THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

20 tháng 9 2015

TẠ PHONG TẦN "NỐI GÓT" TRẦN KHẢI THANH THỦY, CÙ HUY HÀ VŨ, ĐIẾU CÀY

by An Chiến  |  at  20.9.15

Ngày chủ nhật, nắng mùa thu vàng ươm, làm khô ráo mọi thứ xung quanh sau mấy ngày mưa liền tù tì. Ngày chủ nhật vui của cộng đồng mạng “dân chủ”, vui vì có tin “hot”, Tạ Phong Tần đã được phép xuất cảnh sang Mỹ. 

Thông tin cho hay, Nhà nước đã quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù với blogger Tạ Phong Tần và cho phép xuất cảnh sang Mỹ. Về lịch trình bay, được đồng bọn Tạ Phong Tần “search” (tìm kiếm) trên mạng và nhanh chóng được “khui” ra: Tạ Phong Tần đã rời khỏi nhà tủ, được đưa thẳng lên sân bay Thọ Xuân, lên máy bay và hành trình đến Mỹ. Hành trình sẽ tiếp nối ở sân bay Đài Loan vào tối nay (19/9/2015) và sau đó sẽ tiếp tục bay đến “thiên đường” Mỹ bằng chuyến bay China Air 8 và sẽ đáp xuống phi trường Lax vào tối nay (20/9/2015).
Chân dung Tạ Phong Tần (Nguồn: Internet)


Với tin tức Tạ Phong Tần đã được Nhà nước Việt Nam cho phép xuất cảnh sang Mỹ sau khi quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, cộng đồng mạng “rân chủ” không chỉ có tâm trạng vui mà còn có buồn; thậm chí kể cả bất bình lẫn thất vọng. Vì sao lại như vậy? Tiếp nối Hồ Hiếu Hạ, Đoàn Viết Hoạt, Phạm Trần Anh, Bùi Kim Thành, Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ và gần đây là Hải Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), liệu cái tên Tạ Phong Tần sau khi được đưa sang Mỹ có làm nên trò trống gì, lập được cú hatrick gì để ghi điểm, lập “thành tích” cho những kẻ sống lưu vong ở hải ngoại với những toan tính ích kỷ?

Hay Tạ Phong Tần cũng sẽ chỉ là con cờ đã hết nước để đi, hết giá trị sử dụng sau khi sang Mỹ? Không đơn thuần rằng, những kẻ đã tốn khá nhiều công sức, tiền của để Tạ Phong Tần sang Mỹ để “hưởng thụ thế giới của thiên đường” như một số người lầm tưởng. Tùy trường hợp và tùy theo hoạt động của mỗi người khi còn ở trong nước, mà họ đã thành công hay thất bại ở Mỹ một cách cay đắng. 

Không khó để kể đến một số kẻ thuộc diện như Tạ Phong Tần hiện tại. Trước đó, những kẻ như Đoàn Viết Hoạt, Bùi Kim Thành, Nguyễn Chí Thiện, Trần Khải Thanh Thủy…cũng đã từng được cộng đồng người VNCH tại Mỹ “đón chào” nồng nhiệt, sau thời gian “vất vả” bỏ khá nhiều tiền bạc cho một số nhà chính trị có ác cảm với VN. Nhưng ngay vào lúc này, hãy thử tìm kiếm từ khóa là tên những kẻ “dân chủ” trên các trang mạng, liệu có được bao nhiêu kết quả về họ trong thời gian xuất cảnh sang Mỹ?

Những tên tuổi kể trên hầu như biến mất khỏi diễn đàn chính trị và không còn được ai nhắc đến. Thậm chí, những kẻ từng tung hô chào đón khi những người kể trên đặt chân tới Mỹ cũng không muốn nhắc đến vì đang bận rộn với vật lộn, xoay sở với cuộc sống hàng ngày đầy khó khăn. Có người đi học làm “nail” (sơn móng tay, móng chân…), người thì sẵn sàng chấp nhận cả việc đi làm “osin” (người giúp việc) cho các bệnh nhân già, bệnh tật…

Dễ dàng dẫn ra một số ví dụ về những "tiền bối" trước Tạ Phong Tần để thấy được một thước phim mà có nhiều nhân vật đã từng được diễn tuồng.

