VOA Tiếng Việt đã viết như sau khi bình luận xung quanh câu hỏi: "Vì sao hãng tin của Đức tới giờ mới chịu thừa nhận "nhầm lẫn", theo quý vị? Vì sao DPA trước thì nói dẫn lời "nguồn tin quân sự" và nay thì lại cho biết dẫn "nguồn tin từ bệnh viện"?":
"Hãng thông tấn lớn của Đức, DPA, hôm nay đã chính thức thừa nhận “nhầm lẫn” khi đưa tin Đại tướng Phùng Quang Thanh qua đời ở Paris.
Trong bài viết có tựa đề “Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam về nước”, hãng tin này viết rằng, “một bản tin trước đây của DPA đã nhầm lẫn khi đưa tin vị đại tướng đã từ trần sau khi được chữa trị tại một bệnh viện ở Paris”.
DPA cũng cho biết họ “dẫn một nguồn tin từ bệnh viện”, trong khi bản tin đăng hôm 19/7 của hãng DPA từ Hà Nội dẫn lời một nguồn tin quân sự giấu tên.
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 23/7 cho biết đã yêu cầu hãng tin Đức “cải chính thông tin sai sự thật”.
Theo đó, thì cùng với việc thừa nhận đã có một sự nhầm lẫn trong tung tin về Đại tướng Phùng Quang Thanh qua đời thì VOA cũng cho biết thêm: DPA đã đính chính về nguồn tin họ được tiếp cận trước khi đăng tin đồn nhảm về tướng Thanh - nguồn tin từ bệnh viện thay vì "một nguồn tin quân sự dấu tên" như trong bản tin ngày 19/7 vừa qua. Việc khẳng định nguồn tin được phát đi từ trong nước (cụ thể là giới chức quân sự trong nước) đã được loại bỏ sau công bố của DPA.
Vậy nhưng, trong một bài viết có tên "Đằng sau tin tướng Phùng Quang Thanh đã chết là gì?" trên RFA thì trang này lại vẫn tiếp tục đặt ra về một sự hoài nghi mặc dù trước đó đã hoàn toàn được giải mã sau xác nhận cuối cùng của DPA về Đại tướng Phùng Quang Thanh.
Tuy nhiên, công bằng mà nói thì việc RFA bị đưa vào "tròng", ở vào một cái thế bất lợi (không biết DPA đã xác nhận rõ nguồn tin họ được tiếp cận) do bản thân nhiều hơn là do yếu tố bên ngoài tác động vào. Thử hỏi rằng, với hai câu hỏi trên thì việc cho ra một đáp án cuối cùng theo hướng khách quan là không hề khó. Thậm chí việc cho ra một đáp án khác còn khó hơn là trả lời đúng bản chất của câu hỏi.
Cụ thể, với câu hỏi: "Tại sao tin này lại xuất hiện vào lúc này và chỉ từ một hãng truyền thông quốc tế thuộc loại có uy tín?" thì đáp án của nó chỉ có thể: Kẻ tung tin đồn đã có một sự tính toán tương đối kỹ lưỡng để qua mặt giới truyền thông và công chúng. Họ đã sử dụng một hãng tin uy tín tại một quốc gia Châu Âu thay vì sử dụng một hãng tin thiếu tiếng tăm tại Châu Á hay Châu Phi. Riêng điều này đã đánh mạnh vào tâm lý người nghe, đọc tại Việt Nam rất nhiều bởi không hiểu từ đâu người dân Việt luôn nghĩ rằng, cái gì xuất phát từ Phương tây thì độ tin cậy cũng cao hơn, cơ quan truyền thông đó càng danh tiếng thì độ tin cậy cũng càng cao hơn. Và có lẽ kẻ tung tin đồn về tướng Thanh đã hoàn toàn đúng khi lựa chọn DPA vào sứ vụ lừa đảo thông tin, gây hiệu ứng xã hội xấu của mình. Công chúng bị lừa đơn giản vì họ thiếu kỹ năng trong việc tiếp cận và phân tích thông tin bởi DPA đã tương đối thận trọng khi "chêm" vào bài viết cụm từ để lỡ khi không đúng thì không bị quy kết là bịa đặt thông tin: "DPA trích nguồn tin quân sự nói, nhưng không cho biết danh tánh nguồn, vì người này không được phép nói với truyền thông". Và lẽ ra thay vì tin "sái cổ" thông tin này thì người đọc nên thử hỏi lại tại sao DPA lại không cho biết nguồn tin mà chỉ nói chung chung, kiểu ưỡm ờ như thế? Tại sao họ lại không tự tin xem đó là thông tin do mình nắm được? Vậy nên, trong chuyện để tin đồn lan xa thì lỗi còn thuộc về chính độc giả, công chúng vậy!
