THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

14 tháng 8 2015

CHÍNH PHỦ CAMPUCHIA GIA TĂNG CÁC HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NHẰM VÀO CNRP

by An Chiến  |  at  14.8.15

Ở một bài viết trước đó có tên "THÊM CHÍNH ĐẢNG MỚI, HUN SEN ĐANG CHƠI NƯỚC CỜ MẠO HIỂM?", người viết đã cho rằng: 
"Sự xuất hiện của Đảng quyền lực nhân dân Khmer vì thế còn có ý nghĩa ngăn chặn các hoạt động tương tự trong lần bầu cử tiếp theo. Vậy nhưng, như đã nói, dù với mục đích hay ý đồ gì trong việc cho phép Đảng quyền lực nhân dân Khmer của Sourn Serey Ratha quay lại và có quyền tham gia tổng tuyển cử năm 2018 tới thì Thủ tướng Hun Sen vẫn đang chơi một nước cờ rất mạo hiểm. Sự liên minh giữa hai chính đảng này lại càng có cơ sở hơn khi đứng sau CNRP là TQ và họ sẽ thừa sức để hướng lái Đảng quyền lực nhân dân Khmer sẵn sàng chối bỏ các cam kết trước đó với Thủ tướng Hun Sen và CPP nếu có. 
Như vậy, thật đáng khen cho Hun Sen khi ông đã suy nghĩ dài hơn cho tương lai của CPP nhưng xem chừng có thêm Đảng quyền lực nhân dân Khmer thì có nghĩa ông sẽ có nhiều hơn một kẻ thù. Và điều gì sẽ xảy ra nếu liên minh đó đủ sức lật đổ chính quyền đang do ông đứng đầu". 
Hay nói cách khác, dù hiểu đó là một nước cờ táo bạo, tương đối cao tay của đương kim Thủ tướng và đồng thời là Chủ tịch đảng CPP; song người viết cũng sợ rằng cái ân huệ mà ông Hun Sen đứng ra ban phát cho Sourn Serey  Ratha (Hun Sen đã xin với Quốc Vương Campuchia ân xá cho ông này sau bản án ở tháng 2/2015 vừa qua) và phong trào quyền lực nhân dân Khmer (cho phong trào này được phép thành lập chính đảng và hoạt động ngang bằng với CPP hay CNRP) không đủ lớn để buộc chặt và đảm bảo rằng CNRP không lôi kéo, biến Đảng quyền lực nhân dân Khmer trở thành liên minh để chống lại CPP? 

Tuy nhiên, có vẻ như nỗi lo sợ đó là hơi thừa. Thủ tướng Hun Sen sẽ không bao giờ đánh đổi sự nghiệp chính trị của bản thân và tương lai của CPP vào một canh bạc mà ông biết chắc chắn nó sẽ đi đâu và về đâu! 

Động thái đầu tiên và cũng là khai màn tấn công vào CNRP sau khi Phó thủ tướng nước này công bố cho thành lập Đảng quyền lực nhân dân Khmer (KPP) là việc "HUN SEN ĐƯA 11 NHÂN VẬT CNRP RA XÉT XỬ". Theo đó "ngày 21/7, một nhóm gồm 11 nhà hoạt động và các thành viên Đảng Cứu nguy Dân Tộc Campuchia (CNRP) đối lập đã bị phạt tù về tội tiến hành các hoạt động nổi dậy, trong đó có 3 người nhận mức án 20 năm tù và 8 người lĩnh án 7 năm tù". Xin nói thêm là động thái hết sức dứt khoát, mạnh mẽ từ Chính phủ Thủ tướng Hun Sen đã ngay lập tức đặt những dấu nghi ngại nhất định bởi cũng chỉ cách đó có vài tuần chính Thủ tướng Hun Sen đã phải trực tiếp liên hệ với lãnh đạo đảng đối lập CNRP để có một cuộc thương thảo giữa hai bên nhằm chấm dứt các hoạt động biểu tình, bạo loạn cả trong nội địa và khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia. Và nếu có một sự diễn đạt chuẩn xác thì Chính phủ của Thủ tướng Hun Sen giống như một kẻ sống đi chết lại vậy? Thế cuộc họ đang có không còn là một sự hạ mình như thường thấy để mục tiêu cao nhất là ổn định tình hình; họ đã có thể tự giải quyết được vấn đề theo nghĩa chi phối được tình hình và áp đặt uy quyền, địa vị pháp lý của mình lên các chủ thể khác. 