Thứ nhất, phải kể đến "giáo xư" Đoàn Viết Hoạt. Công việc chính của y khi sang Mỹ là "viết báo" - những bài viết đã được định hướng từ trước. Tuy nhiên, sau thời gian sống trên đất Mỹ, chứng kiến những gì đồng bọn của mình đã, đang và sẽ làm, Đoàn Viết Hoạt đã thay đổi quan điểm. Ngay sau khi quan điểm của Đoàn Viết Hoạt được thể hiện trong các bài viết, qua các cuộc hội thảo thiên về biện pháp hòa hợp dân tộc, đưa dân tộc Việt Nam sống trong hòa bình...thì y đã kịp "hứng" một "rổ" gạch đá từ cộng đồng - những kẻ trước đó đón chào ông nồng nhiệt. Từ đấy, hầu như Đoàn Viết Hoạt không xuất hiện chốn đông người, thỉnh thoảng mới lên tiếng ở lẻ tẻ một vài nơi không có tiếng nói... Dần dần, Đoàn Viết Hoạt hầu như đã được "đồng nghiệp" của mình cho biến mất khỏi diễn đàn chính trị hải ngoại vì đã "hết hạn sử dụng"!

Trường hợp như "giáo xư" Đoàn Viết Hoạt xem chừng còn nhẹ nhàng vì sự "biến mất" một cách bình lặng. Còn đối với "luật xư" Bùi Kim Thành thì tên tuổi hoàn toàn bị "thiêu cháy". Nguyên nhân cũng không khác gì so với trường hợp của Đoàn Viết Hoạt. Những hành động và những lời phát ngôn của Bùi Kim Thành đã không "đúng lúc, đúng chỗ, đúng người", đặc biệt là không đúng với "lộ trình", "cam kết" của cộng đồng người VNCH tại Mỹ. Khi bả sang Mỹ được cộng đồng tại đây "rước" nhiệt liệt bao nhiêu thì nay Bùi Kim Thành lại chính bị những kẻ trên tẩy chay trong tất cả các cuộc mít-tinh, hội thảo cộng đồng, tụ tập chốn đông người..."nhiệt liệt" bấy nhiêu. 

Hơn 20 năm nay, cái tên "Mục sư" Hồ Hiếu Hạ tại Mỹ không còn được ai nhắc đến và thậm chí đã rơi vão quên lãng một cách có chủ đích. Y đã không được tham gia sinh hoạt chính trị nào nữa mà hầu như nay chỉ còn lo việc "phụng sự Thiên Chúa" mà thôi. 

Rồi Võ Đại Tôn, khi mới sang Mỹ cũng được tiếp đón linh đình không kém ai. Nhưng ngay sau khi, những bài viết do Võ Đại Tôn làm chủ bút gây bất lợi cho cộng đồng người VNCH trong và ngoài nước thì Võ Đại Tôn lại một lần nữa được những kẻ trên "nhiệt liệt" bài trừ, tẩy chay. 

Và thật thiếu sót nếu không nhắc tới "nhà văn" Trần Khải Thanh Thủy. Khi sang Mỹ, Trần Khải Thanh Thủy được chào đón với bao nhiêu là hoa, người và các lời hay ý đẹp dành cho người phụ nữ "tài sắc vẹn toàn" này. Cứ ngỡ, cuộc đời của Trần Khải Thanh Thủy trong vòng tay đồng bọn nơi xứ "thiên đường" từ nay sẽ chỉ có màu hồng. Nữ "nhà văn" này cứ sớm sớm tí tách bên ly cafe, chiều ngồi đàm đạo văn chương, tối ngồi tán gẫu với "bè bạn"...Ngờ đâu, chỉ sau một thời gian ngắn ngủi "tham gia sinh hoạt chính trị" với tư cách là thành viên của Việt Tân, Trần Khải Thanh Thủy đã nhận ra được bản chất "bốc mùi" của tổ chức khủng bố nhiều tai tiếng, thị phi này. 

