Ngay sau khi thay ảnh đại diện trên FB cá nhân có hình ảnh của Nguyễn Viết Dũng (xem thêm: Tại đây), người có nick name Fb là Dũng Phi Hổ, khi được một Fb khác có tên Long Dinh Ngo hỏi: "Vi sao lại để hinh của phí hổ vậy anh", Mai Tú Ân (FB Mai Tú Ân) đã cho hay:
"Vì hâm mộ cậu ấy, tuổi trẻ tài cao. Bức ảnh cũng rất đẹp, có cái Thần..."Tôi không có ý định nói ra điều này để chỉ trích hay lên án Mai Tú Ân như những lần trước bởi xem ra khi người ta đã muốn thì chỉ có hai thứ ngăn cản được chính họ, đó là tư tưởng họ đổi thay hoặc họ chịu sự điều chỉnh của các chế tài đến từ pháp luật. Tuy nhiên, nhân điều này tôi muốn nói đến một hiện tượng cũng đang trên đà trở nên phổ biến và đáng báo động: Nhân danh sự hâm mộ, thần tượng để tán dương những con người xấu hoặc hành vi xấu.
Có lẽ những ai quan tâm sẽ không cần phải băn khoăn hay thấy lạ lẫm khi tôi nói về điều trên trong câu chuyện về một nhân vật có tên Dũng Phi Hổ - Nguyễn Viết Dũng. Không ai phủ nhận con người này đã có một quá khứ đẹp với một bảng vàng thành tích học tập đáng nể: Vào chung kết quý Olympia, vào đại học Bách khoa Hà Nội với số điểm tương đối cao. Vậy nhưng, có vẻ đoạn sau của con người này lại đáng bị quên đi: Bị đuổi học, tham gia các hoạt động chính trj xấu và hiện đang bị bắt, khởi tố theo một tội danh hình sự. Và hành trình biến Dũng từ một sinh viên có tiềm năng tại một ngôi trường có tiếng tại VN (Đại học Bách Khoa) đến việc sắp bị hầu toà trong thời gian tới cũng không ngoài bức ảnh được Mai Tú Ân đăng tải nói trên.
Bị ảo tưởng nặng về chính trị và bị đám người xấu lôi kéo, gã thanh niên trẻ chưa hiểu hết mùi đời chứ nói gì đến chuyện chính trị, chính em đã công bố thành lập Đảng Cờ vàng trên FB và cái "tuyên ngôn" của "chính đảng" này không khác gì là mấy so với các "đảng phái vô thừa nhận tại Việt Nam như "Việt Tân" chẳng hạn. Cái nguy hiểm ở chỗ từ một sự ảo tưởng mang tính trẻ con thì Nguyễn Viết Dũng đã dấn thân vào các hoạt động mà bất cứ một chế độ, Nhà nước nào cũng không thể hài lòng: gợi nhớ lại một chế độ chính trị từng tồn tại trước năm 1975 ở Miền Nam Việt Nam, "ra các lời kêu gọi lật đổ".... và cái gì đến đã đến với gã trai trẻ này: Bị bắt và hiện đang trong quá trình điều tra. Theo một số người thạo tin, am hiểu pháp luật thì việc Dũng hầu toà chỉ còn là vấn đề của thời gian mà thôi.
Theo lẽ thường thì đáng lẽ người ta phải lên án, phải tránh xa con người như Dũng, dành cho Dũng những danh xưng như "đồ phản động", "đồ bán nước hại dân" nhưng không hiểu vì đâu đám người như Mai Tú Ân lại "hâm mộ" và xem những gì mà Dũng thể hiện là "tuổi trẻ tài cao"? Hay nói cách khác, với những gì chúng ta biết về Dũng và cái cách Mai Tú Ân đang định hình về một dạng người đáng được ngưỡng mộ có phần mâu thuẫn nhau. Phải chăng đó là một sự biến dạng về tiêu chuẩn để được người ta hâm mộ mà người thường dường như rất khó nhận biết? Mai Tú Ân là một trong số những cá nhân hiếm hoi biết được điều đó?