Câu hỏi thứ 2 vì thế cũng đã có một câu trả lời xác đáng nhất: "Vì sao đây là một tin rất quan trọng, xảy ra ở Pháp mà truyền thông tại Pháp hoàn toàn im lặng?" bởi truyền thông Pháp không phải là đối tượng mà kẻ tung tin bí ẩn này hướng tới với lí do: (1). Nếu là từ một hãng truyền thông tại Pháp thì việc xác minh độ tin cậy của nguồn tin sẽ nhanh chóng và người ta sẽ hoàn toàn có lí do đặt ra câu hỏi phải chăng thông tin bị rò rỉ từ chính bệnh viện nới tướng Thanh đang điều trị. Và tất nhiên, nếu điều này diễn ra thì việc tạo ra một luồng dư luận như cách nói đầy ngớ ngẩn của đài RFA: "Như vậy phải chăng đây là một âm mưu của lực lượng quân đội còn trung thành với Tướng Phùng Quang Thanh, do không nắm được truyền thông của nhà nước, nên đã buộc phải sử dụng các kênh truyền thông nước ngoài để tạo tin tức?". (2). Các hãng truyền thông Pháp im lặng bởi với một thông tin tương đối nhạy cảm như thế thì thay vì vội vàng, hấp tập trong việc đăng tải thì họ sẽ xác minh trước khi có động thái cuối cùng (nên chăng khen người Pháp làm truyền thông thận trọng hơn người Đức là vì thế). Thêm nữa, trước khi xuất hiện thông tin về "đại tướng Phùng Quang Thanh qua đời" thì Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do tướng Thanh dẫn đầu thăm Pháp theo lời mời của người đồng cấp Pháp hôm 19/6. (Xem thêm: Tại đây). Vậy nên, việc lên tiếng về một thông tin có tính nhạy cảm cao như thế vừa ảnh hưởng tới các thoả thuận mà Bộ Quốc phòng 2 nước thông qua (Pháp là quốc gia Châu Âu duy nhất thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trên lĩnh vực Quốc phòng với Việt Nam), thậm chí nó sẽ còn ảnh hưởng tới uy tin của nước Pháp (bởi trước đó có thông tin Đại tướng Phùng Quang Thanh bị ám sát trên một tuyến đường tại Thủ đô Pari).
Thế mới biết công tác truyền thông thật tai hại khi trao vào những con người bản tính đã hấp tấp, nóng vội, thiếu tôn trọng tính khách quan lại vừa thiếu trí tuệ.
Vậy nhưng, trong một bài viết có tên "Đằng sau tin tướng Phùng Quang Thanh đã chết là gì?" trên RFA thì trang này lại vẫn tiếp tục đặt ra về một sự hoài nghi mặc dù trước đó đã hoàn toàn được giải mã sau xác nhận cuối cùng của DPA về Đại tướng Phùng Quang Thanh.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh (P) trong một cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (T) tại Bộ Quốc phòng ngày 01 tháng Sáu năm 2015 (Nguồn: RFA).
RFA viết: "Một câu hỏi được đặt ra là: "Tại sao tin này lại xuất hiện vào lúc này và chỉ từ một hãng truyền thông quốc tế thuộc loại có uy tín? Vì sao đây là một tin rất quan trọng, xảy ra ở Pháp mà truyền thông tại Pháp hoàn toàn im lặng?". Điều đó cho thấy, rất có thể "...nguồn tin quân sự tại Hà Nội cho DPA biết, nhưng không muốn nêu tên vì không được quyền tiết lộ cho báo chí." khi cung cấp tin này đã chủ ý bẫy phóng viên của DPA để cố ý tạo thành một tin tức quan trọng. Và cũng có thể do sai sót của DPA khi quá tin tưởng vào người xác nhận tin này - nhân chứng tin cậy của DPA làm trong bệnh viện Pháp Georges Pompidou. Tuy vậy khả năng sau là rất nhỏ, khó có thể xảy ra".Đáng khen thay cho RFA đã có một sự phân tích tương đối kỳ công và thiết nghĩ những câu hỏi mà Nhà đài này đặt ra không phải hoàn toàn vô lý: "Tại sao tin này lại xuất hiện vào lúc này và chỉ từ một hãng truyền thông quốc tế thuộc loại có uy tín? Vì sao đây là một tin rất quan trọng, xảy ra ở Pháp mà truyền thông tại Pháp hoàn toàn im lặng?". Song cái đáng tiếc ở đây là dường như Nhà đài này không quá bận tâm hay dành một chút thời gian để nghe hãng thông tấn Đức DPA nói về sai lầm của mình. Rằng, họ đã không thể hiểu được rằng, kẻ tung tin đồn thất thiệt này cũng cao thâm không kém khi họ có thể qua mặt cũng như đặt một nhà đài lớn như RFA vào trạng huống khó xử như thế này?
Tuy nhiên, công bằng mà nói thì việc RFA bị đưa vào "tròng", ở vào một cái thế bất lợi (không biết DPA đã xác nhận rõ nguồn tin họ được tiếp cận) do bản thân nhiều hơn là do yếu tố bên ngoài tác động vào. Thử hỏi rằng, với hai câu hỏi trên thì việc cho ra một đáp án cuối cùng theo hướng khách quan là không hề khó. Thậm chí việc cho ra một đáp án khác còn khó hơn là trả lời đúng bản chất của câu hỏi.
