Trong bài viết có tên "Bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương không phải là lối thoát cho Việt Nam" được đăng tải trên trang Danlambao, tác giả Nguyễn Trọng Dân cho rằng động thái kêu gọi "Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương để hai nước Hoa Kỳ-Việt Nam nhanh chóng hoàn tất quá trình bình thường hóa cũng như tạo khả năng cho Việt Nam gia tăng khả năng phòng thủ quốc phòng trước sự lấn hiếp của Trung Quốc" của ông Trương Tấn Sang tại lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Liên Hợp Quốc vừa qua sau khi đã lên án "hành động xây lấn đảo và thiết lập phi trường quân sự của Trung Cộng trên các đảo còn đang tranh chấp kiện tụng tại quần đảo Trường Sa thuộc Việt Nam là vi phạm các công ước quốc tế về biển đảo và làm tình hình trong vùng trở nên căng thẳng" "là đã quá muộn màng vì động thái xây lấn lập đảo nhân tạo của Trung Quốc không phải chỉ xảy ra mới đây".
Chủ tịch nước phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc (Nguồn: Internet).
Tác giả này cũng cho biết thêm: "Cộng Sản Hà Nội lại một lần nữa sai lầm trong lối nghĩ chiến lược của mình vì, cho dù có vũ khí sát thương, Việt Nam vẫn không thể đối đầu trực diện quân sự với Trung Cộng ở mọi mặt Không - Địa - Hải dù là ở khu vực nhỏ hay trên bình diện lớn. Cho nên, nếu Việt Nam muốn tìm kiếm cho mình một chiến thắng quân sự tại biển Đông trong trận chiến sắp tới đây, Việt Nam sẽ không bao giờ nhìn thấy được chiến thắng đó cho dù sẵn sàng đổ máu và có nhiều vũ khí sát thương đem ra sử dụng. Và ngày nào, Việt Nam cứ lao vào củng cố sức mạnh quân sự thì dân tộc Việt vẫn tiếp tục đâm thuê chém mướn một cách vô ích".
Người viết xin dừng lại ở chi tiết này để thấy rằng tất thảy những điều được nói, được dẫn ra trên đây đơn thuần chỉ là lối nguỵ biện của một loại người vốn chưa bao giờ thiếu lí do để đả phá chế độ, đả phá chính quyền. Chúng luôn tìm và cố công chứng minh rằng Nhà nước đang đi sai hướng, đi lệch hướng trong những quyết sách quan trọng; việc cố tình dấn sâu vào những nội dung đó chúng càng để lộ những điểm yếu dễ bị người khác chỉ ra và phơi bày lên cho thiên hạ cùng biết.
Có một sự thật là trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xảy ra vào các năm 2011 - 2012 tại một số đô thị, Thành phố lớn của Việt Nam như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng... những người xuống đường đã hô hào Nhà nước phải có những động thái mạnh mẽ hơn trước TQ. Và một điều dễ thấy là họ không chỉ muốn Nhà nước lên tiếng phản đối không thôi; một cuộc chiến sinh tử, ra ngô, ra khoai là điều đám người này mong muốn các nhà chức trách thực hiện trước TQ.... Từ điều này cũng đã xuất hiện một số luận điệu cho rằng, chúng ta có thể mất tất cả về tay người "Tàu" nhưng nhất quyết nó phải được thực hiện trên chiến trường....Tuy nhiên, cũng thật khó hiểu khi những kẻ liên tục có sự thúc bách với Nhà nước kia lại không ai thèm quan tâm tại sao Nhà nước lại chọn đối sách mềm mỏng, sử dụng biện pháp ngoại giao, đưa vấn đề Biển Đông ra quốc tế trong giải quyết vấn đề chủ quyền biển đảo thay vì thực hiện theo những tiếng hô hào kia?
