Trong bài viết có tiêu đề "Xuyên suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam là đất nước nghèo nàn, dân tộc đói ăn gắn liền với văn hóa đánh chén", Trần Quốc Quân đã có những chi tiết, luận điệu bôi nhọ, phỉ báng văn hóa, bề dày lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Theo đó, Trần Quốc Quân nói rằng, không cần so với thế giới, chỉ cần so trong "tầm nhìn" khu vực thì Việt Nam không có "công trình kiến trúc" nào của VN so được với đền đá Angkor Vat, Angkor Thom của Campuchia; Chùa Vàng của Miến Điện; Cung điện hoàng gia Thái Lan?... Bên cạnh đó, Trần Quốc Quân còn tiếp tục phiếm chỉ Việt Nam khi nói rằng: "Các bạn hãy chỉ giúp tôi một công trình nào đáng để chúng ta tự hào và xứng tầm văn hiến dân tộc có 4000 năm lịch sử đi!" Hay "biểu tượng văn hóa, kiến trúc của đất nước ta" là Chùa Một Cột, tháp Rùa, Gác Khuê Văn, Tháp Chàm, Chợ Bến Thành...?
Trần Quốc Quân còn tiếp tục hạ bệ hình ảnh dân tộc Việt Nam như sau:
"Dân tộc triền miên thiếu ăn. Xét về tầm vóc, người Việt Nam thuộc chủng thấp bé, nhẹ cân nhất thế giới. Xét về thể lực, người Việt Nam thua xa người các quốc gia khác về sức mạnh và sức bền. Nguyên nhân của sự thua kém tố chất con người này là do ảnh hưởng của điều kiện sống, trước hết và quan trọng nhất là do thiếu ăn dẫn đến suy dinh dưỡng được tích truyền từ nhiều đời, nhiều thế hệ.
Văn hóa đánh chén. Văn hóa Việt Nam bao đời nay không tách rời sự ăn uống, đánh chén. Thiếu ăn nên dân ta luôn bị ám ảnh bởi miếng ăn. Đến câu chào trên đường cũng "Bác xơi cơm chưa?" Khách đến chơi được chủ nhà vồn vã kiểu "mời lạy giời đừng ăn". Trong khi chạy bữa từng ngày nhưng vẫn bày đặt cúng giỗ linh đình, không chỉ trong nhà mà còn phải đãi cả họ hàng, làng xóm. Vô ý quên một lời mời ăn là bị giận suốt đời. Đem chôn người chết, sợ ma đói nên dứt khoát phải đặt bát cơm với quả trứng luộc trên nắp quan tài".
Đáp lại các luận điệu đầy bôi nhọ, phỉ báng, cố tình hay vô ý quên đi gốc gác, nền tảng văn hóa dân tộc mình của Trần Quốc Quân, tôi xin có mấy lời sau:
Thứ nhất, mỗi một đất nước đều có một bản sắc văn hóa riêng. Nếu có học tập thì cũng chỉ kết hợp rồi làm hài hòa, làm giàu thêm văn hóa của dân tộc nhưng vẫn mang đậm bản sắc, một nét riêng của dân tộc mình. Các công trình kiến trúc ở Campuchia, Miến Điện hay ở Thái Lan như Trần Quốc Quân dẫn ra ở trên thì nên chăng nó cũng chỉ mang bản sắc văn hóa của đất nước đó. Không thể lấy các công trình kiến trúc của các nước khác để so sánh với công trình kiến trúc của nước mình vì nó ở hai phạm trù hoàn toàn khác nhau, so sánh như vậy là khập khiễng.
Thứ nhất, mỗi một đất nước đều có một bản sắc văn hóa riêng. Nếu có học tập thì cũng chỉ kết hợp rồi làm hài hòa, làm giàu thêm văn hóa của dân tộc nhưng vẫn mang đậm bản sắc, một nét riêng của dân tộc mình. Các công trình kiến trúc ở Campuchia, Miến Điện hay ở Thái Lan như Trần Quốc Quân dẫn ra ở trên thì nên chăng nó cũng chỉ mang bản sắc văn hóa của đất nước đó. Không thể lấy các công trình kiến trúc của các nước khác để so sánh với công trình kiến trúc của nước mình vì nó ở hai phạm trù hoàn toàn khác nhau, so sánh như vậy là khập khiễng.

Chưa nói đến, Việt Nam là dân tộc tính trung bình mỗi thế kỷ có đến 1 cuộc chiến tranh tàn khốc với kẻ thù hùng mạnh. Suốt 4000 năm dựng, giữ và xây nước, Việt Nam luôn bị ngoại xâm dòm ngó và xâm lăng. Trải qua bao cuộc chiến tranh để bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước, dân tộc Việt Nam đã chịu bao mất mát, đau thương cả về tinh thần lẫn vật chất. Bom rơi, đạn lạc không chỉ xóa sổ về người mà còn tàn phá, xóa sổ vĩnh viễn bao công trình kiến trúc từ xưa đến nay mà sổ sách cũng không thể thống kê chính xác được.
