Điều gì cần nhất cuộc chiến chống tham nhũng? Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần thẳng thắn để nói ra những điều bản chất và cái đích cần đến như thế; cái sự hô hào viển vông, đổ lỗi mãi không những không giải vấn đề đang quan tâm mà đáng lo hơn sẽ lâm vào một cái vòng luẩn quẩn "cha chung không ai khóc".
Dương Chí Dũng trước phiên toà (Nguồn: Internet).
Xin được lấy luôn một ví dụ điển hình, thời sự để minh hoạ cho những điều sắp được nói dưới đây: Theo một công bố mới nhất của Quốc hội về việc thảo luận về dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi, với tỷ lệ tán thành trên 84%, sáng 27/11, cơ quan lập pháp này đã thống nhất giữ quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội tham ô, nhận hối lộ nếu sau khi bị kết án chủ động nộp lại tối thiểu ¾ tài sản phạm tội và tích cực hợp tác phá án hoặc lập công lớn. Liên hệ với trường hợp với tội danh và mức án mà cựu Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng đang đối diện thì với quy định mới này ông Dũng hoàn toàn có thể thoát tội từ hình nếu nộp đủ số tiền khắc phục hậu quả hoặc lập công lớn, giúp mở rộng điều tra, phá án. Xin nhấn mạnh là chỉ cần thoả mãn một trong hai điều kiện, hoặc là nộp đủ số tiền khắc phục hậu quả hoặc lập công lớn, giúp mở rộng điều tra, phá án. Và có thể việc giúp đỡ cơ quan điều tra phá án hoặc mở rộng điều tra, Dương Chí Dũng chưa thực hiện nhưng nếu nộp đủ số tiền khắc phục hậu quả thì ông này hoàn toàn có thể thoát khỏi án tử hình như nhiều LS đã cảnh báo bên lề phiên toà xét xửa cách đây mấy tháng.
Ở đây, tôi tin chắc rằng khi tiếp cận nguồn tin này từ các tờ báo chính thống và mặc dù nội dung báo chí viết, đăng tải tương đối rõ ràng, cụ thể (không thể hiểu nhầm sang nội dung khác) nhưng vẫn có người ngộ nhận và hiểu nhầm rằng khi nộp đủ số tiền khắc phục hậu quả theo quy định thì ông Dũng sẽ hết trách nhiệm pháp lý. Hay nói cách khác, khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính ông Dũng đã hoàn toàn trở thành một người "tự do" dù trước đó ông phạm vào tội danh đặc biệt nghiêm trọng với án phạt cao nhất có thể áp dụng là "tử hình" chứ không phải là án phạt nào thấp hơn.
Mặt khác, không ít người đã nghi ngờ tính khách quan của nội dung mới này trong Bộ luật hình sự sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua. Cụ thể hơn, họ nghi ngại về việc người phạm tội bồi hoàn thiệt hại gây ra như thế đã thu hồi được hết tài sản do hành vi họ gây nên chưa hay chỉ thu được cái phần mà tài liệu cơ quan chức trách có được chứng minh? Nhà giáo Chu Mộng Long (Hiện đang là Giảng viên trường Đại học Quy Nhơn, Bình Định) là một trong những người có suy nghĩ như thế. Ông này chia sẻ:
Vậy nên, nếu có chuyện ông Dũng vẫn lãi 7 phần thì đó là do cơ quan nhà nước chưa làm hết trách nhiệm (?) và nên chăng điều ông Long nên làm là kiến nghị lên Quốc hội, các cơ quan có thẩm quyền cần lưu ý điều này khi thực hiện nội dung mới này trong Bộ luật Hình sự sửa đổi.
