THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

01 tháng 10 2015

LIỆU NƯỚC NGA CÓ THỂ DUY TRÌ LÂU DÀI TÌNH TRẠNG HIỆN TẠI Ở SYRIA?

by An Chiến  |  at  1.10.15

Một ngày sau khi Thượng viện Nga cho phép Tổng thống triển khai lực lượng tại Syria, Quân đội Nga đã chính thức có mặt để hỗ trợ về mặt quân sự và tham gia một phần trong chiến dịch không kích vào trụ sở của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng tại Syria - Đó là một điều mà tôi tin là đến thời điểm hiện tại ai ai cũng đều biết. Và để dọn đường dư luận cho sự có mặt hợp pháp của mình tại Syria, trước đó Nga cũng đã gửi tới Mỹ thông điệp: "Nga yêu cầu Hoa Kỳ ngay lập tức loại bỏ (thu dọn) các máy bay Mỹ khỏi không phận Syria!".

Trước những gì đang xảy ra, một điều mà bất kỳ ai theo dõi diễn biến tình hình liên quan Syria trước động thái của người Nga đều sẽ có chung băn khoăn: Liệu người Nga có thể duy trì sự có mặt tại Syria một cách lâu dài không khi mà cả Mỹ và các quốc gia Châu Âu - những đối tác lớn của Mỹ trong những biến động tình hình chính trị thế giới hơn 1 thập niên vừa qua đều cho rằng người Nga không nên có mặt tại Syria? Đáng nói hơn với riêng nước Mỹ, hành động của nước Nga không khác gì việc họ đang ra sức đối trọng lại chính họ. Trong khi Mỹ cho rằng sự ra đi của tổng thống Bashar al-Assad là điều kiện cần thiết để ổn định tình hình chính trị tại quốc gia Trung Đông này; Mỹ cũng sẽ ủng hộ, hậu thuẫn cho hoạt động tái thiết và cử quân đội tới để đối phó với những thứ nguy cơ từ chủ nghĩa khủng bố.... thì nước Nga vẫn dường như chưa bao giờ thay đổi quan điểm liên quan sinh mệnh chính trị của ông Bashar al-Assad. 
Giáo sư Peter Bahmayer đến từ Viện nghiên cứu Đông và Nam Âu ở thủ đô Viên (Áo) - Nguồn: Báo Pravda.ru. 

Tuy nhiên, nội dung trao đổi của Giáo sư Peter Bahmayer đến từ Viện nghiên cứu Đông và Nam Âu ở thủ đô Viên (Áo) với báo Pravda.ru của Nga đã hé lộ ra không ít điều liên quan đến những băn khoăn nói trên. Và theo đó, theo Giáo sư Peter Bahmayer "ở nước Áo và nhiều nước Châu Âu khác, người dân ủng hộ hành động của Nga ở Syria nhưng họ sợ thể hiện công khai điều đó do sợ…Mỹ. Lý do là ngày nay các nước Châu Âu không còn có chủ quyền quốc gia nữa, họ phụ thuộc váo Mỹ" (http://www.pravda.ru/…/expe…/01-10-2015/1276703-Bahmayer-0/…)

Như thế, nếu những gì được Giáo sư Peter Bahmayer chia sẻ là sự thật và khách quan thì xem chừng tương lai của Nga tại Syria vẫn không đến nỗi ảm đảm và đáng lo như người ta vẫn tưởng. Và như đã nhiều lần khẳng định người Mỹ chỉ thực sự mạnh và chiếm ưu thế hơn trong cuộc cạnh tranh với người Nga khi họ nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của Châu Âu (cụ thể là Eu); cho nên, sự phản đối của người Mỹ cho đến thời điểm hiện tại xem chừng chỉ là hành động đơn phương của một nước hướng đến một nước. Nó sẽ không đáng sợ như những lần trước bởi một khi cả Châu Âu vào cuộc thì điều Nga sợ nhất là những tổn hại về mặt kinh tế từ chính sách cấm vận của EU.

Một trong các nguy cơ đang đe doạ cộng đồng khu vực lớn nhất hành tinh vẫn không ngoài những gì họ đang gồng gánh đối phó mấy tháng nay: Nạn di cư từ một số quốc gia Trung Đông và Bắc Phi do chiến tranh, do vấn nạn khủng bố. Trong đó Syria là điểm xuất phát được cho là đa số và nỗi ám ảnh thường trực của Eu và điều mà Eu làm được cho đến thời điểm hiện tại vẫn là nỗ lực tiếp nhận "thảm hoạ nhân đạo" này đi cùng với chính sách ngăn chặn nạn nhập cư trái phép từ xa thông qua các chính sách an ninh cứng rắn. Họ cũng đã kêu gọi nhiều quốc gia trong đó có Mỹ - một trong các quốc gia được cho là nguyên nhân trực tiếp chung tay giải quyết vấn nạn này nhưng đến thời điểm hiện tại Mỹ vẫn im lặng và chưa có bất cứ một hành động cụ thể nào. 