Đỉnh điểm là khi Trần Khải Thanh Thủy không thể nhún nhường, tuyên bố rời bỏ Việt Tân và bóc mẽ "thói hư tật xấu" của VT - chuyên giả dối, lừa lọc bà con hải ngoại để ăn chặn tiền. Việt Tân cũng đáp trả khi khơi ra Trần Khải Thanh Thủy "không có giá trị" gì đối với VT cũng như các tổ chức khác. Lời qua tiếng lại, Trần Khải Thanh Thủy và Việt Tân tranh cãi, hạ bệ nhau suốt một thời gian dài. Và sau đó, Trần Khải Thanh Thủy cũng không được cộng đồng VNCH giang rộng vòng tay ôm ấp. 

Lý do, Việt Tân - một tổ chức mà giờ đây không được số đông lựa chọn vì những vết nhơ do tổ chức này tự làm, tự chuốc lấy. Do đó, khi Trần Khải Thanh Thủy tham gia vào Việt Tân đã không được nhiều kẻ khác ủng hộ, trái lại là phê phán và tẩy chay. Hiện nay, Trần Khải Thanh Thủy đang phải chật vật với cuộc sống cơm ngày ba bữa nơi xứ người vì không còn được trợ cấp hay các khoản lương bổng từ các tổ chức phản động nước ngoài.

Tổng hợp những ví dụ điển hình trên của các nhân vật "dân chủ" được xuất cảnh sang Mỹ mới thấy một mô típ quen thuộc: Anh sang Mỹ, anh phải phục tùng, nghe lời và làm theo những gì chúng tôi ra lệnh. Nếu trái thì ngay lập tức sẽ hủy bỏ mọi khoản trợ cấp, tẩy chay ra khỏi các hoạt động, cô lập và cho tự bơi trước cuộc sống lưu vong nơi xứ người, ngày với ba bữa cơm. 

Một Cù Huy Hà Vũ "lặn sủi mất tăm", một Hải Điếu Cày phải nhẫn nhục quy phục cờ Vàng để ngậm ngùi yên ổn tại Mẽo. Sinh năm 1968, liệu Tạ Phong Tần có còn đủ thời gian, đủ sức khỏe để đảm đương, gánh vác "trọng trách" của các ông trùm phân công công việc khi sang Mỹ? Hay rồi, lại một Tạ Phong Tần không khác gì khi dẫm lên "vết xe" trước đó mà Đoàn Viết Hoạt, Võ Đại Tôn, Trần Khải Thanh Thủy...đã trải qua? Khi một con cờ trong cuộc chơi mà hết nước để đi thì chỉ có duy nhất một con đường, đó là chết! 

Hào quang của một cuộc đời con người được đo sau cùng khi kết thúc, người ta nhìn lại quãng đường đã đi qua thành công như thế nào chứ hào quang không phải được đo bởi một số cái vỗ tay, một cái ôm xã giao hay một vài khẩu hiệu khô khốc với một vài bó hoa tươi rồi lại héo. Phải không Tạ Phong Tần?

An Chiến

10 nhận xét:

  1. Sang Mỹ đã coi như là nước đi cuối cùng, giờ đây Tạ Phong Tần đã không còn giá trị gì ở trong nước nữa, có tích cực hoạt động bên đó thì rồi thì cũng sớm tàn lụi mà thôi, bao nhiêu gương mặt đi trước đều đã vậy cả rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dù có sang Mỹ đi chăng nữa, còn giá trị lợi dụng thì mới được hoan nghênh chào đón mà thôi chứ một khi đã hết giá trị để có thể lợi dụng rồi thì cũng như bao kẻ lưu vong khác, cầu bất cầu bơ mà thôi. Đừng nghĩ cứ sang được Mỹ đã là thiên đường.

      Xóa
  2. Tạ Phong Tần cứ ngỡ được sang thiên đường rồi cuối cùng lại mất hút con mẹ hàng lươn, ra ngoài kiếm sống cho mà xem. Mục đích cá nhân của Tần thì chắc gì đã là đám cờ vàng. Mà cứ cho là muốn qua phục vụ cho cờ vàng đi, đám đó có sử dụng không mới là vấn đề. Bao tên được kéo sang Mỹ giờ mất hút không thấy tên đâu. Hồi ở Việt Nam còn gây trò kích động còn được trả tiền, giờ sang Mỹ không kích động được ai thì cũng có nghĩa là không được cho ăn, lại vêu mõm thôi.