Họ quên mất rằng đâu cứ muốn chiến tranh thì đương nhiên sẽ thực hiện được. Nguồn lực Quân sự - kinh tế và rất nhiều mặt nữa chính là điều kiện để một cuộc chiến tranh có thể xảy ra nếu chúng ta không muốn chỉ mới ra trận đã thất bại hoàn toàn. Hơn nữa, có thể với đất nước nào đó, hoà bình chỉ là một thứ tự thân, tự có nhưng với dân tộc Việt Nam nó đã bị đánh đổi bằng xương, bằng máu của mấy mươi thế hệ.... Cho nên thật là dễ hiểu khi thời gian từ ấy tới nay dù đa có thể làm cho một số thứ trở thành quá khứ, thậm chí trở nên bị quên lãng nhưng cái thứ đáng ra nó phải bị quên lãng, bị phủ định đó lại vẫn sống trong những cái đầu vốn chỉ thích ăn thua.... và họ vẫn xem là chiến tranh là giải pháp căn cơ cuối cùng cho những mối bất đồng, dù là nhỏ nhất.
Đó cũng là những lí do cho thấy, Nhà nước có thừa dũng khí trong sử dụng một cuộc chiến để giải quyết những câu chuyện chướng tai, gai mắt trên biển Đông nhưng suy cho cùng đó chỉ mới là hạ sách? Liệu chúng ta sẽ được gì, sẽ mất gì nếu những cái đầu nóng, ấu trĩ muốn sử dụng chiến tranh để giải quyết tranh chấp?
Rất nhiều người trong chúng ta đã quên mất rằng, dù thế giới đương đại đang chứng kiến không ít những điều bất đồng, bị chia rẽ bởi những nhóm lợi ích khác nhau song đừng quên đi mất sự đan xen về mặt lợi ích mới là điều quan trọng. Người chiến thắng, quốc gia chiến thắng chỉ có thể diễn ra khi người hay quốc gia đó biết điều phối, sử dụng cái gậy lợi ích một cách phù hợp. Cách sử dụng chiến tranh để giải quyết vấn đề vì thế sẽ là một cách kết thúc những gì chúng ta đang có, chúng ta đang được thụ hưởng. Bài học nhỡn tiền của rất nhiều quốc gia như Y rắc, Afganistan và mới đây nhất là Ukraine đã một lần nữa cho thấy chiến tranh chỉ có thể đem đến ngõ cụt mà thôi.
Và xin thưa rằng bởi những lí do nói trên nên trong giải quyết vấn đề lãnh thổ trên Biển Đông Việt Nam đã chọn một giải pháp được cho là hết sức an toàn; đến thời điểm hiện tại cái được của chúng ta chắc chắn chưa quá nhiều song cái mất thì cũng chưa thể nào là lớn hơn. Vì vậy, hãy tin rằng sự lựa chọn của Nhà nước trong thực hiện đối sách trên biển Đông là hoàn toàn đúng.
Vậy nên, một khi chiến tranh không phải là sự lựa chọn hàng đầu, duy nhất để giải quyết tranh chấp thì chẳng có gì là quá muộn màng trong một vấn đề mà tự thân nó chắc gì đã đi đến đáp số cuối cùng là chiến tranh. Hay nói các khác đừng nghĩ ông Chủ tịch nước kêu gọi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương với Việt Nam thì đồng nghĩa với Việt Nam đang dọn đường cho một cuộc chiến tranh.
Hơn nữa, thực tế đang có một sự ngộ nhận rất lớn trong suy nghĩ và cách diễn đạt của tác giả Nguyễn Trọng Dân (Danlambao), trong lời kêu gọi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang rõ ràng có hai mệnh đề và theo một lối nghĩ và cảm thông thường thì cái gì nêu ra trước thì đương nhiên nó là mệnh đề chính, cái gì nêu sau là mệnh đề phụ: .... "để hai nước Hoa Kỳ-Việt Nam nhanh chóng hoàn tất quá trình bình thường hóa cũng như tạo khả năng cho Việt Nam gia tăng khả năng phòng thủ quốc phòng trước sự lấn hiếp của Trung Quốc". Như thế, việc kêu gọi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mục đích chính không phải là chuẩn bị tốt hơn cho khả năng phòng thủ hay chống trả trước sự lấn hiếp của Trung Quốc mà đó là một phần trong quá trình bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ.