Xã hội liên tục có những biến chuyển mới, cái hôm nay đang được cả xã hội tôn sùng, ngưỡng mộ thì ngày mai đã trở thành một thứ vô thừa nhận. Sự thiếu bền vững về mặt giá trị vô hình đã tự cho các cá thể trong xã hội tự có suy nghĩ an phận về một sự tương đối. Họ cũng cho phép đó là một phần của sự đa dạng xã hội, rằng, do môi trường, các yếu tố tác động khác nhau nên sản phẩm tư duy của các cá thể cũng khác nhau. Họ cũng có thể lí giải việc Mai Tú Ân "hâm mô Nguyễn Viết Dũng" bởi đó là suy nghĩ thuộc về cá nhân con người này. Nó không đại diện cho một lớp người hay một bộ phận người. Tuy nhiên, đã bao giờ chúng ta dành một chút để suy ngẫm và thấy rằng, tạo hoá luôn biến chuyển nhưng nó không có nghĩa là biến chuyển, đổi thay hết. Vẫn còn đó những lớp, tầng giá trị đóng đinh và tồn tại cùng với thời gian. Nó vẫn đứng im, bất biến trong khi dòng thời gian vẫn liên tục chuyển đổi. Tiêu chuẩn về sự hâm mộ thiết nghĩ cũng là một trong các chuẩn giá trị ấy.
Vậy nên, chúng ta cũng đừng vội vàng chấp nhận về một sự tương đối thay vì đi đến tận cùng vấn đề, lục lọi tất cả để đi đến bản chất. Có thực sự Mai Tú Ân có quan điểm như thế nên hâm mộ Nguyễn Viết Dũng - điều này thì chỉ có Mai Tú Ân biết. Nhưng tôi tin rằng, một người có hiểu biết như Mai Tú Ân lại xác lập một điều mà ông biết chắc nó sẽ gây nên những sự phản cảm của công luận đối với mình. Hay nói cách khác, những người sẵn sàng chấp nhận tiếng dè bỉu của thiên hạ để nói thì chắc chắn ở họ có những thứ mục đích chưa thể nói ra? Họ chấp nhận tai tiếng về mình thì tất nhiên họ cũng không thể không thu về một cái gì? Với suy nghĩ như thế, Mai Tú Ân chỉ có thể 1 trong 2 dạng người sau:
1. Ông chưa hiểu gì về Nguyễn Viết Dũng (điều này mặc dù ít được diễn ra nhưng có thể vì tin tưởng một ai đó khi nói về Dũng mà ông bị ảo tưởng về gã trai này).
2. Mai Tú Ân cũng đồng dạng như Nguyễn Viết Dũng (điều này có khả năng xảy ra cao bởi "đồng cảnh tương thân" là chuyện hết sức dễ hiểu.
Xin kết thúc câu chuyện tại đây!
An Chiến
Đáng buồn cho chàng thanh niên Nguyễn Việt Dũng. Dũng có một quá khứ tốt đẹp với thành tích học tập đáng nể của cậu. Đáng lẽ với sự thông minh vốn có của mình cùng những gì mà Dũng học tập ở trường chắc hẳn sẽ đóng góp nhiều cho đất nước. Tuy nhiên, với những nhận thức sai lầm về chính trị, chàng thanh niên có những hành động chống phá Đảng, Nhà nước.Sự việc không chỉ dừng lại ở đó, Dũng còn được đám rận chủ tung hô, ca ngợi. Thật là nực cười phải không, việc làm xấu không bị lên án mà còn được tung hô, khích lệ chẳng khác nào vẽ thêm đường cho hươu chạy.
Trả lờiXóaĐáng tiếc cho một con người, một thanh niên trẻ tuổi có tài, thông minh, hoàn toàn có thể làm nên được nhiều điều tốt đẹp cho đất nước nhưng tiếc thay em lại có sự lựa chọn hoàn toàn sai lầm, đi theo đuổi những điều không thật, và rồi bị cái lý tưởng ấy nó xâm nhập vào con người. Đã là quá muộn hay chưa để thay đổi?
Trả lờiXóa