Báo, đài, truyền hình đưa cảnh những phụ huynh mệt mỏi nộp hồ sơ, mệt mỏi rút hồ sơ cho con em mình.
Facebook thì lan truyền clip của một cậu bé với tổng kết duy nhất được mọi người tung hô "Một nền giáo dục thối nát".
Nền giáo dục Việt Nam vốn dĩ khá tệ. Điều này chẳng có gì mới mẻ cả. Là một người đã từng trải qua tất cả các cấp học ở Việt Nam, tôi có thể khẳng định điều đó.
Về toán học, thế hệ chúng tôi học những môn như: Đạo hàm, tích phân, vi phân, lượng giác... mà chẳng biết để làm gì? Ra trường, đi làm, việc liên quan đến toán học duy nhất mà tôi hay làm là bấm máy tính.
Những lời chỉ trích, có làm nền giáo dục này đang "thối nát" trở lên "thơm phức" không?
Về văn học, chúng tôi phải học nói dối theo một khuôn mẫu tứ bé: Cô giáo em thì phải dáng thon thon, giọng nói dịu dàng, bà em thì dáng khom khom, tóc bạc phơ... Và chúng tôi phải thích những bài thơ, những bải văn "cách mạng" dù thật ra phần lớn chúng tôi ghét cay ghét đắng chúng.
Về sử học: Ở Việt Nam không phải là một môn khoa học, thuần túy là một môn tuyên truyền. Ngày x tháng y năm z, quân ta chiến thắng, quân địch thất bại, địch chết bao nhiêu, ta thu được bao nhiêu vũ khí, bắt được bao nhiêu tù binh... luôn luôn là như vậy!
Về ngoại ngữ: Tệ nhất! Chương trình rất nặng về ngữ pháp, nhưng kỹ năng nghe, nói thì rất tệ. Và thực ra ở nhiều nơi, chính kỹ năng của các giáo viên cũng rất tệ. Và còn rất nhiều những bất cập khác nữa...
Em trai đó có quyền nói ra những điều em ấy muốn nói, có quyền trình bày những quan điểm của mình. Tôi ủng hộ điều đó!
Nhưng tôi không tán đồng với đám đông đang tung hô em ấy, đầy hả hê.
Những lời chỉ trích, có làm nền giáo dục này đang "thối nát" trở nên "thơm phức" không? Có làm nền giáo dục này trở lên tốt đẹp hơn không? Hay chỉ đơn giản có tính giải tỏa bức xúc cho mỗi cá nhân?
'Giáo dục không phải là trồng rau'
Cái mà chúng ta cần, là những giải pháp, đâu phải là những lời chỉ trích.
Mọi năm, kỳ thi tốt nghiệp bị coi là vô ích, kỳ thi đại học bị coi là quá căng thẳng, hai kỳ thi bị coi là lãng phí.
Năm nay, hai kỳ thi được gộp lại làm một, các thí sinh có điểm rồi mới xét tuyển, cách làm tiệm cận với các nền giáo dục tiên tiến.
Muốn thay đổi, xin hãy chỉ trích một cách xây dựng và đưa ra các giải pháp. Hoặc là ít nhất chỉ trích bằng cách chỉ ra những điểm bất hợp lý, cần khắc phục.
Mọi năm, thí sinh chỉ có một bộ hồ sơ, trượt là không có cơ hội thứ hai, năm nay các em được quyền rút hồ sơ, được thay đổi lựa chọn ban đầu. Nhưng mọi người than mệt, than rắc rối. Thật kỳ lạ!
Chỉ trích nền giáo dục hiện tại, nhưng lại không có hành động gì để thay đổi.
Chỉ trích nền giáo dục này thối nát. Nhưng khi một dự thảo đưa ra xin ý kiến đóng góp của xã hội, thì có bao nhiêu người chịu đọc dự thảo, chịu đóng góp ý kiến. Hay là tất cả đều coi không phải việc của mình? Và không chịu đóng góp ý kiến nhưng khi cải cách được triển khai thì lao vào chỉ trích rất hăng.