Hơn nữa, một trong những nguyên tắc trong Bộ luật Hình sự mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng: Người phạm tội không có trách nhiệm chứng minh mình vô tội. Chiểu theo nguyên tắc này thì nghĩa vụ chứng minh, thống kê tài sản phạm tội mà có hoàn toàn thuộc về nhà nước, cơ quan hữu trách. Mặt khác, trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đều hạn chế tới mức tối đa sự xuất hiện của việc áp dụng tội danh "tử hình" trong các vụ án tham ô, tham nhũng. Một số tội danh nghiêm trọng hơn cũng đang trong lộ trình đề nghị bỏ hình phạt này. Xu thế nhân đạo hoá trong đời sống pháp luật là nguyên nhân chính thúc đẩy Quốc hội thông qua nội dung trên trong Bộ luật Hình sự sửa đổi.
Và đáng nói hơn, điều quan trọng nhất từ cuộc chiến chống tham nhũng mà cả xã hội đang tiến hành không phải là tử hình được bao nhiêu người, tử hình chỉ là một giải pháp cuối cùng có tính răn đe, phòng ngừa xã hội. Vấn đề buộc đối tượng phạm tội hoàn trả lại tài sản đã tham ô, tham nhũng mới là vấn đề cần thiết hơn. Có thể sẽ có những vướng mắc nhất định trong việc xác định chính xác khối tài sản do tham ô, tham nhũng mà có nhưng thiết nghĩ điều đó nên được cụ thể hoá, chính xác hoá bằng một chế tài, quy định khác hơn là bãi bỏ một điều có nhiều điểm ưu việt như thế.
Dương Chí Dũng trước phiên toà (Nguồn: Internet).
Xin được lấy luôn một ví dụ điển hình, thời sự để minh hoạ cho những điều sắp được nói dưới đây: Theo một công bố mới nhất của Quốc hội về việc thảo luận về dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi, với tỷ lệ tán thành trên 84%, sáng 27/11, cơ quan lập pháp này đã thống nhất giữ quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội tham ô, nhận hối lộ nếu sau khi bị kết án chủ động nộp lại tối thiểu ¾ tài sản phạm tội và tích cực hợp tác phá án hoặc lập công lớn. Liên hệ với trường hợp với tội danh và mức án mà cựu Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng đang đối diện thì với quy định mới này ông Dũng hoàn toàn có thể thoát tội từ hình nếu nộp đủ số tiền khắc phục hậu quả hoặc lập công lớn, giúp mở rộng điều tra, phá án. Xin nhấn mạnh là chỉ cần thoả mãn một trong hai điều kiện, hoặc là nộp đủ số tiền khắc phục hậu quả hoặc lập công lớn, giúp mở rộng điều tra, phá án. Và có thể việc giúp đỡ cơ quan điều tra phá án hoặc mở rộng điều tra, Dương Chí Dũng chưa thực hiện nhưng nếu nộp đủ số tiền khắc phục hậu quả thì ông này hoàn toàn có thể thoát khỏi án tử hình như nhiều LS đã cảnh báo bên lề phiên toà xét xửa cách đây mấy tháng.
Ở đây, tôi tin chắc rằng khi tiếp cận nguồn tin này từ các tờ báo chính thống và mặc dù nội dung báo chí viết, đăng tải tương đối rõ ràng, cụ thể (không thể hiểu nhầm sang nội dung khác) nhưng vẫn có người ngộ nhận và hiểu nhầm rằng khi nộp đủ số tiền khắc phục hậu quả theo quy định thì ông Dũng sẽ hết trách nhiệm pháp lý. Hay nói cách khác, khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính ông Dũng đã hoàn toàn trở thành một người "tự do" dù trước đó ông phạm vào tội danh đặc biệt nghiêm trọng với án phạt cao nhất có thể áp dụng là "tử hình" chứ không phải là án phạt nào thấp hơn.
Mặt khác, không ít người đã nghi ngờ tính khách quan của nội dung mới này trong Bộ luật hình sự sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua. Cụ thể hơn, họ nghi ngại về việc người phạm tội bồi hoàn thiệt hại gây ra như thế đã thu hồi được hết tài sản do hành vi họ gây nên chưa hay chỉ thu được cái phần mà tài liệu cơ quan chức trách có được chứng minh? Nhà giáo Chu Mộng Long (Hiện đang là Giảng viên trường Đại học Quy Nhơn, Bình Định) là một trong những người có suy nghĩ như thế. Ông này chia sẻ:
"Các đồng chí bị lộ và các đồng chí chưa bị lộ có thể ăn mừng... được sống!
