Đòi hỏi Thủ tướng Hun Sen "trung thành" với Nhà nước Việt Nam thì hơi khiên cưỡng và có vẻ như đó là điều chắc chẳng bao giờ xảy ra. Tuy nhiên, rất nhiều người Việt đã nghi ngờ về mối quan hệ truyền thống giữa hai nước mà ông Hun Sen là một hạt nhân có tính cốt lõi bởi những động thái gần đây nhất của cá nhân con người này.
Sau sự việc được cho là tích cực nhằm đáp trả lại sự cáo buộc của Đảng cứu quốc đối lập (CNRP) cáo buộc Chính phủ đang sử dụng bản đồ do VN vẽ để tiến hành phân định cắm mốc biên giới khi gửi thư tới Tổng thư Ký Bakimoon đỏi được mượn tấm bản đồ có tên là Bonne mà Cố Quốc vương Norodom Sihanouk từng gửi vào viện lưu trữ của cơ quan này; Thủ tướng Hun Sen liên tục có các động thái lạ. Đầu tiên là việc cho rằng "Cột mốc với VN ‘có thể bị cắm sai’ trong lãnh thổ Campuchia". Tiếp đó là cho phép Phong trào quyền lực nhân dân Khmer (một tổ chức lưu vong tại Mỹ bị liệt vào dạng khủng bố và gây bất ổn tại quốc gia này; lãnh đạo phong trào cũng bị các nhà chức trách Campuchia kết án vắng mặt 7 năm tù vào đầu năm nay) được hoạt động trong nước dưới tên gọi một chính đảng có tên Đảng Quyền lực nhân dân Khmer (KPP) và cũng đích thân thủ tướng Hun Sen là người đặt vấn đề ân xá cho Ratha với Quốc vương Norodom Sihamoni mà theo phân tích trước đó của người viết thì "thêm chính đảng mới, hun sen đang chơi nước cờ mạo hiểm?" Và mới đây nhất trong một phát biểu liên quan việc TQ tài trợ xây dựng 1 sân vận động cho Campuchia, thủ tướng Hun Sen đã nói với tờ The Phnom Penh Post ngày 20/5 được báo Giáo dục tường thuật lại rằng "Ông phủ nhận thông tin Bắc Kinh chi 100 triệu USD cho sân vận động này, nhưng khẳng định rằng bất luận xây hết bao nhiêu tiền, Trung Quốc sẽ trả hết".
Quả thật sẽ không ai dám nghi ngờ sau các động thái ấy Thủ tướng Hun Sen đã không có một sự biến chuyển có tính bước ngoặt và đổi chiều. Một viễn cảnh Campuchia càng gần TQ và xa Việt Nam là điều đang được dự báo và tất nhiên nó sẽ càng cho thấy một nguy cơ bất ổn mà trước mắt là trên khu vực Biên giới 2 nước.
Và xin nói thêm rằng, đó không chỉ được người Việt nói, một số nhà phân tích, bình luận chính trị quốc tế có uy tín như Tiến sỹ Vannarith Chheang, Đại học Leeds, Anh Quốc cũng cho rằng: "Campuchia đang chuyển quan hệ từ liên minh truyền thống bè bạn với Việt Nam sang với Trung Quốc. Ông Chheang cũng nói thêm rằng việc tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Campuchia đã làm cho Campuchia cảm thấy tự tin hơn và đẩy cao sức mạnh mặc cả, thương lượng của Campuchia với Việt Nam". Với những gì đang xảy ra thì đúng như khuyến cáo từ một số chuyên gia rằng, Việt Nam nên chuẩn bị cho một viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy đến từ Campuchia.
Có một nhân tố khác được nói đến trong nguy cơ rạn nứt mối quan hệ truyền thống Việt Nam -Campuchia là trong tín ngưỡng của người Campuchia vị thần 4 mặt có một ý nghĩa đặc biệt, xuất hiện hầu hết trong các sinh hoạt của đất nước này. Vấn đề Biển Đông được đặt ra trong một diễn đàn được tổ chức tại Campuchia trong giai đoạn nước này giữ chức chủ tịch luân phiên của Asean càng cho thấy rõ hơn điều đó. Theo suy luận thì điều này thì lòng tin với Campuchia là rất mong manh, họ sẽ ngả về bên nào nếu bên đó mạnh hơn, bên đó bạo chi về hơn về tài chính... Rồi hiện đang dấy lên tin đồn thời gian gần đây thay vì đưa gia đình sang Vũng Tàu của Việt Nam để du lịch nghỉ dưỡng thì Thủ tướng Hun Sen đã chọn TQ làm điểm đến... Hay nói cách khác tất cả những gì chúng ta có đang chứng minh rằng Thủ tướng Hun Sen và cả đất nước Campuchia đang thay đổi trong chính sách đối ngoại.
