
Khủng bố tại Paris ngày 13/11 vừa qua khiến không chỉ người Pháp mà cả thế giới bàng hoàng và phẫn nộ (Nguồn: Internet)
Vâng, cụm từ "cư dân mạng" luôn là 02 mặt: tích cực và tiêu cực. Không thể phủ nhận những ý kiến đóp góp tích cực từ phía "cư dân mạng" nhưng song song với đó là những ý kiền theo cảm tính, không khách quan. Khủng bố ngày 13/11 vừa qua tại Pháp làm 129 người thiệt mạng và hơn 350 người bị thương đang khiến cho toàn thế giới chưa hết bàng hoàng với tội ác man rợ của tổ chức khủng bố IS - tổ chức đã đứng ra nhận trách nhiệm đánh bom. Và cư dân mạng lại được phen tranh cãi kịch liệt khi một bên đổi ảnh đại diện trên mạng xã hội facebook theo màu cờ của nước Pháp và một bên thì không.
Luồng ý kiến không đổi ảnh đại diện lý giải rằng, không phải họ vô cảm, không tiếc thương tới những nạn nhân xấu số, những người bị thương trong vụ khủng bố ngày 13/11 vừa qua tại Pháp mà lòng nhân đạo của họ được chia đều cho mọi quốc gia. Còn luồng ý kiến đổi ảnh đại diện theo màu cờ nước Pháp thì cho rằng, lý giải nguyên nhân đau khổ, bàng hoàng vì khủng bố ngày 13/11 vừa qua tại Pháp với lý do rất đơn giản vì Paris không phải “vùng chiến sự” – nghĩa là bất thường. Còn Lybia, Syria, Iraq… là “vùng chiến sự” (có thể hiểu là nơi đang xảy ra xung đột vũ trang, chiến tranh...).
Luồng ý kiến nào cũng có quan điểm, lập luận riêng để bảo vệ ý kiến của mình. Riêng ý kiến về "vùng chiến sự" của ý kiến trên được hiểu như thế nào cho đúng? "Vùng chiến sự" - có đất nước nào muốn lãnh thổ của mình trở thành vùng chiến sự không? Câu trả lời chắc chắn là không. Syria, Iraq, Lybia... nhân dân vô tội ở các quốc gia này lại càng trả lời không bao giờ họ muốn đất nước mình trở thành "vùng chiến sự".
Vậy, thủ phạm nào biến các quốc gia trở thành vùng chiến sự? Những ví dụ cụ thể cho các trường hợp này đó là trường hợp của Iraq năm 2003 mà sau 12 năm mà Tổng thống Mỹ Bush gọi là "vũ khí giết người hàng loạt". Các thủ đoạn chính trị cùng truyền thông của Mỹ và phương Tây đã tô vẽ cho các quốc gia vùng Trung Đông thành một chiến trường, thành một "vùng có chiến sự". Để rồi bom có nổ, súng có bắn hay chết bao nhiêu người thì cũng...bình thường thôi vì đó là "vùng có chiến sự". Độ cao tay, nguy hiểm của Mỹ và phương Tây đó là các nước này không cần ra tay trực tiếp nhưng thông qua các chính sách nuôi dưỡng bọn bản địa để biến chúng thành lực lượng đối lập và biến một đất nước bình yên thành một vùng "có chiến sự".
Ở đây, tôi muốn nói với các bạn rằng, đừng nên dễ dàng thừa nhận một quốc gia khác là "vùng có chiến sự" và nghiễm nhiên chấp nhận sự chết chóc ở những khu vực này là một lẽ "đương nhiên". Và ngược lại, lại tỏ ra đau thương đối với quốc gia khác vì đó là sự "bất thường". Việc bạn dễ dàng thừa nhận một quốc gia là "vùng chiến sự" thì có khi nào những người dân ở các quốc gia khác cũng đang có cái nhìn phiến diện và dễ dàng nhìn nhận quốc gia khác, có khi có cả Việt Nam là vùng đang "có chiến sự"?
Khi mà mỗi một người dân Lybia, Syria...không ai mong muốn và khẳng định rằng đất nước mình là "vùng chiến sự" thì tại sao một số bộ phận người Việt Nam và một số nước khác lại dám khẳng định ở nơi đó là "vùng chiến sự" và sự chết chóc, chiến tranh là điều "bình thường" chứ không "bất thường" như ở Pháp ngày 13/11 vừa qua? Cũng như mỗi người dân Việt Nam nào có thể chấp nhận được việc đang yên đang lành, TQ mang tàu chiến vào, dựa vào uy thế nước lớn biến một vùng không có tranh chấp chồng lấn thành một vùng có tranh chấp để ngang nhiên giữ thành của mình?