Tính đi tính lại theo quan điểm thực tiễn, nếu có ăn 10, cho dù lộ 10 nhưng nhiều lắm chứng cứ được củng cố để ra tòa chỉ có 4, nộp 3/4 vẫn còn lãi 7.
Đất trong các trại khá rộng, có thể xây biệt thự sống cả đời trong đó vẫn tốt. Quân canh lính gác, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Chu nhất trí tán thành theo số 84% đại biểu để tỏ lòng nhân đạo sâu sắc và biết ơn vô hạn công lao đóng góp của các đồng chí!".Theo phân tích của ông Long, dù việc ông Dương Chí Dũng bồi hoàn để thoát án tử hình theo đúng quy định thì Nhà nước, các chủ thể bị ông Dũng tham nhũng trước đó vẫn thiệt hại. Phép tính của ông Long cho rằng khối tài sản vật chất mà ông Dũng có thể bồi hoàn lại cho Nhà nước chỉ khoảng 3 phần và ông Dũng vẫn còn lãi 7 phần. Tuy nhiên, chỉ xin nhắc lại ông Long rằng, chủ thể đứng ra quy định ông Dũng phải bồi hoàn lại khối tài sản do tham ô, tham nhũng mà có không phải là ông Dũng. Ông Dũng sẽ không thể tự mình kê khai mình đã tham ô, tham nhũng bao nhiêu để cơ quan chức trách liên quan ghi nhận và yêu cầu ông Dũng tiến hành bồi hoàn. Nghĩa vụ này thuộc về cơ quan nhà nước (Toà án xét xử ông Dũng phải có trách nhiệm liên hệ với cơ quan thẩm định trên cơ sở các chứng cứ tài liệu khai báo từ ông Dũng, chủ thể bị hại) và xin thưa rằng chỉ riêng với điều này thì cũng đã có hẳn một bộ quy trình, tiêu chuẩn cụ thể.
Vậy nên, nếu có chuyện ông Dũng vẫn lãi 7 phần thì đó là do cơ quan nhà nước chưa làm hết trách nhiệm (?) và nên chăng điều ông Long nên làm là kiến nghị lên Quốc hội, các cơ quan có thẩm quyền cần lưu ý điều này khi thực hiện nội dung mới này trong Bộ luật Hình sự sửa đổi.
Hơn nữa, một trong những nguyên tắc trong Bộ luật Hình sự mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng: Người phạm tội không có trách nhiệm chứng minh mình vô tội. Chiểu theo nguyên tắc này thì nghĩa vụ chứng minh, thống kê tài sản phạm tội mà có hoàn toàn thuộc về nhà nước, cơ quan hữu trách. Mặt khác, trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đều hạn chế tới mức tối đa sự xuất hiện của việc áp dụng tội danh "tử hình" trong các vụ án tham ô, tham nhũng. Một số tội danh nghiêm trọng hơn cũng đang trong lộ trình đề nghị bỏ hình phạt này. Xu thế nhân đạo hoá trong đời sống pháp luật là nguyên nhân chính thúc đẩy Quốc hội thông qua nội dung trên trong Bộ luật Hình sự sửa đổi.
Và đáng nói hơn, điều quan trọng nhất từ cuộc chiến chống tham nhũng mà cả xã hội đang tiến hành không phải là tử hình được bao nhiêu người, tử hình chỉ là một giải pháp cuối cùng có tính răn đe, phòng ngừa xã hội. Vấn đề buộc đối tượng phạm tội hoàn trả lại tài sản đã tham ô, tham nhũng mới là vấn đề cần thiết hơn. Có thể sẽ có những vướng mắc nhất định trong việc xác định chính xác khối tài sản do tham ô, tham nhũng mà có nhưng thiết nghĩ điều đó nên được cụ thể hoá, chính xác hoá bằng một chế tài, quy định khác hơn là bãi bỏ một điều có nhiều điểm ưu việt như thế.