Ở thời điểm đó, rất nhiều người Việt trong đó có tôi đã tin rằng, Thủ tướng Hun Sen đã không phụ lòng tin của triệu triệu người Việt; rằng ông vẫn không quên ân nghĩa, ân tình mà người Việt đã giành cho cá nhân ông cũng như CPP, đông đảo người dân Campuchia trong hoàn cảnh khó khăn nhất. Vậy nhưng, công bằng mà nói thì việc đưa 11 nhà hoạt động và các thành viên Đảng Cứu nguy Dân Tộc Campuchia (CNRP) ra xét xử hôm 21.7 vừa qua cũng chưa thể kết luận Thủ tướng Hun Sen đã hoàn toàn đúng đắn khi đi một nước cờ mạo hiểm - cho phép thành lập Đảng quyền lực nhân dân Khmer? Bởi với sự bảo hộ của Quốc vương Norodom Sihamoni thì chuyện thực thi pháp luật với những kẻ mà Chính phủ có đủ bằng cớ, chứng cứ trong tay là chuyện hết sức thường tình. Vì sự ổn định lâu dài, hiệu lực quản lý của Nhà nước Quốc vương sẽ không có ưu ái, thiên vị một ai đi nữa dù đó là người của CNRP! 

Nếu ai đó tinh ý sẽ thấy tội danh của 11 người bị đưa ra xét xử  là "tội tiến hành các hoạt động nổi dậy" - một tội danh chống phá, tạo ra sự bất ổn của chế độ chính trị và sự an nguy của Chính quyền. Và trên thực tế thì người của CNRP thường xuyên bị đưa ra xét xử về tội danh này và đó cũng là lí do CNRP thay vì chống phá trực diện chính phủ của Thủ tướng Hun Sen thì họ lại hướng sự chống phá ra bên ngoài, nhân danh việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc Campuchia. Sự bất ổn gần đây tại biên giới Việt - Campuchia là minh chứng cho sự chuyển hướng nhằm trốn tránh việc bị xử lý này! Cho nên, chúng ta càng chưa có cơ sở thủ tướng Hun Sen đã kiểm soát hoàn toàn chính trường tại Campuchia và đủ sức tạo ra thế cuộc đè nén CNRP! 
Thượng nghị sĩ Hong Sok Hour đã bị bắt giữ (Nguồn: Internet). 

Tuy nhiên, với thông tin "thượng nghị sĩ Hong Sok Hour đã bị bắt giữ tại trụ sở Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) ở thủ đô Phnom Penh, chỉ một giờ sau khi Thủ tướng Campuchia Hun Sen ra lệnh bắt giữ khẩn cấp ông này vì hành vi xuyên tạc hiệp ước về biên giới giữa Việt Nam và Campuchia" như tờ Cambodia Daily/Phnom Penh Post thì có vẻ như mọi sự đã đúng như dự đoán. Hong Sok Hour bị bắt với tội danh xuyên tạc hiệp ước về biên giới giữa Việt Nam và Campuchia cho thấy phạm vi tấn công của Chính phủ tới CNRP không còn là những tội danh có ý nghĩa nội bộ như trước đó. Họ đã tấn công vào chính cái yết hầu bấy lâu nay CNRP vẫn nhân danh, núp bóng để hoạt động. Điều này cho thấy một sự mạnh mẽ mà từ lúc CNRP quay lại chính trường không phải lúc nào Chính phủ của Thủ tướng Hun Sen cũng có. 

Thêm nữa, Hong Sok Hour bị bắt ngay tại trụ sở Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) lại càng cho thấy họ đã đủ sức áp chế, kiểm soát được tình hình và hoàn toàn không lo lắng đến việc CNRP phát động một cuộc nổi dậy để ngăn cản việc bắt bớ, xử lý do Chính phủ đang thực hiện. Vậy nên, đến đây người viết hoàn toàn tin rằng, cho Đảng Quyền lực nhân dân Khmer thành lập và hoạt động là một nước cờ có phần mạo hiểm nhưng hoàn toàn đúng đắn của Hun Sen. 
An Chiến

15 nhận xét:

  1. Những cá nhân bị xử tù và bị bắt mới đay thuộc Đảng Cứu nguy Dân Tộc Campuchia (CNRP) đối lập là những người với tội danh rõ ràng gây bất ổn cho nội bộ chính trường camphuchia. Điều đó chưa chứng tỏ thủ tướng Hun Sen đang hướng lại gần hơn mối quan hệ truyền thống, khi mà chính nền chính trị của họ còn rối ren và họ cần kiểm soát ngay được tình hình.

    Trả lờiXóa
  2. thủ tướng Hunsen làm thế là đang cứu lấy dân tộc Campuchia, chúng ta hãy nhìn nhận lại lịch sử đi, trước đây thảm hoạ Pôn Pốt cũng do Trung quốc đứng đằng sau giật giây, giờ đảng của Sam Rainsy đang chống lại đảng của Hunsen cũng có trung quốc đứng đằng sau, và nước bài của trung quốc còn muốn dùng campuchia để hướng phá hoại ta nữa kìa

    Trả lờiXóa
  3. CNRP đứng đằng sau của trung quốc, và trung quốc đang muốn CNRP sẽ lên nắm quyền, và trở thành tay sai của trung quốc, từ đó dùng campuchia làm bàn đạp để bàn trướng ra các nước khác như Việt Nam của ta, chúng ta thấy rồi đấy, Sam Rainsy sau khi về nước ngay lập tức có những hành động kích động nhân dân Campuchia chống lại ta liền