Người viêt tin rằng quan hệ Việt - Mỹ đang mở ra những triển vọng hợp tác mới và rất có thể đó là một trong những nhân tố chính có khả năng ảnh hưởng, tác động tới vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Việc bình thường hoá quan hệ một cách toàn diện mà trước mắt là việc dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương là một cánh cửa để hai nước đi tiếp những bước dài hơn trong mối quan hệ. Đó cũng là một phần việc quan trọng mà Việt Nam sẽ phải nỗ lực thực hiện để tiếp tục sử dụng biện pháp ngoại giao, hoà bình trong giải quyết vấn đề Biển Đông với các nước liên quan.
An Chiến
Danlambao có đăng bài như thế trên trang của bọn chúng. Bọn chúng tỏ ra lo sợ và ghen tị trước sự phát triển và cơ hội phát triển của Việt Nam. Đó là điều chúng hoảng sợ nhất
Trả lờiXóaquan điểm của Việt Nam là luôn muốn hòa bình ổn định chứ không chấp nhận cho bất cứ quốc gia nào có thể xâm hai được đâu. Hành động đó là không thể nào chấp nhận được đâu nên đừng có nghĩ thêm bất cứ trò đểu giả nào nhé vì cái đó là không thể nào được tha thứ đâu nhé nên đừng có cố.
Xóaquan điểm đối ngoại của Việt Nam hoàn toàn rõ ràng và cũng không hề thay đổi phương châm của mình. quan hệ ngoại giao mềm dẻo chứ không thể thích làm thế nào cũng được cả đâu. Còn đám người chẳng làm được cái gì chỉ giỏi thê này thế nọ thì chẳng tính tiền với chúng làm cái gì nhé nên đừng có cố làm cái gì.
Xóađơn giản cũng có thể nói rằng những việc làm của Việt Nam là không chấp nhận cho bất cứ người nào có thể thích làm cái gì cũng được., Hơn nữa Việt Nam cũng không chấp nhận cho bất cứ ai thích làm cái gì cũng được đâu. việt Nam quan hệ mềm dẻo đồng thời cũng không ngần ngại cái gì đâu.
Xóatrong tình hình hiện nay Việt Nam làm cái gì cũng nhìn nhận toàn diện chứ không thể để cho bất cứ sai sót nào cả. sai sót nào đó là không thể nào tha thứ được đâu, cái gì cũng nên có cái giới hạn của nó chứ không thể thích làm cái gì cũng được đâu và không chấp nhận cho bất cứ sai sót nào cả,
XóaTrong quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước thì tiến tới gỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương là chuyện bình thường. Nhưng đối với rận thì lại khác. Rận lo sợ quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. Quá trình đó tiến thêm một bước thì cần câu cơm của rận lại ngắn đi một chút.
XóaViệc đưa quân đội làm nghĩa vụ quốc tế là điều Vn phải tham gia để cống hiến sức lực của mình cho nên hòa bình nhân loại chứ chẳng phải gửi quân đi để tham gia vào một mớ trung đông, bắc phi.... Nhiều người đừng có nhầm tưởng
Trả lờiXóakhông có cái gì có thể đạt được dễ dàng và việc làm của Việt Nam cũng thế không hề đơn giản cho nên cũng chẳng có cái gì mà động đậy khiến không thể nào giải quyết được. vì cái gì nó cũng có cái hậu họa chứ không thể nào đơn giản được nhất là trong tình hình như hiện nay thì càng không thể nào thích làm thế nào theo ý mình cũng được đâu.