    Trả lờiXóa
  3. Lúc chưa sang thì ao ước lắm, sang đó rồi liệu có còn mơ mộng tiếp được nữa hay không thì còn phải từ từ mới biết được. Nhưng có lẽ dù có vỡ mộng thì Tạ Phong Tần cũng phải cố mà lờ đi chứ chả lẽ lại thừa nhận là trước đó mình ngu muội hay sao? Ở cái xứ thiên đường ấy rất nhiều rận đã hăm hở lao đến rồi một thời gian sau không biến mất thì cũng cúi đầu tủi nhục. Nói chung dù thế nào thì cái kết cũng không sáng sủa gì.

    Trả lờiXóa
  4. sang Mỹ rồi Tạ Phong Tần cũng sẽ có chung số phận với những kẻ như hắn thôi, sẽ phải sống một cuộc sống hèn hạ, vì hắn đâu còn giá trị lợi dụng với bọn chúng nữa đâu, không nhìn thấy vết xe đổ của bao người đi trước sao, được một thời gian rồi sẽ lụi tàn cả thôi, lao đầu như con thiêu thân vào cái nơi mà bọn chúng cứ tưởng là béo bở, thật đáng thương cho số phận của hắn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, ở cái xứ thiên đường ấy liệu Tạ Phong Tần có được hưởng cuộc sống thiên đường thực sự hay không thì hồi sau sẽ rõ, nhưng có một điều chắc chắn rằng, nếu ả không còn giá trị cho đám rận lợi dụng nữa thì ả cũng hết hy vọng ở cái chốn thiên đường đó mà thôi.

      Xóa
  5. Vỗ tay, tung hoa chúc mừng thị Ta được sang Mỹ nào. chuyến đi Mỹ lần này thỏa mãn "cơn vật" của thị. Ông trời quả nhiên là có mắt không phụ công sức của người đàn bà đấu tranh hết mình vì dân chủ nhân quyền, mặc dù chị sống ở Việt Nam nhưng tình yêu của mình chị luôn dành cho nước Mỹ xinh đẹp. Tiếp bước theo các bậc "cha anh, lão luyện" trong làng rân, chả mấy tý mà thị có tấm thẻ xanh sang Mỹ, tôi rất tò mò về cuộc sống của Thị bên đó như thế nào? sướng, khổ với thị có lẽ không quan trọng mà quan trọng là thị được sống hết mình cho cái "lý tưởng cao đẹp" của mình. Chúc mừng thị!

    Trả lờiXóa
  6. Vậy là chị ấy đã đi xa rồi, đất nước sẽ được những tháng ngày tươi đẹp lắm đây. Vậy là Tạ Phong Tần đã được đi Mỹ, đến với vùng đất mà Tạ Phong Tần vẫn mơ ước. Chỉ khuyên chị một điều là sang đó thì đi đứng cho cẩn thận, không mấy anh thích thể hiện quyền tự do dân chủ xả cho băng đạn thì hỏng.

    Trả lờiXóa
  7. Tạ Phong Tần vẫn “gái đĩ già mồm” rằng: “không từ bỏ mục tiêu, lý tưởng… trong việc tham gia đấu tranh đòi quyền tự do, quyền con người cho người dân trong nước”. Cứ to mồm nữa đi rồi Tạ Phong Tần sẽ phải cảm thấy cái sự nghiệt ngã khi làm bạn với “đám cờ vàng”; điều mà đã làm cho Nguyễn Văn Hải thấy lạnh sống lưng; để thấy rằng “cuộc sống không như mơ”.

    Trả lờiXóa
  8. Tạ Phong Tần vừa qua khi đặt chân lên đất Mỹ (nơi mà “họ” cho là thiên đường của “dân chủ, nhân quyền”) trông thật thảm hại. Dù đã mấp máy một vài lời nhưng nó cũng đủ để cho thấy sự thất vọng vô cùng của “rận chủ” từng chống phá quê hương đất nước.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.