Nếu như cách so sánh của Trần Quốc Quân thì tại sao các công trình kiến trúc nổi tiếng như Tháp Ai Cập, Vườn treo Babylon…lại không có tại Việt Nam hay như ở một số nước như Miến Điện, Campuchia, Thái Lan?
Thứ hai, về tầm vóc của người Việt Nam thì nguyên nhân do suy dinh dưỡng thì đó chỉ là lý do của thời kỳ cách đây mấy chục năm của các thế kỷ trước. Khi ấy người Việt Nam đang phải đối mặt với chiến tranh, với giặc ngoại xâm, với sự áp bức, bóc lột của kẻ thù ở ngoài chiến trường lẫn hậu phương thì vấn đề cơm ăn ngày ba bữa là việc phải lo hàng ngày. Thậm chí, nạn đói năm 1945 – hậu quả của việc Phát xít Nhật cấu kết cùng TD Pháp bắt người dân nhổ lúa trồng đay, phục vụ cho chúng để chúng cung cấp lương thực, vũ khí ra chiến trường trong chiến tranh Thế giới thứ 2 đã làm cho miền Bắc hơn 2 triệu người chết.
Thứ nữa, đấy là tạng người của Việt Nam. Trần Quốc Quân chắc có lẽ chưa đọc tài liệu về sự phân chia các chủng tộc trên thế giới. Việt Nam là một trong những nước thuộc chủng tộc Môngôlôit. Đại chủng Môngôlôit, số lượng chiếm 40% dân số thế giới. Đại chủng này có đặc điểm: Da vàng, nâu nhạt; Tóc màu đen, cứng và thẳng, lông và râu ít phát triển; Mắt màu đen và nâu không to, có khi nhỏ và xếch, thường mắt một mí, mắt có góc mi; Mặt to bè, xương gò má phát triển; Mũi trung bình, sống mũi ít dô; Răng hình bàn xèng và hơi vẩu; Môi trung bình và mỏng; Hình dạng đầu trung bình. Đặc biệt là chiều cao ở mức trung bình và chân ngắn. (Nguồn: Thư viện)
Thứ ba, Trần Quốc Quân nói “Văn hóa Việt Nam không bao giờ tách rời khỏi ăn uống”, người Việt Nam là “tham ăn, tham uống”… Vâng, về ý kiến này của Trần Quốc Quân quả không sai. Vì từ xưa tới nay, ông cha ta đã rất coi trọng việc ăn uống, rất nhiều ca dao, tục ngữ nói về vấn đề này như "Có thực mới vực được đạo", "ăn coi nồi, ngồi coi hướng", "học ăn, học gói, học mở"...
Ẩm thực hay nói đơn giản hơn là ăn và uống vốn là chuyện hằng ngày, rất gần gũi và cũng rất giản dị, đời thường. Ở mỗi thời đại khác nhau thì ẩm thực lại được quan tâm tới những mức độ khác nhau. Cuộc sống ngày càng phát triển hơn, nhu cầu của con người ngày một cao hơn và ẩm thực cũng nhờ vào đó mà trở nên hoàn thiện hơn. Vượt ra khỏi giới hạn “ăn no mặc ấm” để đạt đến “ăn ngon, mặc đẹp”.
Ẩm thực không còn đơn thuần là giá trị vật chất mà xa hơn chính là yếu tố văn hóa, một mảng văn hóa đậm đà, duyên dáng và cốt cách. Tìm hiểu về ẩm thực của một đất nước là chính cách đơn giản nhất để có thể hiểu thêm về lịch sử và con người của đất nước ấy. Ở Việt Nam, ẩm thực theo các vùng miền. Nếu như ở Hà Nội thì có phở, Nghệ An có cháo lươn, súp lươn hay như ở Huế thì có món bún Huế, Quảng Nam thì có món mỳ Quảng... Mỗi một vùng miền thì lại có đặc sản riêng, gắn liền với cốt cách, con người của vùng quê đấy.
Người Việt Nam từ xưa đã có truyền thống quý khách. Khách đến chơi nhà là đầu tiên phải có miếng trầu vì "miếng trầu là đầu câu chuyện", trong nhà có gì ngon đều làm để đãi khách. Câu "nhìn miệng tiếp khách" cũng xuất xứ từ lòng quý khách đến chơi nhà là vậy. Đây cũng là một đặc tính từ ngàn đời nay của người dân Việt, đó chính là yêu thương, đùm bọc nhau. Không phải ngẫu nhiên khách đến chơi nhà, vì có yêu thương nhau, kính trọng lẫn nhau thì mới có lòng đến chơi nhà. Vì thế, lòng quý trọng khách với việc "mời cơm" là việc dĩ nhiên xảy ra.