Tất nhiên những thay đổi đó còn nhiều bất cập, cần thêm sự góp ý và các giải pháp để hoàn thiện. Cải cách giáo dục không phải là trồng rau, hôm nay trồng ngày mai có thể hái, nó cần thời gian và sự giúp đỡ của cả xã hội này.
Có bạn sẽ nói với tôi. Không cần biết nấu cơm nhưng vẫn có thể nhận xét cơm ngon hay dở. Đúng! Vấn đề là "ngon" hay "dở" phải đối với số đông trong xã hội. Những lời chỉ trích theo đám đông sẽ không làm xã hội này tiến lên mà chỉ làm cho những người có đầu óc cải cách và đổi mới chùn bước.
Bởi vì, không làm gì nền giáo dục cũng bị chỉ trích là "thối nát" mà làm gì thì cũng bị chỉ trích là "cải lùi", và rất nhiều người sẽ lựa chọn "không làm gì".
Theodore Roosevelt - Vị tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ đã từng nói: "Đôi khi, điều tốt nhất ta có thể làm là quyết định đúng, điều gần như tốt nhất là quyết định sai, và điều tệ nhất là chẳng làm gì cả".
Muốn thay đổi, xin hãy chỉ trích một cách xây dựng và đưa ra các giải pháp. Hoặc là ít nhất chỉ trích bằng cách chỉ ra những điểm bất hợp lý, cần khắc phục.
Xin đừng như Chí Phèo!
Nam Phong gửi tới BBC từ Sài Gòn
những cái đạo hàm tích phân lượng giác không phải là không dùng đến chẳng qua mỗi người chúng ta theo một công việc khác nhau và không dùng đến hoặc chưa đủ tầm để mà dùng nó trong cuộc sống.thời đi học là trang bị những thứ cơ bản cho chúng ta chưa phân chia nên phải học tất cả,văn học luôn hướng tới cái đẹp nên đừng cho nó là giả dối.lịch sử là những điều khô khan nhưng vì nó luôn phản ánh sự thật khách quan diễn ra theo thời gian,đúng là giáo dục nhiều khi không hợp lý và cần sửa đổi,nhưng nhìn chung nó vẫn đúng chuẩn,chẳng qua mặt nào cũng xã hội cũng có chộ hạn chế méo mó,mà cần đụng vào thực tế để biết sai mà sửa
Trả lờiXóaSuy cho cùng những kiến thức được học trên ghế nhà trường đều sẽ phục vụ vào đời sống không nhiều thì ít. Có thể người ta không nhận ra mà thôi. Đừng vội nói nền giáo dục của Việt Nam thế nọ thế kia, mà hãy bước chân vào đời để kiểm chứng thì tốt hơn là việc chỉ trích đó.
XóaThực ra có những điều không phải cứ học thế nào là ra đời phải làm thế ấy, có những thứ chúng ta được học là để rèn cách tư duy, cách suy nghĩ. Cấp học phổ thông là để tạo cho mỗi người một cái nền đầu tiên, làm sao từ nhỏ mỗi người đã biết mình sẽ làm gì để mà chỉ học cái đó, mà kể cả có như thế thì sau ra đời kiến thức sẽ rất phiến diện. Còn cải cách giáo dục, tất nhiên không phải tất cả đều đúng đắn và hợp lý, có những cái đúng là nó hay nhưng áp dụng cũng còn phải dựa vào hoàn cảnh và điều kiện thực tế nữa.
Trả lờiXóaTôi thấy Bộ Giáo dục đã có những tính toán để nâng cao chất lượng giáo dục. Cải cách là để phục vụ cho người học, nhưng có lẽ Bộ chưa lường hết được những khó khăn xảy ra nên để mới gặp nhiều phức tạp như thế. Bản thân tôi thấy cũng còn nhiều vấn đề chưa hợp lý, nhưng cũng phải công nhận Bộ đã có những cố gắng nhất định. Đừng chỉ biết "chửi", nếu có tinh thần xây dựng thì hãy đưa ra những giải pháp để khắc phục nó.