Khi thói vô trách nhiệm của một số cá nhân cũng sẽ là mối tiềm ẩn nguy hiểm khi dễ dàng thừa nhận một quốc gia khác đang là vùng chiến sự. Liên hệ với Việt Nam, khi mà quốc gia láng giềng đang có những bước đi khi sử dụng chiêu bài kích động để biến một vùng không có tranh chấp thành một vùng có tranh chấp trên biển Đông. Có thể, Trung Quốc không dùng khủng bố, không cần dùng bom hay các tay súng cực đoan để bắn vào Việt Nam nhưng chúng đang chơi thế cờ cao tay hơn. Trung Quốc đang cố biến một vùng vốn là của Việt Nam thành vùng đang có tranh chấp giữa Việt Nam - Trung Quốc để hội đủ thời gian làm hồ sơ, xây bằng chứng, biến nó thành vùng có liên quan đến TQ từ chỗ không hề liên quan đến TQ. Và khi ra luật pháp quốc tế thì tình trạng đã bị TQ xoay chuyển tình hình khi vùng biển Đông trước đây hiển nhiên là của Việt Nam nhưng sau khi bàn tay phù phép của TQ nhúng vào đã biến nó thành "vùng liên quan từ 02 bên trở lên".
Nói về quan điểm này, facebooker Nguyên Bảo đã có phân tích rất hay:
Vấn đề chính trị quốc tế không thể dùng ánh mặt đồng điệu, tình cảm cá nhân hay sự chia sẻ "đau thương" để phân tích và kết luận được mà chỉ phân tích được khi dựa vào chính trị quốc tế (để chuyện chết chóc sang một bên) và các mối quan hệ xung quanh nó."Nếu chính người Việt Nam cũng dễ dàng thừa nhận cái “sự đã rồi” hay “tiền lệ án” trong quan hệ quốc tế thì cũng chính là đang vô tâm với đất nước mình. Bởi cái “sự đã rồi” ấy chính là một trong những gọng kìm mà kẻ thù đang chĩa về phía chúng ta, ngay lúc này, ngay bây giờ. Chúng biến một bãi ngầm thành một đá, một đảo tự nhiên thành đảo đảo nhân tạo, một đảo ngầm thành đảo nổi. Chúng đánh tráo khái niệm của một vật thể nhân tạo trên biển với một tàu thuyền vũ trang/bán vũ trang. Bạn đọc lại UNCLOS 1982 xem, mỗi trạng thái của thực thể sẽ được áp dụng một cách phân xử khác nhau".
Và bạn cũng đừng vì xúc cảm cá nhân chủ quan hay thói vô trách nhiệm của mình mà dễ dàng thừa nhận một khái niệm hay cách nhìn "bình thường" ở một quốc gia nào đó mà bạn chưa hiểu rõ về tình hình ở đấy. Bởi vì, bất cứ người dân sống ở quốc gia nào, khu vực nào thì mạng sống cũng quý và được tôn trọng như nhau chứ không phải quy nó về "bất thường" hay "bình thường".
An Chiến
Thay đổi avatar thực sự không phải là việc quan trọng gì lắm, người ta có thể thay đổi hay không tùy theo suy nghĩ của mỗi người, không nên vì lẽ đó mà quy chụp suy nghĩ của mình lên cho người khác. Thay avatar chắc gì đã là quan tâm đã là đồng cảm, tiêu biểu như nhiều bạn trẻ chỉ theo trào lưu mà còn không biết được khủng bố ở Pháp chứ chẳng phải Hàn Quốc hay Anh..., cũng có những người họ cũng đồng cảm, họ sẻ chia nhưng họ không muốn thể hiện nó qua đổi avatar.
Trả lờiXóaTôi thấy việc đổi ava để tưởng nhớ vụ khủng bố ở pháp là một trào lưu của cư dân mạng hơn là để tưởng niệm thật lòng,thậm chí chỉ để a dua theo phong trào mà thôi. Ừ thì các bạn để ava gì mặc các bạn nhưng sao tôi nhìn thấy nó lố bịch lắm.
Trả lờiXóaĐược mấy người hiểu được hết ý nghĩa của việc đổi avatar để tưởng nhớ những nạn nhân trong vụ khủng bố ở Paris. Tôi nghĩ số lượng không nhiều lắm đâu. Đa phần là những người a dua theo phong trào mà thôi. Còn với tôi thì để avatar thế nào không quan trọng, quan trọng là bên trong mỗi con người.