An Chiến
Những gì bị mất mát, bị tham ô cần phải được bồi hoàn nguyên vẹn đầy đủ là điều hiển nhiên và đó cũng chỉ là mặt bề nổi của vấn đề. Vấn đề nằm ở chỗ, những kẻ tham ô được, gây thiệt hại lớn toàn là những kẻ có chức sắc như Dương Chí Dũng, và một lô xích xông có liên quan đến hắn cũng toàn là những kẻ có máu mặt. Chúng ta không cổ súy cho việc lạm dụng xét xử tội danh "Tử hình", nhưng vấn đề là mức độ của hình phạt phải có tính răn đe để nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người, để hạn chế đến mức tối thiểu những kẻ khác phạm tội
Trả lờiXóaTham nhũng đang là vấn đề đau đầu nhức nhối không chỉ riêng gì ở Việt Nam mà ở những nước đã và đang phát triển khác. Nó như là những con sâu đục khoét bên trong, đến một ngày tất cả sẽ sụp đổ vì nó. Cuộc chiến chống tham nhũng ở đây, chúng ta không những phải xem xét đến khung hình phạt mà cái mục đích cuối cùng của nó là những hình phạt được áp dụng có tính chất răn đen hiệu quả hay không?
Trả lờiXóaTham ô là một căn bênh mà đất nước nào cũng có không riêng gì Việt Nam chúng ta . Bởi vậy hãy cố gắng cùng nhau đẩy lùi căn bệnh xấu xí đáng sợ này. Càng nhanh là càng tốt nhé. Đảng và nhà nước cần đẩy mạnh hơn trong vấn đề này/
Trả lờiXóaThiết nghĩ cứ tham nhũng, rồi sống sung sướng, không bị phát hiện thì cứ mãi sung sướng, bị phát hiện thì chỉ tử hình là xong. Như vậy quá thiệt thòi cho nhà nước. Nên kẻ nào tham nhũng phải bị bắt buộc làm khổ sai dưới mọi hình thức để hoàn lại cái số tiền đó. Chứ bắn bùm phát chết chẳng giải quyết vấn đề gì hết.
Trả lờiXóaTham nhũng vốn là vấn nạn của không chỉ riêng Việt Nam. Tham nhũng có ở khắp các quốc gia, chỉ là mức độ ở mỗi nơi nó khác nhau mà thôi. Cho nên là công cuộc đấu tranh chống tham nhũng còn nan giải lắm
Trả lờiXóaThật khó khăn cho các nhà làm luật để đưa ra được điều luật, chế tài cho tội tham nhũng, bởi không có chức sắc sao mà tham nhũng? Có chức sắc mới tham nhũng, và tham nhũng mạnh là đằng khác. Những kẻ cậy chức quyền, tham ô, tham nhũng tài sản, ngân sách của đất nước cần phải được trừng trị thích đáng, vậy mới làm gương cho những kẻ khác
Trả lờiXóaTham nhũng giờ trở thành một căn bệnh nan y trong bộ máy chính quyền của chúng ta hiện nay. Chính những con sâu này đã làm tổn hại đến uy tín cảu chính quyền trong lòng nhân dân, đấy mới là cái tối quan trọng chứ chưa cần nói đến việc làm tổn thất tài sản của đất nước. Và thiết nghĩ, muốn chữa được căn bệnh này quả thật là vô cùng khó khăn,đó là cả một quá trình gian nan mà chúng ta cần vượt qua nó mới mong thay đổi được đất nước.
Trả lờiXóaTham nhũng là vấn nạn của tất cả các nước trên thế giới. Việc tìm ra một giải pháp để phòng chống tham nhũng vẫn chưa nước nào có được kế sách tốt cả. Vì các biện pháp răn đe nhiều lúc cũng không hữu hiệu.