Vậy nên, khi người Nga có mặt và mục tiêu của người Nga tại Syria là giúp cho quốc gia này tiêu diệt, đẩy lùi nạn khủng bố - nguyên nhân chính khiến cư dân quốc gia này chạy sang các quốc gia Châu Âu để tìm kiếm sự an toàn thì không có lí gì EU không ủng hộ. Họ ủng hộ bởi trong sự vụ này họ không mất cái gì mà thậm chí họ còn được nhiều hơn cho tương lai. Tuy nhiên, như GS Peter Bahmayer nói ở trên, Eu sẽ ủng hộ sự có mặt của nước Nga tại Syria một cách âm thầm, lặng lẽ, nghĩa là họ sẽ không lên tiếng công khai nhưng họ sẽ không phản đối đến chừng nào nước Mỹ có những động thái thúc ép và yêu cầu họ lên tiếng phản đối Nga. Và với những gì đang diễn ra thì Mỹ chỉ có thể thúc bách được EU chừng nào họ đã thực sự vào cuộc cùng EU trong quá trình giải quyết vấn nạn di cư tràn lan; việc Mỹ từ chối và tự cho mình cái quyền đứng ngoài cuộc sẽ là một cái cớ không thể hoàn hảo hơn để họ từ chối hoặc chọn cho mình một động thái không khác gì là ủng hộ cho Nga: Im lặng. 
Ở cuối đoạn trao đổi với báo Pravda.ru, GS Peter Bahmayer có nhấn mạnh: "Chúng ta nên phân biệt phản ứng của chính phủ và của người dân. Người dân ở các nước Liên minh Châu Âu (EU) và ở Áo ủng hộ nước Nga và chính sách của Nga ở Syria. 
Chúng ta không thể thấy được thái độ đó của người dân Châu Âu trên các báo, vì báo chí các nước ở đây đều chống lại Nga, nhưng nhân dân lại ủng hộ Nga.
Rõ ràng, vị GS đến từ Viện nghiên cứu Đông và Nam Âu ở thủ đô Viên (Áo) đã rất có lý khi đưa ra cảnh báo nói trên; quyền quyết định trên thực tế về các quan hệ đối ngoại, ủng hộ hay không ủng hộ Mỹ từ lâu không phải là vấn đề mà người dân có thể can thiệp được. Và một khi họ đã ký gửi, đã trao cái quyền đó của mình cho các đại diện (Quốc hội) thì đương nhiên chính các "đại diện" đó thay mình trả lời cho Chính phủ và các nhà chức trách nên làm gì. Nó cũng giống như ở Việt Nam, việc ứng xử với bên ngoài không phải là người dân không có quyền quyết định mà bởi họ đã quên mất rằng quá trình tham gia Tổng tuyển cử, bầu cử họ đã trao gửi cái quyền của mình vào tay mấy ông Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. 

Vậy nhưng, riêng trong vấn đề ủng hộ hay không ủng hộ sự có mặt của Nga tại Syria thì Chính giới Eu nói chung cũng như các quốc gia thành viên sẽ hoàn toàn đồng ý với thái độ của người dân. Có thể giữa Chính phủ và người dân là hai chủ thể có tính độc lập tương đối và mỗi chính sách đưa ra còn phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề mà chắc gì người dân đã tỏ tường. Song đừng quên rằng nước Châu Âu (EU) hiện tại đang có những khó khăn nhất định liên quan đến nạn nhập cư và họ sẽ chẳng dại gì bỏ qua một cơ hội không thể thuận lợi hơn để kết thúc, ổn định vấn nạn. 
An Chiến

13 nhận xét:

  1. Nga đã nói là làm luôn, không như ông Mẽo, lúc nào cũng nên tiếng quan ngại nhưng "cứ nhấp như ở ngoài", mình vẫn luôn phục và thích cái phong cách của ông Putin về các vấn đề như thế này, ông luôn là người hành động về tự do và dân chủ thực sự "Quân đội Nga đã chính thức có mặt để hỗ trợ về mặt quân sự và tham gia một phần trong chiến dịch không kích vào trụ sở của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng tại Syria"

    Trả lờiXóa
  2. "Mỹ cũng sẽ ủng hộ, hậu thuẫn cho hoạt động tái thiết và cử quân đội tới để đối phó với những thứ nguy cơ từ chủ nghĩa khủng bố." - liệu có thật không nhỉ, nếu Mỹ hậu thuẫn cho hoạt động tái thiết cử, thì liệu sau này có lại xuất hiện một IS thứ hai. Bởi vì IS hiện tại, trước đây cũng chính do một tay Mỹ dựng nên với mục đích can thiệp vào chính trị nội bộ Syria.