Phản ánh về việc các nhà chức trách "Campuchia kết án tù 11 nhân vật đối lập tham gia hoạt động nổi dậy" một số trang tin điện tử trong nước dẫn nguồn hãng tin AFP cho hay:
Có một thực tế mà ai cũng biết là CNRP liên tục gây sức ép lên Chính phủ Hoàng Gia Campuchia do Hun Sen đứng đầu. Những yêu sách được đặt ra song song với các cuộc tuần hành quy mô lớn trong thời gian gần đây. Trong bối cảnh hai nguy cơ đến cùng một lúc (bất ổn trong nước và ảnh hưởng mối quan hệ truyền thống, trong đó có quan hệ với Việt Nam) thủ tướng Hun Sen đã ưu tiên xử lý các bất ổn từ bên trong. Cho nên thật dễ hiểu, để ổn định tình hình thì Chính phủ Hoàng Gia Campuchia liên tục có các động thái xoa dịu CNRP và đương nhiên điều đó đã gián tiếp ảnh hưởng tới mối quan hệ truyền thống với VN. Tuy nhiên, thực tế lại không hề diễn ra một chiều như chúng ta vẫn biết, cùng với giữ và tạo ra hòa khí trong quan hệ CNRP, thủ tướng Hun Sen âm thầm tạo ra một cục diện có lợi cho CPP trên chính trường Campuchia: Bắt đầu bằng việc xin Quốc vương Norodom Sihamoni ân xá cho Ratha, Thủ tướng Hun Sen đã dọn đường cho một phong trào người Campuchia lưu vong tại Mỹ có thể quay về và hoạt động chính trị chính thức tại Campuchia. Và như đã nói, thực hiện điều này thủ tướng Hun Sen đối diện với một thứ nguy cơ là hai đảng CNRP và Đảng Quyền lực nhân Khmer (KPP) liên minh chống lại Chính phủ Hoàng gia song có vẻ như nguy cơ đó đã được Hun Sen hóa giải trước khi đưa ra quyết định về vấn đề này. Vậy nên, vừa cho KPP hoạt động không lâu (1 tuần) thì động thái tiếp theo là đưa 11 nhân vật chống đối của CNRP ra xét xử cho thấy dường như Hun Sen đang tự tin có thể nắm giữ được đại cục của Campuchia sau khi KPP xuất hiện!
Thế nên, hãy tin rằng sau khi ổn định được trong nước thì ưu tiên tiếp theo sẽ là vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia. Một viễn cảnh hòa bình hai bên biên giới hứa hẹn sẽ được thiết lập trở lại.
Sau sự việc được cho là tích cực nhằm đáp trả lại sự cáo buộc của Đảng cứu quốc đối lập (CNRP) cáo buộc Chính phủ đang sử dụng bản đồ do VN vẽ để tiến hành phân định cắm mốc biên giới khi gửi thư tới Tổng thư Ký Bakimoon đỏi được mượn tấm bản đồ có tên là Bonne mà Cố Quốc vương Norodom Sihanouk từng gửi vào viện lưu trữ của cơ quan này; Thủ tướng Hun Sen liên tục có các động thái lạ. Đầu tiên là việc cho rằng "Cột mốc với VN ‘có thể bị cắm sai’ trong lãnh thổ Campuchia". Tiếp đó là cho phép Phong trào quyền lực nhân dân Khmer (một tổ chức lưu vong tại Mỹ bị liệt vào dạng khủng bố và gây bất ổn tại quốc gia này; lãnh đạo phong trào cũng bị các nhà chức trách Campuchia kết án vắng mặt 7 năm tù vào đầu năm nay) được hoạt động trong nước dưới tên gọi một chính đảng có tên Đảng Quyền lực nhân dân Khmer (KPP) và cũng đích thân thủ tướng Hun Sen là người đặt vấn đề ân xá cho Ratha với Quốc vương Norodom Sihamoni mà theo phân tích trước đó của người viết thì "thêm chính đảng mới, hun sen đang chơi nước cờ mạo hiểm?" Và mới đây nhất trong một phát biểu liên quan việc TQ tài trợ xây dựng 1 sân vận động cho Campuchia, thủ tướng Hun Sen đã nói với tờ The Phnom Penh Post ngày 20/5 được báo Giáo dục tường thuật lại rằng "Ông phủ nhận thông tin Bắc Kinh chi 100 triệu USD cho sân vận động này, nhưng khẳng định rằng bất luận xây hết bao nhiêu tiền, Trung Quốc sẽ trả hết".
