạm đáy về kinh tế với thế mạnh trong tay.

Xin lưu ý rằng, người Nga đã thoát khó bằng một tình hướng có phần bị động nhưng với động thái mới nhất nhắm vào Ukraine thì đó lại được thực hiện với cách thức ngược lại. Nghĩa là họ chủ động hơn nhiều, đấy cũng là lí do dự báo nó sẽ không giống như cái cách mà họ đã từng làm với Eu, nhún nhường để có một thế cục có lợi.

EU có vào cuộc để gỡ rối cho Ukraine? 


Câu trả lời là có nhưng bây giờ chưa phải lúc. Ukraine đến thời điểm hiện vẫn chưa là thành viên nội khối của EU trng khi đó một quốc gia khác là Hylap, thành viên chính thức và lâu đời của EU lại đang ở vào một tình thế: Chết đuối bất cứ lúc nào. Đã có những dấu hiệu ruồng bỏ từ Phương tây trước viễn cảnh Hy Lạp đang ngày càng lâm vào một tình thế khó xử, tuy nhiên liệu EU có đang tâm chứng kiến con thuyền kinh tế Hylap từ từ chìm đắm không thì câu trả lời là không?

Một trong các chính sách được cho là cốt lõi của Eu trong quá trình vận hành là luôn có một sự ưu tiên gần như tuyệt đối với các thành viên lâu đời. Hy Lạp là một thành viên như thế, vậy nên với những gì diễn ra hiện tại thì đó chẳng qua là một đòn doạ nạt của lãnh đạo các nước chủ chốt EU dành cho Hylap. EU sẽ phải dốc sức để cứu Hylap và xem ra đó là lí do để nói rằng, hãy còn quá sớm để Ukraine nằm trong ưu tiên cứu giúp của EU. Cho nên, hãy tin tưởng rằng, EU sẽ không làm ngơ trước tương lai của Ukraine nhưng đến khi nào mới vào cuộc thì e là câu chuyện thuộc về thì tương lai.
An Chiến

1 nhận xét:

  1. Nó giống như một người vớt người đuối nước vậy. Cứ để ngoi ngóp tới lúc sắp chết mà chưa chết hẳn mới lao xuống cứu. Chưa tới thời cơ chưa cứu. Làm vậy có ác quá đối với người dân vô tội quốc gia này không

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.