Có một số câu chuyện đáng được quên đi, ngoài lí do không đảm bảo tính thời sự thì việc nó còn quá nhiều vấn đề cần tranh cãi được cho là lí do phổ biến thứ hai để nó nên được khép lại. Vậy nhưng khi đọc bài báo "Bữa tiệc đầu tiên trên đất Mỹ "gây tranh cãi" của Chủ tịch Tập Cận Bình" đăng trên Dân trí thì tôi hiểu rằng câu chuyện về chuyến thăm, làm việc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và trước đó là Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị nên được nhắc lại và đương nhiên những vấn đề đã từng gây tranh cãi ít nhiều đã có lời giải.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Binh thăm Mỹ (ảnh: Quartz)
Bài báo viết: "Món wasabi và những chai rượu vang giá rẻ đang là chủ đề gây nhiều tranh cãi sau bữa tiệc đầu tiên có sự tham dự của Chủ tịch Tập Cận Bình trên đất Mỹ".
Giải thích thêm về nội dung này, tác giả Ngọc Anh của Dân trí cho biết thêm: "Đây không phải là bữa tiệc chính thức do Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ trì và mời Chủ tịch Tập Cận Bình song đây được đánh giá là một sự kiện ngoại giao quan trọng. Do vậy, những chi tiết dù là nhỏ nhất trong bữa tiệc cũng được đưa ra xem xét kỹ lưỡng".Tuy nhiên thay vì chú ý tới những chi tiết nhỏ nhất trong tiệc chiêu đãi thì người Mỹ dường như tỏ ra khá suồng sã, thiếu tinh tế trong việc đặt thực đơn cũng như đồ uống. Họ không cần biết mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang ra sao để đưa Wasabi một món ăn Nhật Bản vào trong thực đơn và ông Tập là ai, vị thế của Trung Quốc hiện đang như thế nào trên trường quốc tế để chọn một loại rượu vang hạng trung để sử dụng?
Điều mâu thuẫn và khó giải thích nhất ở đây là nước Mỹ luôn được biết đến là bậc thầy trong chuyện tiếp đón ngoại giao và căn cứ vào thái độ tiếp đón các đoàn khách thì cũng đã hiểu được phần nào mức độ mối quan hệ giữa họ với đất nước đó. Thậm chí trong nhiều tình huống các tiểu tiết ngoại giao cũng được sử dụng để chuyển tải các thông điệp chính trị.... Nhưng xem chừng cái cách chiêu đãi thực hiện với Chủ tịch TQ Tập Cận Bình như đã phản ánh ở trên nên giành cho một nước thiếu tiếng tăm, non kém về tiềm lực chứ không là một cường quốc đứng hàng thứ 2 và chỉ sau Mỹ này?
Ở một khía cạnh khác, giải thích cho động thái bất thường này, một số ý kiến đưa ra cho rằng "Việc chọn loại rượu có giá thành vừa phải nêu trên có thể là để phù hợp với chiến dịch chống tham nhũng và lãng phí mà Chủ tịch Tập Cận Bình phát động". Song ý kiến này nên được hiểu là trò giễu cợt của đám "nô đùa chính trị" bởi giữa câu chuyện chống tham nhũng, lãng phí của ông Tập Cận Bình và chuyện được tiếp đón như thế hoàn toàn khác nhau. Hay nói cách khác, chống tham nhũng, lãng phí là chuyện đối nội của TQ, còn việc bị tiếp đón kiểu này thì chỉ làm xấu đi hình ảnh của TQ mà thôi.
Cũng nói về điều này nhưng ở một góc nhìn so sánh được cho là phù hợp, FBker Ngoc Nhi Nguyen đã đặt ra câu hỏi: "Tại sao chính phủ Mỹ chào đón Đức Giáo Hoàng thật long trọng mà thờ ơ với Tập Cận Bình ?
Nếu so sánh về số lượng người dân mà 2 nhân vật này có tầm ảnh hưởng trực tiếp thì đúng là ngang ngửa . Trên thế giới có khoảng 1.5 tỷ người Trung Quốc , thì giáo dân Công Giáo cũng có khoảng 2 tỷ người . Về vị trí quốc gia thì Tập Cận Bình đứng đầu Trung Quốc , Đức Giáo Hoàng Francis đứng đầu Vatican , cũng là 1 khu vực tự trị độc lập trên nước Ý . Chỉ khi so về quân đội và vũ khí thì Đức Giáo Hoàng phải chịu thua , vì Ngài chỉ có 1 đội quân nhỏ mấy chục người và ít khẩu súng để bảo vệ Tòa Thánh mà thôi , trong khi Tập Cận Bình chỉ huy 1 quân đội với nhiều loại vũ khí hiện đại và số quân đến hơn 1 triệu .
Ấy vậy mà khi 2 người này cùng đến Mỹ 1 lúc thì Tổng thống Mỹ Obama lại cùng phu nhân và 2 con ra tận sân bay đón Đức Giáo Hoàng , còn ngài họ Tập với quân đội hùng hổ kia lại chỉ có Thống đốc tiểu bang ra đón . Tại sao vậy?".
Tiếp nhận chuyện này, tôi nhớ lại cách đặt ra câu hỏi và cố chứng minh cho bằng được trong chuyến thăm Mỹ cách đây gần 4 tháng Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng không được người Mỹ rải thảm đỏ đón tiếp tại sân bay của một số người; chính khách đón ông Trọng tại sân bay cũng chỉ là người đứng đầu một bang và đại diện một Nghị sỹ trong Quốc hội. Sau chuyện này có người giải thích rằng do ông Trọng là người đứng đầu một chính đảng chứ không phải là nguyên thủ quốc gia, tuy nhiên gần như ngay lập tức lí do này đã bị phủ nhận bởi trước đó đích thân Tổng thống Obama và nhiều chính khác nước này như ông Ngoại trưởng hay Thượng Nghị sỹ John McCain (Đảng Cộng hòa Mỹ) đã liên tục nhấn mạnh việc Mỹ không nặng nề chuyện thể chế chính trị tại Việt Nam và điều họ quan tâm nhiều nhất đơn thuần là câu chuyện về mặt lợi ích.