Trả lờiXóaCải cách giáo dục là một con đường dài mà toàn xã hội cần góp sức thì mới có thể thành công. mọi người cần đóng góp ý kiến của mình để Bộ giáo dục có thể sửa chữa lại những thiếu sót của mình, chứ đừng thi nhau chỉ trích, kêu ca như vậy. Không những chả giúp gì cho sự phát triển của giáo dục lại còn làm cho những người có đầu óc đổi mới chùn bước mà thôi!
Trả lờiXóaĐúng là có mắng, có chửi đứt lưỡi ra đi nữa thì nền giáo dục cũng không trở nên thơm phức được. chửi cho sướng cái miệng, cho thỏa nỗi phẫn nộ hay gì đó thì có gì là hay ho, nào có khác gì anh Chí, không làm được gì thì bắt đầu chửi. Muốn cho giáo dục tốt hơn thì xin hãy đưa ra những giải pháp thích đáng, thiết thực giúp cho những tình trạng trên có lối thoát chứ không phải chặn đường đi của nền giáo dục, những cải cách.
Trả lờiXóaĐể nền giáo dục nước nhà có thể cải cách toàn diện, phát triển được thì rất cần những ý kiến đóng góp của toàn thể nhân dân. Chứ không phải là những câu chửi bới, móc mói dành cho Bộ giáo dục. Nó chỉ càng làm chậm lại tốc độ đổi mới của nền giáo dục nước nhà mà thôi.
Trả lờiXóaHọc tập là để chúng ta rèn luyện bản thân, tích lũy kiến thức. Cái mà ta có được trong đầu khi học là cách xử lí các tình huống, chứ đâu phải dùng các bài tập trong trường đâu. Nói liều mà không thấy ngượng mồm, có khác anh chí chút nào đâu.
Trả lờiXóaAnh chí chỉ vì say rượu, vì cay đắng với những việc Bá kiến đã là với anh ta nên y mới chửi rủa. Chứ còn bọn này là rận chủ, nói xấu chế độ, làm tay sai cho phản động, chống lại nước nhà thì mới phát ngôn ra những ngu như vậy.
Trả lờiXóaKhi chưa cải cách thì dân làng la ó ghê quá, nào là các cháu phải học nhiều , thi nhiều, các kì thi gần nhau, các cháu đến chết mất. Sau khi sửa đổi cải cách theo ý các vị: giảm kì thi, thi ít môn hon lại còn được lựa chọn, nhiều cơ hội hơn cho các cháu điểm chấp chới thì các vị lại quay ra chửi tiếp. Bộ giáo dục như đang làm dâu trăm họ, để vừa lòng hết tất cả các vị thì không ai đủ sức cả. Có gì thì phải nói năng đàng hoàng, chứ kiểu này Bộ giáo dục còn mệt hơn cả học sinh.
Trả lờiXóaKhông chỉ trong giáo dục mà ở tất cả mọi vấn đề của xã hội, đều cần đến những đóng góp, góp ý thiết thực của chính người dân để cùng nhà nước vẹn toàn. Nhưng những người dân có bao giờ cho đó là trách nhiệm của mình, ai cũng e ngại xong đến khi nhà nước ra quyết định thì mới lao vào bàn tán, trách móc.
XóaNước ta vẫn còn nghèo, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nền giáo dục nước ta cũng bị ảnh hưởng bởi thực trạng này. Do đó mỗi người dân cần có ý thức đóng góp ý kiến cho giáo dục, chứ không phải suốt ngày chửi rủa như vậy. Điều đó chẳng thể giúp gì cho giáo dục cả.
Trả lờiXóaNền giáo dục tốt là tương lai của một đất nước, là chồi non của dân tộc chính vì thế cần được cải cách và nên cải cách, đúng là như thời gian qua việc xôn xao dư luận về tuyển sinh đại học gặp nhiều bất cập và cần xem xét, có biện pháp khắc phục,tìm ra điểm tốt xấu để khắc phục, chính vì thế rắt là cần cải cách và cải cách đúng.
Trả lờiXóaMở miệng đã thấy BBC có anh em họ hàng với Chí rồi. Không sinh ra cùng lãng Vũ Đại mà họ lại cùng nhau. hay Chí có anh em ruột làm trong BBC
Trả lờiXóa