Ngoài ra, với lời chào đầu tiên khi gặp nhau liên quan đến ăn uống của người Việt Nam cũng là một nét văn hóa độc đáo của người Việt. Nếu như đất nước khác hỏi nhau về sức khỏe thì người Việt lại hỏi nhau "Đã ăn cơm chưa"...thể hiện sự quan tâm không chỉ đến vật chất mà còn cả tinh thần. Nếu người được chào mà chưa ăn cơm thì sẽ được người kia mời đến nhà ăn cơm, thể hiện sự bình dị, đoàn kết lẫn nhau, không khoảng cách, khách sáo.
Thứ tư, luận điệu của Trần Quốc Quân với ý xúc phạm "Đem chôn người chết, sợ ma đói nên dứt khoát phải đặt bát cơm với quả trứng luộc trên nắp quan tài". Về luận điệu này, rõ ràng Trần Quốc Tuấn không hề hiểu gì về phong tục, tập quán của người Việt Nam. Không chỉ đặt bát cơm với quả trứng luộc trên nắp quan tài mà người Việt Nam còn có lễ cúng cơm 49 ngày hoặc 100 ngày cho người đã khuất.
Hầu hết các gia đình tại Việt Nam, nhà nào cũng vậy, mỗi ngày có 02 bữa cơm là giây phút đầm ấm, sum vầy nhất trong ngày. Trong nhà có người về muộn, mọi người cũng cố chờ về ăn cơm một lúc cho vui vẻ, đầm ấm. Con cháu cầm bát cơm lên, trước hết mời ông bà, cha mẹ, chờ ông bà, cha mẹ rồi mới bắt đầu mới dám ăn.
Cuộc sống gia đình đang vui vẻ, êm đẹp như vậy, vắng mặt trong bữa cơm còn nhắc, huống chi vĩnh viễn đi xa. Do đó, trước bữa ăn, người thân dâng lên bàn thờ một bát cơm úp, một vài món ăn bình thường, nhà ăn thứ gì cúng thứ đấy, thường là tinh khiết, không đòi hỏi cầu kỳ, nhà nghèo thì lưng cơm, đĩa muối cũng xong. Thắp hương xong, dựng đôi đũa vào giữa bát cơm, có rượu thì rót chén rượu. Khấn vái xong cũng rót chén nước. Làm như vậy trong 49 ngày hoặc 100 ngày, tùy các vùng miền thì thay đổi tùy ứng khác nhau.
***
Được biết, Trần Quốc Quân hiện đang sống tại Thủ đô Vacsava, Ba Lan. Trần Quốc Quân chỉ được một số người biết đến với tác giả của cuốn tiểu thuyết "Tuyết hoang". Có lẽ vì thời gian ông sống tại Việt Nam quá ít ỏi và vì thế, vốn văn hóa, sự am hiểu và sự trải nghiệm thực tế các phong tục, tập quán, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam của Trần Quốc Tuấn hầu như là không có. Vậy nên, những phát ngôn của Trần Quốc Tuấn ở trên là những luận điệu không có căn cứ, hoàn toàn sai sự thật, có đôi chỗ còn mang giọng bôi nhọ, phỉ báng một số phong tục, tập quán vùng miền của dân tộc Việt Nam.
Qua đây, mong Trần Quốc Tuấn, một Việt kiều ở Ba Lan nên suy nghĩ kỹ, hiểu rõ, tường tận vấn đề trước khi viết hoặc phát ngôn.
An Chiến
Một kẻ như Trần Quốc Quân có lẽ không xứng đáng được gọi là "người Việt Nam". Mang tên họ Việt Nam, dòng máu Việt Nam nhưng tư tưởng và suy nghĩ của Trần Quốc Quân lại là của người Ba Lan, một kẻ không hiểu gì về văn hóa Việt Nam mà suy luận một cách quy chụp, không có căn cứ. Thậm chí là phỉ báng, bôi nhọ nền văn hóa Việt Nam.
Trả lờiXóaĐã là một người con yêu nước thì phải tự hào về dân tộc, về đất nước mình, đem những giá trị tốt đẹp của đất nước truyền bá ra bên ngoài, chứ không phải là bôi nhọ, phỉ báng văn hóa dân tộc. Văn hóa dân tộc ta tốt đẹp và đáng tự hào lắm, không thiếu những giá trị văn hóa xứng tầm thế giới được cả thế giới công nhận cả.
Trả lờiXóaMỗi một đất nước đều có một bản sắc văn hóa riêng. Nếu có học tập thì cũng chỉ kết hợp rồi làm hài hòa, làm giàu thêm văn hóa của dân tộc nhưng vẫn mang đậm bản sắc, một nét riêng của dân tộc mình. Sao có thể nói là nghèo nàn được.
