THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

09 tháng 7 2015

TỪ CÂU CHUYỆN XẢY RA TẠI HY LẠP

by An Chiến  |  at  9.7.15

Vẫn chưa có bất kỳ một tín hiệu khả dĩ nào từ cuộc tranh luận về các điều khoản của gói cứu trợ đối với Hy Lạp từ các chính khách nước này với các đại diện đến từ EU.Ngân hàng Hy Lạp tiếp tục đóng cửa "và duy trì giới hạn rút tiền mặt 60 euro cho đến ngày 13/7" bất chấp cuộc sống người dân tại đây đang lấn sâu hơn vào cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử quốc gia của các vị thần này. 

Nhiều người có tuổi tới ngân hàng rút tiền ra nhưng ngân hàng không mở cửa (Ảnh: BBC). 

Thông tin từ BBC cũng cho hay: "Lương của nhiều người bị giảm một nửa hoặc hơn thế, tiền tiết kiệm thì ngót đi. Gần đây, việc rút tiền mặt từ các máy rút tự động ra cũng trở nên khó khăn và một số người không còn được lĩnh đủ tiền lương hưu". 

Có lẽ sẽ chẳng cần phải bàn thêm về cái tình cảnh mà người Hy Lạp đang gánh chịu và xem chừng nếu quá trông đợi vào EU thì không hiểu cuộc sống của người dân sẽ đi đâu và về đâu? Trong một bối cảnh như thế người dân Hy Lạp thay vì đặt tất cả niềm tin vào sự cưu mang của Eu thì họ đã linh hoạt hơn và tinh thần tương thân, tương ái là điều được hướng đến để ít nhất họ có thể chờ tới lúc Eu chấp nhận một phương án được cho là tích cực: "Với mối ràng buộc chặt chẽ, nhiều kiều dân Hy Lạp đang tìm cách giúp họ hàng và bạn bè bằng mọi cách, từ thanh toán tiền mua nhà trả góp, đất cho đến hỗ trợ tiền mặt hoặc vay nóng. Họ tăng cường giúp đỡ trong vài tháng qua cho cuộc khủng hoảng vốn bắt đầu từ năm 2009 và dâng tới đỉnh điểm vào mùa hè này" (Theo BBC). 

Thế giới đã từng ca ngợi các cách mà người Nhật từng đối diện với thảm họa động đất và sóng thần năm 2012 và chắc chắn cũng có thể nói một điều tương tự đối với người Hy Lạp. Người dân Hy Lạp từ khắp nơi đã không chỉ quan tâm, theo dõi những bước chuyển mình của đất nước và họ hiểu được rằng, trong bối cảnh Chính phủ đang "đu dây" thì những người "đồng bào", người thân, bạn bè của họ là những người khổ sở nhất. Vậy nên, những nghĩa cử cao đẹp đã được hướng về đất nước theo đúng cái tinh thần người Việt chúng ta vẫn hay nói: "một nắm khi đói bằng một gói khi no". Và xem chừng, sự giúp đỡ hiện tại không chỉ là một động thái mà kiều dân Hy Lạp khắp nơi trên thế giới hướng về trong nước, đó cũng là cách mà họ giúp Chính phủ vững tin hơn với các chính sách mà chỉ cách đây vài tháng thôi đã được ca ngợi với những triển vọng mới. 

Rồi không dừng lại đó, họ hiểu rằng, Hy Lạp hiện tại không chỉ đối diện với những khó khăn do thâm hụt nguồn ngân sách đem lại. Uy tín, hình ảnh quốc gia tham gia sáng lập Eu từ ngày đầu có nguy cơ giảm sút khi nhiều lãnh đạo các quốc gia Châu Âu đã tố cáo Hy Lạp ăn bám và ỷ lại quá nhiều vào nguồn ngân sách viện trợ từ Châu Âu. Cho nên, không có gì quá lạ khi một số kiều dân Hy Lạp tự thấy mình có trách nhiệm, nghĩa vụ cải thiện hình ảnh Hy Lạp ở nước ngoài. Họ muốn xóa bỏ những định kiến mà họ đã phải lãnh chịu sau khi những chính sách kinh tế cuối cùng bị đổ vỡ. Cái đáng nói ở đây của người Hy Lạp là họ không hề dấu diếm hay phủ nhận những gì đã qua. Trong một động thái tích cực hơn, họ muốn chỉ cho phần còn lại của thế giới rằng, đó không phải hoàn toàn là bản chất vốn có của người Hy Lạp, đã có những khía cạnh mang tính riêng tư dẫn đến cuộc khủng hoảng.

Ở thời điểm hiện tại sẽ là quá sớm nếu chúng ta có một sự đánh giá toàn diện hay cuối cùng về nỗ lực của kiều dân Hy Lạp hướng về đất nước; tương lai Hy Lạp vẫn còn là một ẩn số, tất cả đang phụ thuộc vào thiện chí đến từ EU. Tuy nhiên, câu chuyện về những kiều dân tự thân nó đã nói lên rất nhiều điều. Rằng, người Hy Lạp biết đoàn kết và tương trợ nhau không thua kém gì Hy Lạp và họ vẫn tự hào rằng, họ xứng đáng là nơi sản sinh ra các vị thần, là nơi cội nguồn của trí tuệ nhân loại. 