Cụ thể, với câu hỏi: "Tại sao tin này lại xuất hiện vào lúc này và chỉ từ một hãng truyền thông quốc tế thuộc loại có uy tín?" thì đáp án của nó chỉ có thể: Kẻ tung tin đồn đã có một sự tính toán tương đối kỹ lưỡng để qua mặt giới truyền thông và công chúng. Họ đã sử dụng một hãng tin uy tín tại một quốc gia Châu Âu thay vì sử dụng một hãng tin thiếu tiếng tăm tại Châu Á hay Châu Phi. Riêng điều này đã đánh mạnh vào tâm lý người nghe, đọc tại Việt Nam rất nhiều bởi không hiểu từ đâu người dân Việt luôn nghĩ rằng, cái gì xuất phát từ Phương tây thì độ tin cậy cũng cao hơn, cơ quan truyền thông đó càng danh tiếng thì độ tin cậy cũng càng cao hơn. Và có lẽ kẻ tung tin đồn về tướng Thanh đã hoàn toàn đúng khi lựa chọn DPA vào sứ vụ lừa đảo thông tin, gây hiệu ứng xã hội xấu của mình. Công chúng bị lừa đơn giản vì họ thiếu kỹ năng trong việc tiếp cận và phân tích thông tin bởi DPA đã tương đối thận trọng khi "chêm" vào bài viết cụm từ để lỡ khi không đúng thì không bị quy kết là bịa đặt thông tin: "DPA trích nguồn tin quân sự nói, nhưng không cho biết danh tánh nguồn, vì người này không được phép nói với truyền thông". Và lẽ ra thay vì tin "sái cổ" thông tin này thì người đọc nên thử hỏi lại tại sao DPA lại không cho biết nguồn tin mà chỉ nói chung chung, kiểu ưỡm ờ như thế? Tại sao họ lại không tự tin xem đó là thông tin do mình nắm được? Vậy nên, trong chuyện để tin đồn lan xa thì lỗi còn thuộc về chính độc giả, công chúng vậy!
Câu hỏi thứ 2 vì thế cũng đã có một câu trả lời xác đáng nhất: "Vì sao đây là một tin rất quan trọng, xảy ra ở Pháp mà truyền thông tại Pháp hoàn toàn im lặng?" bởi truyền thông Pháp không phải là đối tượng mà kẻ tung tin bí ẩn này hướng tới với lí do: (1). Nếu là từ một hãng truyền thông tại Pháp thì việc xác minh độ tin cậy của nguồn tin sẽ nhanh chóng và người ta sẽ hoàn toàn có lí do đặt ra câu hỏi phải chăng thông tin bị rò rỉ từ chính bệnh viện nới tướng Thanh đang điều trị. Và tất nhiên, nếu điều này diễn ra thì việc tạo ra một luồng dư luận như cách nói đầy ngớ ngẩn của đài RFA: "Như vậy phải chăng đây là một âm mưu của lực lượng quân đội còn trung thành với Tướng Phùng Quang Thanh, do không nắm được truyền thông của nhà nước, nên đã buộc phải sử dụng các kênh truyền thông nước ngoài để tạo tin tức?". (2). Các hãng truyền thông Pháp im lặng bởi với một thông tin tương đối nhạy cảm như thế thì thay vì vội vàng, hấp tập trong việc đăng tải thì họ sẽ xác minh trước khi có động thái cuối cùng (nên chăng khen người Pháp làm truyền thông thận trọng hơn người Đức là vì thế). Thêm nữa, trước khi xuất hiện thông tin về "đại tướng Phùng Quang Thanh qua đời" thì Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do tướng Thanh dẫn đầu thăm Pháp theo lời mời của người đồng cấp Pháp hôm 19/6. (Xem thêm: Tại đây). Vậy nên, việc lên tiếng về một thông tin có tính nhạy cảm cao như thế vừa ảnh hưởng tới các thoả thuận mà Bộ Quốc phòng 2 nước thông qua (Pháp là quốc gia Châu Âu duy nhất thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trên lĩnh vực Quốc phòng với Việt Nam), thậm chí nó sẽ còn ảnh hưởng tới uy tin của nước Pháp (bởi trước đó có thông tin Đại tướng Phùng Quang Thanh bị ám sát trên một tuyến đường tại Thủ đô Pari).
Thế mới biết công tác truyền thông thật tai hại khi trao vào những con người bản tính đã hấp tấp, nóng vội, thiếu tôn trọng tính khách quan lại vừa thiếu trí tuệ.
An Chiến
Ông nói xuôi, bà nói ngược cũng hài hước quá. Hãng tin đó của Đức đang tự đánh bóng tên tuổi của mình bằng cách ngu xuẩn nhất có thể
Trả lờiXóaNghe đến hãng thông tấn lớn của Đức tưởng là phải đưa tin chính xác và thận trọng thế nào cơ, đằng này lại cũng "chộp giật" theo cái cách mà mấy báo lá cải hay làm, đã vậy đính chính mà lại vẫn còn dẫn link bài báo cũ chả hiểu là để làm gì nữa. Đưa tin nội bộ không đúng đã đành, lại còn đi "nói chuyện nhà người khác" mà lại còn nói sai, chẳng ra làm sao.
Trả lờiXóa