Chưa dừng lại ở đó, lí do "kinh tế" trong ý nghĩa đi xin xỏ, nhờ vả đã được đưa ra để khỏa lấp chuyện người Mỹ thiếu trọng thị trong tiếp đón ông Tổng bí thư của một chính đảng Cộng sản. Tuy nhiên, ở lần đó điều này chưa thể bị phủ nhận bởi các nguyên nhân khách quan nhưng xem ra việc một Chủ tịch nước một nước lớn, có tiềm lực về kinh tế như ông Tập bị tiếp đón xoàng xĩnh đã ít nhiều cho thấy lí do kinh tế không cũng không có chỗ đứng trong trường hợp này. Nền kinh tế TQ dù đang gặp không ít khó khăn do thị trường chứng khoán liên tục tụt dốc thảm hại song với việc dữ trự vàng và đô la lớn nhất thế giới xem chừng TQ chưa đến lúc phải đi xin từng đồng để cứu vãn nền kinh tế và họ cũng thể mong chờ lòng thương từ một nền tư bản lớn nhất thế giới như Mỹ.
Vậy nên, với nước Mỹ thì dường như chuyện tiếp đón nguyên thủ các quốc gia như thế nào (trọng thị hay xoàng xĩnh) chỉ đơn thuần là chuyện ngẫu hứng; họ có thể rất tinh tế trong việc sử dụng ngoại giao để lồng ghép nhưng câu chuyện chính trị song nên hiểu rằng điều đó không phải lúc nào cũng xảy ra. Luôn luôn có phẩn trăm cho sự dị biệt đằng sau những gì được cho là phổ biến và hãy đừng nhăm nhăm nghĩ rằng nước Mỹ xem thường nước yếu, nước kém phát triển hay nói chung lại là những nước cần họ mà họ có thể thực hiện điều tương tự với nước lớn, phát triển. Việc tiếp đón ông Tập Cận Bình có thể xem là một ví dụ.
Cuối cùng, xin nói thêm rằng, chính trị và tôn giáo là hai chuyện vốn có mối quan hệ khăng khít, tương hỗ lẫn nhau và ở hai điều này ngoài việc gắn bó với nhau về mặt lợi ích thì yếu tố đức tin cũng nên được tính đến. Tổng thống Obama và rất nhiều chính khách Mỹ là người theo đạo Thiên chúa, đó là lí do tại sao mỗi lần đến Mỹ, Giáo hoàng lại được đón tiếp trọng thị. Giữa TQ và Mỹ ngoài sự liên kết về yếu tố lợi ích thì mối quan hệ giữa hai cường quốc này sẽ không bao giờ đạt đến độ mà chúng ta vẫn gọi là đức tin lẫn nhau. Vậy nên so sánh trong trường hợp này là hết sức khập khiễng là bởi thế.
Theo Người con đất mẹ
Có lẽ thái độ của Trung Quốc đối với các nước láng giềng gần đây cũng phần nào làm cho Mỹ không hài lòng. Và không riêng gì Mỹ mà tất cả các nước trên thế giới đều không ưa gì Trung Quốc. Qua việc tiếp đón với chủ tịch Tập Cận Bình cũng phần nào nói lên thái độ thờ ơ của Mỹ với Trung Quốc
Trả lờiXóaCó lẽ giữa TQ và Mỹ ngoài sự liên kết về yếu tố lợi ích thì mối quan hệ giữa hai cường quốc này sẽ không bao giờ đạt đến độ mà chúng ta vẫn gọi là đức tin lẫn nhau, hành động của Trung Quốc không chỉ làm Mỹ mà hầu hết các nước đều bức xúc vì thế để đạt được quan hệ ngọai giao tốt đẹp là điều rất khó
Trả lờiXóaTrung Quốc và Mỹ đều là hai nước lớn và có nhiều toan tính , cách đón tiếp ông Tập Cận Bình của ông Obama liệu có nhằm ý đồ gì hay không thì ta vẫn chưa khẳng định được nhưng có điều qua cách đón tiếp này cho thấy sự lạnh nhạt Mỹ dành cho Trung Quốc
Trả lờiXóaNói về ý nghĩa của việc tiếp đón cũng như những tiểu tiết trong quá trình đón tiếp thì có lẽ cần một nhà ngoại giao có kinh nghiệm mới "đọc" được hết ý đồ của những ông lớn đầy toan tính này. Nhưng dù sao đi nữa thì với cách đánh giá của một người bình thường cũng có thể nhận ra đây hoàn toàn không phải là sự tiếp đón quá long trọng nhất là lại đối với một nước cũng được xếp vào hàng cường quốc như Trung Quốc.
Trả lờiXóaNói về ý nghĩa của việc tiếp đón cũng như những tiểu tiết trong quá trình đón tiếp thì có lẽ cần một nhà ngoại giao có kinh nghiệm mới "đọc" được hết ý đồ của những ông lớn đầy toan tính này. Nhưng dù sao đi nữa thì với cách đánh giá của một người bình thường cũng có thể nhận ra đây hoàn toàn không phải là sự tiếp đón quá long trọng nhất là lại đối với một nước cũng được xếp vào hàng cường quốc như Trung Quốc.
Trả lờiXóa