Với Việt Nam thì sao? 

Người viết đã định không có một sự so sánh hoặc liên hệ bởi tất cả là tương đối. Nhưng không nói sao được khi mỗi lần nhìn vào cái cách một bộ phận Việt Kiều tại rất nhiều quốc gia hướng về Tổ quốc mà thấy buồn, thấy tủi. Trong khi những người Hy Lạp dù họ sống tương đối xa, có người phải ngồi máy bay đến 17 - 18 tiếng đồng hồ mới tới cố quốc nhưng họ vẫn không ngại ngần quay về khi đất nước cần, dù là để góp nhặt một ít vật chất nhỏ bé. Và cũng xin khẳng định lại rằng, việc làm này không phải đến giờ mới thực hiện mà nó đã được thực hiện thường xuyên; có điều đến thời điểm này người ta mới nhắc đến. Còn bộ phận người Việt tôi đang nói đến thì sao (bộ phận này dù không phải là quá nhiều), họ vẫn hàng ngày chờ cơ hội để bêu rếu, để nói xấu đất nước; họ vẫn thấy hổ thẹn khi cầm tấm hộ chiếu VN và sẵn sàng hoặc cố tình tìm cách ở lại với một ý đồ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ không nghĩ tới quê hương mà còn tiếp tay cho kẻ thủ lên án, gây khó dễ cho đất nước. Họ cũng sẵn sàng bán rẻ lương tâm của mình để đổi lấy những đồng USD, cái cuộc sống của một kẻ nô lệ về cả tinh thần lẫn thể xác. 

Tôi muốn những ai quan tâm nhận diện họ qua bức ảnh sau đây: 
Một bộ phận người Việt tại Mỹ tụ tập phản đối chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: FB). 
Không gì buồn hơn khi họ đối xử với đồng bào như thế kẻ thù!

7 nhận xét:

  1. Không có gì đáng sợ hơn những đứa con phản bội lại mẹ của mình. Sức mạnh giảm sút, tinh thần rồi loạn. Có lẽ thay vì phá hoại bằng đủ mọi cách, họ nên tìm cách giúp đỡ quê hương mình bằng cách này hay cách khác để giàu mạnh hơn, văn minh hơn, tiến bộ hơn.

    Trả lờiXóa
  2. Người Hy Lạp đã rút ra được bài học đắt giá cho mình: Đó là đừng trông chờ vào sự cứu trợ từ người khác mà phải luôn tự mình cứu mình trước tiên. Việt Nam phải coi đây là bài học sống còn trong thời đại hiện nay.

    Trả lờiXóa
  3. Nhìn gương Hi Lạp kìa mấy tên cờ vàng ngu dốt. Hồi xưa Hi Lạp cũng được cho mượn một đống tiền giống VNCH đó. May mà giờ việt nam không ngu muội không thì chắc cũng có cụ già đứng trước nhà bằng rút tiền nhưng ngân hàng không mở cửa

    Trả lờiXóa
  4. Nhà nước Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo, là chính đảng duy nhất đã được tất cả các nước trên thế giới công nhận, kể cả Mỹ trong đó - nơi mà lũ rận chủ đang trú chân. Chúng biểu tình phản đối chuyến thăm của Tổng bí thư ta chính là biểu tình chống lại chính phủ của Obama, của tất cả những người dân ủng hộ chính phủ Mỹ. Có lẽ bộ phận nhỏ này đang bay quá cao? Hay nhận tiền lương rồi thì phải làm như một công việc chuyên nghiệp?

    Trả lờiXóa
  5. Thì đâu đâu cũng thế thôi, chính trị mà. CHỉ có điều là xát muối vào mặt tổ quốc như thế cũng chỉ mỗi bọn phản động mặt dày bên kia thôi. Nói chung là kệ nó, đâu đâu cũng vậy, đâu đâu cũng thế. Bên mỹ người ta thấy giống như một tổ chức chính trị bình thường vì thể chế bên họ khác

    Trả lờiXóa
  6. Thật không thể hiểu nổi, có những người là con dân Việt Nam, sinh ra và lớn lên tại Việt Nam ấy vậy mà khi trưởng thành lại quay lại phản bội đất mẹ Việt Nam. Chúng có thể làm mọi điều cốt chỉ để bôi nhọ quê hương đất nước mình, làm giảm hình ảnh của đất nước mình trong mắt bạn bè quốc tế. Thậm chí dù có phải bịa đặt, xuyên tạc hay phóng đại vấn đề chúng cũng làm.

    Trả lờiXóa
  7. Với đám cơ vàng phả động luôn muốn chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam lật đổ, luôn tìm mọi cách bêu xấu xuyên tạc chế độ thì làm gì có chuyện yêu nước ở cái lũ này.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.