Quả thật sẽ không ai dám nghi ngờ sau các động thái ấy Thủ tướng Hun Sen đã không có một sự biến chuyển có tính bước ngoặt và đổi chiều. Một viễn cảnh Campuchia càng gần TQ và xa Việt Nam là điều đang được dự báo và tất nhiên nó sẽ càng cho thấy một nguy cơ bất ổn mà trước mắt là trên khu vực Biên giới 2 nước.
Và xin nói thêm rằng, đó không chỉ được người Việt nói, một số nhà phân tích, bình luận chính trị quốc tế có uy tín như Tiến sỹ Vannarith Chheang, Đại học Leeds, Anh Quốc cũng cho rằng: "Campuchia đang chuyển quan hệ từ liên minh truyền thống bè bạn với Việt Nam sang với Trung Quốc. Ông Chheang cũng nói thêm rằng việc tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Campuchia đã làm cho Campuchia cảm thấy tự tin hơn và đẩy cao sức mạnh mặc cả, thương lượng của Campuchia với Việt Nam". Với những gì đang xảy ra thì đúng như khuyến cáo từ một số chuyên gia rằng, Việt Nam nên chuẩn bị cho một viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy đến từ Campuchia.
Có một nhân tố khác được nói đến trong nguy cơ rạn nứt mối quan hệ truyền thống Việt Nam -Campuchia là trong tín ngưỡng của người Campuchia vị thần 4 mặt có một ý nghĩa đặc biệt, xuất hiện hầu hết trong các sinh hoạt của đất nước này. Vấn đề Biển Đông được đặt ra trong một diễn đàn được tổ chức tại Campuchia trong giai đoạn nước này giữ chức chủ tịch luân phiên của Asean càng cho thấy rõ hơn điều đó. Theo suy luận thì điều này thì lòng tin với Campuchia là rất mong manh, họ sẽ ngả về bên nào nếu bên đó mạnh hơn, bên đó bạo chi về hơn về tài chính... Rồi hiện đang dấy lên tin đồn thời gian gần đây thay vì đưa gia đình sang Vũng Tàu của Việt Nam để du lịch nghỉ dưỡng thì Thủ tướng Hun Sen đã chọn TQ làm điểm đến... Hay nói cách khác tất cả những gì chúng ta có đang chứng minh rằng Thủ tướng Hun Sen và cả đất nước Campuchia đang thay đổi trong chính sách đối ngoại.
****
Song thực tế là với những cứ liệu nói trên đã đủ để quy kết cho một động thái lạ từ Chính phủ Campuchia và cá nhân Thủ tướng Hun Sen như nhận định của TS Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban biên giới Việt Nam. Liệu rằng, có còn một ẩn khuất mang tính căn cơ mà chúng ta chưa biết hoặc chưa được tiếp cận để làm rõ hơn xu hướng chính trị đề nhìn rõ hơn về tương lai Việt Nam - Campuchia trong thời gian tới đây. Xin được nói về ẩn khuất như thế vừa diễn ra cách đây mấy ngày.
"AFP đưa tin, ngày 21/7, một nhóm gồm 11 nhà hoạt động và các thành viên Đảng Cứu nguy Dân Tộc Campuchia (CNRP) đối lập đã bị phạt tù về tội tiến hành các hoạt động nổi dậy, trong đó có 3 người nhận mức án 20 năm tù và 8 người lĩnh án 7 năm tù.
Các thành viên CNRP bị bắt giữ (Nguồn: AFP).
Những đối tượng trên bị kết tội cầm đầu hoặc tham gia cuộc nổi dậy trong thời gian diễn ra cuộc biểu tình bạo lực gần Công viên Tự do ở Phnom Penh ngày 15/7/2014 để phản đối chính phủ phong tỏa địa điểm biểu tình chính của thành phố này, làm hơn 40 người bị thương, chủ yếu là nhân viên an ninh.
Bản án có đoạn: “Tòa quyết định phạt Meach Sovannara (Trưởng Ban Thông tin CNRP) cùng Oeur Narith và Khin Chamroeun (đều là quan chức đảng đối lập) 20 năm tù giam về tội cầm đầu cuộc nổi dậy.” (Theo vietnamplus).Điều đặc biệt là trong phiên tòa này cả 11 bị cáo đều là thành viên của CNRP - đối thủ nặng ký nhất của CPP, là nguyên nhân gây nên bất ổn hiện tại ở biên giới Campuchia và cả những biến cố trong nước thời gian gần đây. Vậy nên dự báo sau khi phiên tòa sẽ có một làn sóng phản đối do CNRP phát động và rất có thể sẽ diễn ra một cuộc tuần hành quy mô lớn yêu cầu Thủ tướng Hun Sen từ chức như một sự kiện từng diễn ra cách đây 2 tuần. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao không sớm hơn cũng không muộn hơn, Chính phủ Campuchia lại đưa 11 cá nhân này ra xét xử vào thời điểm hiện tại mặc dù số này đã bị bắt cách đây 1 năm? Phải chăng Thủ tướng Hun Sen đã có một bệ đỡ chính trị cực kỳ chắc chắn để phản công sau những sự nhún nhường hòng ổn định tình hình vừa qua.