Trả lờiXóaNgười Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng bù lại, chúng ta có sự nhanh nhẹn, thông minh. Đâu phải cứ to mới là tốt. Chỉ có những thằng chó chết bán nước thì mới nói ra những câu đó.
Trả lờiXóaViệt Nam là một đất nước có truyền thống lịch sử lâu dài, điều đó đã được cả thế giới công nhận, ấy vậy mà tên Trần Quốc Quân này lại nói sằng bậy như vậy. Có lẽ hồi nhỏ hắn không được học lịch sử thì phải.
Trả lờiXóaVới một đất nước đã trải qua hai cuộc chiến tàn khốc trong lịch sử nhân loại như vậy, các công trình kiến trúc có giá trị phần nhiều cũng đã bị phá hủy, sao có thể nói là Việt Nam không có được?
Trả lờiXóaCó lẽ vì thời gian sống tại Việt Nam quá ít ỏi và vì thế, vốn văn hóa, sự am hiểu và sự trải nghiệm thực tế các phong tục, tập quán, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam của Trần Quốc Tuấn hầu như là không có. Thôi thì cứ để cho ông ta nói chán đi, chứ ai mà tin được.
Trả lờiXóaHầu hết các gia đình tại Việt Nam, nhà nào cũng vậy, mỗi ngày có 02 bữa cơm là giây phút đầm ấm, sum vầy nhất trong ngày. Trong nhà có người về muộn, mọi người cũng cố chờ về ăn cơm một lúc cho vui vẻ, đầm ấm. Như vậy không được gọi là văn hóa sao?
Trả lờiXóaSuốt 4000 năm dựng, giữ và xây nước, Việt Nam luôn bị ngoại xâm dòm ngó và xâm lăng. Trải qua bao cuộc chiến tranh để bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước, dân tộc Việt Nam đã chịu bao mất mát, đau thương cả về tinh thần lẫn vật chất. Làm sao các công trình có thể tồn tại được.
Trả lờiXóaMột kẻ như Trần Quốc Quân có lẽ không xứng đáng được gọi là "người Việt Nam". Mang tên họ Việt Nam, dòng máu Việt Nam nhưng tư tưởng và suy nghĩ của Trần Quốc Quân chẳng khác nào một con chó sủa theo sự chỉ đạo của chủ vây.
Trả lờiXóaLuận điệu của những kẻ phản quốc thì khi nào cũng trơ trẽn và lố bịch, chúng tưởng dễ hùa mọi người theo những xuyên tạc nhảm nhí đó sao. Càng nói ra càng trật cái bộ mặt giả tạo của hắn. Những giá trị cốt lõi của dân tộc là niềm tự hào của người dân việt nam và dù luận điệu của đám rận chủ kia có lươn lẹo đến đâu cũng không làm thay đổi được sự thật và suy nghĩ trong tiềm thức của mọi người.
Trả lờiXóaĐúng là luận điệu của lũ phản động bán nước. Chỉ có những kẻ con lai như Trần Quốc Quân mới có những suy nghỉ thiển cận như thế.
Trả lờiXóaNhững kẻ như Trần Quốc Quân đâu còn được xem là người Việt Nam nữa. Hắn toàn đưa những luận điệu không có căn cứ mà quên đi cái lịch sử dân tộc hào hùng chúng ta.
Trả lờiXóanhững phát ngôn của Trần Quốc Tuấn ở trên là những luận điệu không có căn cứ, hoàn toàn sai sự thật, có đôi chỗ còn mang giọng bôi nhọ, phỉ báng một số phong tục, tập quán vùng miền của dân tộc Việt Nam, một người như Tuấn không xứng đáng là người Việt Nam, việc thiếu tôn trọng lịch sư như vậy càng khiến hạ thấp con người của y mà thôi
Trả lờiXóaThằng này nói ngu như gì, càng nói càng lòi cái đuôi dốt. Việt Nam là nước có nền văn minh nông nghiệp, thế thì cái ăn uống nó gắn chặt với đời sống của người dân là chuyện quá dễ hiểu. Chỉ có những thằng không có tý hiểu biết gì về văn hóa thì mới đi nói cái gì mà tham ăn tham uống. Nói ra chỉ chứng tỏ mình vừa dốt vừa lắm điều.
Trả lờiXóaVốn văn hóa, sự am hiểu và sự trải nghiệm thực tế các phong tục, tập quán, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam của Trần Quốc Tuấn hầu như là không có. Vậy nên, những phát ngôn của Trần Quốc Quân mang giọng bôi nhọ, phỉ báng một số phong tục, tập quán vùng miền của dân tộc Việt Nam.
Trả lờiXóa