    Trả lờiXóa
  4. chính phủ Hunsen cho lập thêm đảng như thế thì đúng là mạo hiểm thật, vì nếu đảng đó bị CNRP mua chuộc thì rõ ràng chính đảng của Hunsen sẽ yếu thế trong cuộc bầu cử ngay, mà nếu CAmpuchia rơi vào tay của CNRP thì không chỉ Campuchia mà nước ta sẽ gặp phải một mối nguy hại lớn vì đứng sau CNRP là Trung quốc

    Trả lờiXóa
  5. tôi tin thủ tướng Hunsen sẽ không bao giờ mạo hiểm đâu, việc mà ông cho phép lập thêm đảng mới rồi với việc xử những kẻ ở đảng CNRP cho thấy Hunsen đã nhận thấy được mối hoạ mà Campuchia đang đối mặt rồi, tôi hi vọng rằng việc xử những kẻ phản bội tổ quốc ở đảng CNRP sẽ làm cho người dân Campuchia thực sự thức tỉnh

    Trả lờiXóa
  6. nếu mà thủ tướng hunsen không xử những kẻ phản quốc trong đảng CNRP thì không chỉ chính quyền của Hunsen sẽ mất mà cả dân tộc Campuchia sẽ gặp mối hoạ lớn, vì CNRP đứng đằng sau là Trung Quốc và chủ trương của họ không phải là chung sống hoà bình với các nước mà họ đang cố tình đi đấu tranh với các nước xung quanh như Việt Nam ta

    Trả lờiXóa
  7. tôi nghi ngờ ở Campuchia sắp rơi vào tình trạng giống ở Thái Lan khi có sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái nhất là khi mà đảng CNRP đang có sự hậu thuẫn của trung quốc đứng đằng sau, và họ cũng có sự ủng hộ nhất định của quốc vương campuchia về vấn đề biên giới với Việt Nam, nên hi vọng thủ tướng hunsen với tài trí của mình có thể đưa Campuchia thoát khỏi hiểm hoạ này

    Trả lờiXóa
  8. Thủ tướng Hunsen làm thế này nhiều người nghĩ rằng ông ta làm thế là vì VIệt Nam, nhưng có mấy ai hiểu được rằng ông ta làm thế là vì cứu dân tộc Campuchia thoát khỏi thảm hoạ Pôn Pốt lần thứ 2, nên nhớ Pôn Pốt đứng đằng sau là Trung Quốc và giờ đảng CNRP của Sam Rainsy cũng đứng đằng sau là trung quốc giật giây

    Trả lờiXóa
  9. những thành viên của đảng CNRP bị Hunsen xử cũng đáng thôi, ai bảo chạy theo trung quốc rồi có hành động phản bội làm gì cơ chứ, làm thế để cho người dân Campuchia thức tỉnh đi, để họ có thể có được sự lựa chọn sáng suốt trong cuộc tuyển cử vào thời gian sắp tới ở Campuchia, nếu mà họ chọn CNRP đồng nghĩa Campuchia là của Trung quốc

    Trả lờiXóa
  10. Chính quyền Hunsen phải làm thế để tránh những bất ổn về chính trị ở Campuchia là đúng rồi, không thể để cho những kẻ của đảng CNRP tiếp tục xuyên tạc về các đường lối chính sách, hiệp định của Campuchia được, và bản chất của CNRP đó là thân trung quốc, cái này thực sự là mối hiểm hoạ rất lớn của Campuchia

    Trả lờiXóa
  11. Campuchia không muốn chơi con bài mạo hiểm, tự cô lập mình trong khối Asean. Đó là lựa chọn không hề thông minh trong hoàn cảnh hội nhập quốc tế là vô cùng quan trọng như hiện nay

    Trả lờiXóa
  12. Chính quyền Hunsen mà không mạnh tay với những kẻ bảo thủ của đảng CNRP thì tình hình chính trường Camphuchia sẽ cực kì bất ổn.

    Trả lờiXóa
  13. Chính quyền của thủ tướng Hunsen phải mạnh tay hơn thế mới dẹp được các mầm mống bất ổn chính trị ở chính trường Camphuchia.

    Trả lờiXóa
  14. Việc chính phu ông Hunsen cho bắt ông Hong Sok Hour tại trụ sở Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) lại càng cho thấy họ đã đủ sức áp chế, kiểm soát được tình hình và hoàn toàn không lo lắng đến việc CNRP phát động một cuộc nổi dậy để ngăn cản việc bắt bớ, xử lý do Chính phủ đang thực hiện.

    Trả lờiXóa
  15. Nếu chính phủ Camphuchia mà không mạnh tay như thế này thì chính quyền bị lật đổ lúc nào không hay, nhất là bọn đảng CNRP.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.