Có một thực tế mà ai cũng biết là CNRP liên tục gây sức ép lên Chính phủ Hoàng Gia Campuchia do Hun Sen đứng đầu. Những yêu sách được đặt ra song song với các cuộc tuần hành quy mô lớn trong thời gian gần đây. Trong bối cảnh hai nguy cơ đến cùng một lúc (bất ổn trong nước và ảnh hưởng mối quan hệ truyền thống, trong đó có quan hệ với Việt Nam) thủ tướng Hun Sen đã ưu tiên xử lý các bất ổn từ bên trong. Cho nên thật dễ hiểu, để ổn định tình hình thì Chính phủ Hoàng Gia Campuchia liên tục có các động thái xoa dịu CNRP và đương nhiên điều đó đã gián tiếp ảnh hưởng tới mối quan hệ truyền thống với VN. Tuy nhiên, thực tế lại không hề diễn ra một chiều như chúng ta vẫn biết, cùng với giữ và tạo ra hòa khí trong quan hệ CNRP, thủ tướng Hun Sen âm thầm tạo ra một cục diện có lợi cho CPP trên chính trường Campuchia: Bắt đầu bằng việc xin Quốc vương Norodom Sihamoni ân xá cho Ratha, Thủ tướng Hun Sen đã dọn đường cho một phong trào người Campuchia lưu vong tại Mỹ có thể quay về và hoạt động chính trị chính thức tại Campuchia. Và như đã nói, thực hiện điều này thủ tướng Hun Sen đối diện với một thứ nguy cơ là hai đảng CNRP và Đảng Quyền lực nhân Khmer (KPP) liên minh chống lại Chính phủ Hoàng gia song có vẻ như nguy cơ đó đã được Hun Sen hóa giải trước khi đưa ra quyết định về vấn đề này. Vậy nên, vừa cho KPP hoạt động không lâu (1 tuần) thì động thái tiếp theo là đưa 11 nhân vật chống đối của CNRP ra xét xử cho thấy dường như Hun Sen đang tự tin có thể nắm giữ được đại cục của Campuchia sau khi KPP xuất hiện!
Thế nên, hãy tin rằng sau khi ổn định được trong nước thì ưu tiên tiếp theo sẽ là vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia. Một viễn cảnh hòa bình hai bên biên giới hứa hẹn sẽ được thiết lập trở lại.
An Chiến
Thật là đáng buồn cho người anh e mà Việt Nam đã ra tay cứu giúp. Ông Hunsen đã đi ngược lại lợi ích mà hai Đảng, hai nhà nước ta vun đắp và xây dựng. Dưới bàn tay mà thuật của TQ campuchia như bị lú lẫn, có những hành động mà người ta cho là ngu xuẩn nhất hiện nay. Chúng ta cùng xem màn kịch đang và sẽ diễn ra như thế nào, xem cái bắt tay của Campuchia và TQ nó chặt đến cỡ nào
Trả lờiXóaChính phủ Campuchia đang tự đẩy nước mình vào tình trạng hỗn loạn, chính trị mà không ổn định thì làm sao dân chúng tập trung làm ăn được. Campuchia không giữ vững lập trường chính trị của mình thì rất dễ bị nước khác thao túng, chúng ta không những cảnh giác với anh bạn TQ mà còn cảnh giác với người anh e này, vì phải đè phòng không nó quay lại cắn mình lúc nào không biết
Trả lờiXóaChưa thể biết thế nào với con người này được. Mọi hành động đều cần phải nguy nghĩ và phân tích kỹ. Hiện tại mối quan hệ hai nước không được tốt đẹp nên chúng ta càng đề phòng, tránh chủ quan
Trả lờiXóaThủ tướng Hunsen là người hiểu rõ về đất nước và con người Việt Nam. Ông ta chắc cũng không thể không hiểu cái giá của sự phản bội lích sử đối với những vấn đề về biên giới cũng như cách hành xử đối với Việt Nam sẽ không kém phần thảm khốc
Trả lờiXóaCó thể thấy lãnh đạo nhà nước campuchia đang hướng gần về trung quốc hơn là việt nam, đúng là sức mạnh của đồng tiền. Những giá trị truyền thống, người anh em đã mang ơn việt nam nhiều từ thời kỳ loạn lạc khó khăn giờ chẳng còn có giá trị với họ. Chúng ta không quy chụp nên vẫn chờ xem những hành động tiếp theo của họ, để chủ động và không bị động.
Trả lờiXóa