Trả lờiXóathằng Mỹ không bãi bỏ lệnh cấm vận đó thì Việt Nam ta cũng thiếu gì vũ khí cơ chứ, nên vì thế mà Mỹ hay trung quốc cũng giám hành động gì với ta cơ chứ, còn vấn đề biển Đông, tránh một cuộc chiến tranh đó là điều rất cần thiết và ai cũng phải hiểu điều đó cả, chiến tranh có gì tốt đẹp cơ chứ
Trả lờiXóaMỹ bải bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam ta cái đó cũng là một điều tốt cho ta thật, nhưng không phải vì đó mà chúng ta bảo rằng phải biết ơn Mỹ rồi Mỹ mở cho ta lối thoát, không bao giờ như thế cả, bởi lẽ trước khi lệnh cấm vận chưa được bải bỏ thì nên quốc phòng an ninh của chúng ta cũng có thua kém ai nhiều đâu
Trả lờiXóacó mấy anh hùng bàn phím cứ ngồi gõ phím hô hào là đánh đánh đánh, nhưng thử hỏi cho các vị đó ra ngoài chiến trường thực sự thì có ai giám đi không đã chứ, chiến tranh kèm theo đó là những sự chết chóc những sự tàn phá, cái đó là không thể tránh khỏi rồi, thế chiến tranh tốt lắm hay sao mà cứ hô hào thế nhỉ
Trả lờiXóaMỹ bãi bõ lệnh cấm vận vũ khí với nước ta tôi nghĩ có lợi cho Mỹ nhiều hơn là cho ta đấy, vì đây sẽ là cơ sở để cho Mỹ thông qua đó cũng cấp tài trợ cho chúng ta những vũ khí mới, hiện đại để có thể tiến hành đấu tranh lại với trung quốc ở biển Đông nơi mà có quyền lợi của Mỹ và đồng minh của Mỹ rất lớn ở đây
Trả lờiXóachiến tranh tốt lắm hay sao vậy? trước khi Mỹ chưa bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí thì chúng ta vẫn đủ sức mạnh quốc phòng để đánh lại trung quốc cơ mà, hãy nên nhớ sức mạnh an ninh quốc phòng của chúng ta đứng top 20 của thế giới đấy, nhất là về an ninh thì phải nói là đầu thế giới luôn nhé, sợ ai cơ chứ
Trả lờiXóachiến tranh? nước ta sống trong chiến tranh bao nhiêu thời gian rồi vậy, từ khi khai sinh ra đến giờ hơn nửa thời gian là chiến tranh, từng đấy chưa đủ xem, thử hỏi chiến tranh có tốt không vậy, đau thương ai phải chịu vậy, nên xin các anh hùng bàn phím trước khi hô hào này nọ thì hãy nghĩ đến người dân đã nhé
Trả lờiXóathử hỏi các vị hô hào đánh đánh đánh thế thì các vị có giám ra chiến trường không hay lại trốn tránh rồi nữa người thân của các vị hi sinh trong chiến tranh các vị có đau xót không vậy, chúng ta không sợ trung quốc, chúng ta đánh trung quốc là điều có thể nhưng rồi hậu quả chiến tranh ai sẽ chịu đây cơ chứ
Trả lờiXóavâng, chiến tranh nổ ra các vị chạy trốn đi đâu hết, còn chỉ có nhân dân và quân đội đứng ra chiến đấu và chết chóc, đau thương tàn phá, nhất là chiến tranh hiện đại nữa, vũ khí huỷ diệt nữa cơ chứ, thế tốt đẹp lắm sao, Đảng Nhà nước đang muốn tránh chiến tranh là vì nhân dân vì đất nước nhé
Trả lờiXóaDân ta nổi tiếng đó là lòng yêu nước, cái đó ai cũng công nhận, nhưng mà cái máu liều ở trong đó đúng là thế giới phải nể sợ thật luôn, nên mới có chuyện các anh hùng bàn phím cứ hô hào là phải đánh, quyết chứ đánh, không để nhục này nọ đấy, nhưng thử hỏi đánh thế rồi, thì thành quả xây dựng đất nước không còn thì dân đói khổ ai chịu trách nhiệm đây
Trả lờiXóaViệc hai nước có thể tiến tới bình thường hóa thì những vướng mắc về mặt quân sự đương nhiên là cần loại bỏ. Bản thân nước ta luôn là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, chỉ khi thực sự cần mới lựa chọn chiến tranh làm cách giải quyết vấn đề. Trong bất kỳ mâu thuẫn nào, giải quyết bằng biện pháp hòa bình là phương án tốt nhất, có lợi nhất cho nhân dân.
Trả lờiXóa