    Trả lờiXóa
  3. Mình vẫn luôn thích tư tưởng của ông Putin, ông ấy thật sự là con người sống vì tự do, vì dân chủ của cả những quốc gia khác. Còn Mỹ, cái mác dân chủ Mỹ gán lên mình chẳng qua chỉ là cái cớ để can thiệp vào nội bộ các nước khác. Chính vì vậy mà ông Putin đã nói thằng với Mỹ "Những người mà chuyên đi phá hoại quốc gia khác, không có tư cách nói về tự do, và cũng không có quyền dạy người ta cách sống làm sao cho nó dân chủ"

    Trả lờiXóa
  4. Đây chính là cái hậu quả của việc nghe lời ngon ngọt để Mỹ mang cái "dân chủ" với "tự do" cùng "nhân quyền" kiểu Mỹ vào nhà đấy "ở nước Áo và nhiều nước Châu Âu khác, người dân ủng hộ hành động của Nga ở Syria nhưng họ sợ thể hiện công khai điều đó do sợ…Mỹ. Lý do là ngày nay các nước Châu Âu không còn có chủ quyền quốc gia nữa, họ phụ thuộc váo Mỹ"....Ở Việt Nam, nếu cứ để cho lũ dâm chủ mà Mỹ đào tạo chống phá tự do, rồi cũng có ngày người dân VN cũng phải chạy loạn đi như thế này.

    Trả lờiXóa
  5. "những đối tác lớn của Mỹ trong những biến động tình hình chính trị thế giới hơn 1 thập niên vừa qua đều cho rằng người Nga không nên có mặt tại Syria?" - hehe, thì tất nhiên Nga vào đó, nếu Nga dập tắt được bọn IS, thì Mỹ hết đường làm ăn ở đây, thế nên cái việc "không vừa mặt và vừa lòng" là điều hiển nhiên thôi. Chủ nghĩa khủng bố là cái Mỹ dựng nên để lấy cơ đưa quân đội của mình len lỏi khắp thế giới mà.

    Trả lờiXóa
  6. Nước Nga chắc sẽ duy trì được tình trạng hiện tại ở Syria vì được syria yêu cầu giúp đỡ và các nước Châu Âu cũng chả phản đối.

    Trả lờiXóa
  7. Người Nga rất thẳng thắn trong việc xử lý các vấn đề quốc tế, họ dứt khoát chứ không như Mỹ nói không thực hiện. IS là sản phẩm của Mỹ tạo ra, và bây giờ Mỹ bắt tất cả các nước phải gánh chịu hậu quả đó. IS là một nhà nước Hồi giáo tự xưng, chúng đã chứng tỏ vị thế của chúng bằng việc tiến hành một loạt những hành động như đánh bom khủng bố, bắt cóc con tin... nếu như chúng ta không tiêu diệt hiểm họa này nó lan nhanh ra cả thế giới mọi người phải hứng chịu. tôi rất tâm đắc với câu nói:"Nếu như bạn lùi một bước, kẻ địch tiến một bước, lùi hai bước chúng tiến hai bước đến khi bạn không còn lùi được nữa chúng tiến lên cắt cổ bạn, vì vậy phải cắt cổ nó trước khi nó tiến gần tới bạn".

    Trả lờiXóa
  8. cả thế giới đang có suy nghĩ hết sức sai lầm, đó là Mỹ và châu âu không đủ sức để tiêu diệt IS, đó là quan điểm sai, NATO không hề thua kém gì Nga cả, nhưng mà họ không muốn kết thúc sự kiện này sớm vì vẫn có mưu đồ chính trị ở đấy nhé, nên việc Nga tham gia vào và có những hành động tích cực tiêu diệt IS đó là điều mà Mỹ và châu ÂU không hề muốn

    Trả lờiXóa
  9. Nga công nhận là muốn giải quyết sớm vấn đề vì hoà bình của thế giới nhưng mà Mỹ và châu ÂU không bao giờ muốn điều đó, cái đó thể hiện rất rõ, họ muốn tình trạng này cứ kéo dài để cho họ tính toán những mưu đồ chính trị khác, chứ nói thật, NATO mà thực sự hành động thì IS không còn một tên nào sống xót luôn

    Trả lờiXóa
  10. Tưởng rằng Nga sẽ gặp khó khăn khi tham gia tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo tự xưng và ổn định tình hình tại Syria khi vấp phải sự phản đối của Mỹ và các nước châu Âu khác, nhưng dường như không phải thế. Chính bởi động thái im lặng của Mỹ khi Nga kêu gọi tham gia một cách trực tiếp đã dẫn đến phản ứng này của EU.

    Trả lờiXóa
  11. Tình hình Syria còn hỗn loạn lắm. Nga tham chiến chưa chắc đã giải quyết được mọi vấn đề.

    Trả lờiXóa
  12. Cũng chưa chắc Nga sẽ duy trì tình trạng hiện tại của Syria lâu dài. Nga chỉ tham chiến trong một khoảng thời gian ngắn để khẳng định vị thế của mình ở Syria và giúp chính phủ ông Bashar al-Assad.

    Trả lờiXóa
  13. Nga có lẽ sẽ duy trì thế đối trọng với Mỹ ở Syria bởi vì trên thực tế mục tiêu của Nga rõ ràng là tốt đẹp hơn Mỹ. Thêm nữa với tình trạng hỗn loạn như hiện nay, người dân Syria tìm mọi cách để vào tị nạn ở châu Âu, các quốc gia châu Âu cho dù không muốn làm phật ý Mỹ thì việc phải đối mặt với dòng người di cư chắc chắn cũng sẽ khiến họ phải cân nhắc lại thái độ của mình và ủng hộ Nga.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.