Trả lờiXóaTệ nạn tham nhũng quả là khó đối phó. Vẫn chưa có cách nào hay những điều luật nào có thể khiến con người không dính chàm vào tham nhũng cả.
Trả lờiXóaThực ra vấn đề cuối cùng của việc xử những án tham nhũng là xử lý được người phạm tội và quan trọng nữa là thu hồi được tài sản của Nhà nước đã bị thất thoát. Việc miễn án tử hình nếu người phạm tội trả lại 3/4 tài sản đã tham ô tham nhũng cũng có thể coi là một biện pháp khả thi xong không có nghĩa là nếu trả lại tài sản thì họ đã lại trở thành công dân tự do. Họ chỉ được miễn án tử hình nhưng sẽ phải chịu mức án thấp hơn vì dù trả lại tài sản nhưng trước đó họ đã sai phạm thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Trả lờiXóaTham nhũng là tệ nạn của tất cả các quốc gia. Việc làm sao để các quan chức không tham nhũng là vấn đề rất nan giải của tất cả các nước. Chưa có nước nào có giải pháp để không còn tồn tại nạn tham nhũng nữa cả.
Trả lờiXóaTội phạm tham ô, tham nhũng phải bị pháp luật trừng trị...Đây là 1 loại tội phạm vô cùng nguy hiểm vì các lí do sau đây...Thứ nhất, gây thiệt hại tới khối tài sản lớn của nhà nước, của nhân dân gây ra hậu quả vô cùng nghiệm trọng...Thứ hai, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của nhà nước...Thứ ba, làm suy yếu hệ thống cán bộ, tha hóa về đạo đức...Vì vậy, việc khắc phục hậu quả do loại tội phạm này phải được tiến hành đồng thời với việc trừng trị nghiêm khắc để đảm bảo pháp luật được thực thi 1 cách công tâm, nghiêm minh nhất.
Trả lờiXóaTội phạm tham ô, tham nhũng phải bị pháp luật trừng trị...Đây là 1 loại tội phạm vô cùng nguy hiểm vì các lí do sau đây...Thứ nhất, gây thiệt hại tới khối tài sản lớn của nhà nước, của nhân dân gây ra hậu quả vô cùng nghiệm trọng...Thứ hai, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của nhà nước...Thứ ba, làm suy yếu hệ thống cán bộ, tha hóa về đạo đức...Vì vậy, việc khắc phục hậu quả do loại tội phạm này phải được tiến hành đồng thời với việc trừng trị nghiêm khắc để đảm bảo pháp luật được thực thi 1 cách công tâm, nghiêm minh nhất.
Trả lờiXóaViệc "thống nhất giữ quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội tham ô, nhận hối lộ nếu sau khi bị kết án chủ động nộp lại tối thiểu ¾ tài sản phạm tội và tích cực hợp tác phá án hoặc lập công lớn" vừa thể hiện tính nhân đạo của pháp luật, vừa là cách để có thể thu hồi lại nguồn tài sản thất thoát do tham ô, tham nhũng. Cá nhân tôi cũng đồng ý với điều này.
Trả lờiXóaĐúng là việc này vừa thể hiện sự khoan hồng của pháp luật, vừa giúp nhà nước thu hồi lại số tài sản thất thoát do tham ô, tham nhũng song cũng không khỏi để lại những nghi ngại trong nhân dân, mà ông Chu Mộng Long là một ví dụ. Để có thể xóa bỏ những nghi ngại đó, Nhà nước cần những quy định rõ ràng trong việc thống kê khối tài sản mà người phạm tội phải bồi hoàn.
Trả lờiXóaTrong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đều hạn chế tới mức tối đa sự xuất hiện của việc áp dụng tội danh "tử hình" trong các vụ án tham ô, tham nhũng. Một số tội danh nghiêm trọng hơn cũng đang trong lộ trình đề nghị bỏ hình phạt này. Xu thế nhân đạo hoá trong đời sống pháp luật là nguyên nhân chính thúc đẩy Quốc hội thông qua nội dung trên trong Bộ luật Hình sự sửa đổi
Trả lờiXóa