Trả lờiXóaNgười dân pháp đang đoàn kết cùng nhau chống lại khủng bố, chia sẻ mất mát đối với gia đình các nạn nhân từ cuộc khủng bố ngày 13/11 vậy mà dân ta lại ở đây mà cãi nhau chỉ vì việc thay đổi avatả cờ Pháp.Thay avatar có cờ pháp mang ý nghĩa nhằm chia sẻ với những mất mát cũng nhân dân Pháp.Vì thế nên đây là một hành động đẹp.
Trả lờiXóaMỗi người có một cách biểu lộ cảm xúc khác nhau chứ không phải nhất định đổi avatar như trên fb mới là thể hiện sự tiếc thương với những nạn nhân. Tất nhiên những người đổi avatar cũng muốn biểu lộ sự thương tiếc của mình thôi. Vậy nên không thể nhận định ai vô cảm hơn ai để rồi đưa ra chỉ trích nhau.
Trả lờiXóaĐúng vậy, mọi sự thể hiện ra ngoài suy cho cùng cũng chỉ là hình thức, quan trọng là trong suy nghĩ của mỗi người cảm thấy thế nào. Họ thay avatar hay chọn hình thức gì để bày tỏ quan điểm thì cũng là trên trang cá nhân của họ, vì vậy cũng không cần thiết phải dấy lên quá nhiều ý kiến bình luận đến thế.
Trả lờiXóaTính mạng con người ở đâu cùng là đáng quý, dù giàu hay nghèo, dù là da trắng, da đen hay da vàng thì đều bình đẳng...Chính sách của chính quyền Mỹ và đồng minh phương Tây luôn muốn can thiệp trắng trợn, đưa chiến tranh, vũ khí tới các quốc gia có chủ quyền khác vì lợi ích của giai cấp cầm quyền MỸ và phương Tây...Chỉ có người dân của cả nước có chiến tranh và những nước gây ra chiến tranh là phải chịu mất mát, đau thương.
Trả lờiXóaSau ngày thứ 6 thấy face book của một loạt cá nhân đều đổi thành cờ 3 sọc, không hiểu vì lý do gì mà mọi người đổi như vậy, hỏi ra thì mới biết họ đang "Pray for Paris", một trào lưu mới của dân mạng, nhiều bạn trẻ có khi không hiểu sự tình như thế nào nhưng vẫn để Avatar của mình theo trào lưu. Để chống lại khủng bố chúng ta phải đoàn kết nhau lại, đồng tâm hiệp lực để chống lại tổ chức khủng bố, nếu chúng ta đơn thương độc mã thì chắc chắn sẽ không thắng được chúng.
Trả lờiXóaVấn đề chính trị quốc tế không thể dùng ánh mặt đồng điệu, tình cảm cá nhân hay sự chia sẻ "đau thương" để phân tích và kết luận được mà chỉ phân tích được khi dựa vào chính trị quốc tế (để chuyện chết chóc sang một bên) và các mối quan hệ xung quanh nó.
Trả lờiXóaViệc đổi ảnh đại diện trên mạng xã hội facebook theo màu cờ của nước Pháp tôi nghĩ là do nguồn thông tin mà chủ face tiếp nhận được. Có người theo phong trào, có người có tình cảm với nước Pháp và cái đó tùy theo sự nhận thức của từng người. Nhưng khi nhìn nhận một cách khách quan để đưa ra nhận xét thì bài viết này đã phân tích đúng. Bài viết đã làm lộ rõ một vấn đề khá nguy hiểm trong nhận thức mà có lẽ ko nhiều người nhận ra được
Trả lờiXóaĐừng vì xúc cảm cá nhân chủ quan hay thói vô trách nhiệm của mình mà dễ dàng thừa nhận một khái niệm hay cách nhìn "bình thường" ở một quốc gia nào đó mà bạn chưa hiểu rõ về tình hình ở đấy. Bởi vì, bất cứ người dân sống ở quốc gia nào, khu vực nào thì mạng sống cũng quý và được tôn trọng như nhau chứ không phải quy nó về "bất thường" hay "bình thường".
Trả lờiXóaĐấu tranh TQ ko ở đâu xa. Trước tiên hãy chống thói vô trách nhiệm của một số cá nhân vì nó cũng sẽ là mối tiềm ẩn nguy hiểm khi dễ dàng thừa nhận một quốc gia khác đang là vùng chiến sự.
Trả lờiXóaTrong khi cả thế giới đang đau xót, tiếc thương cho những số phận không may mắn trong vụ khủng bố đẫm máu tại Paris hôm 13/11 thì chúng ta lại ở đây mà tranh cãi với nhau về avatar facebook. Đâu phải cứ hành động thì mới là đồng cảm, là có tình có nghĩa đâu.
Trả lờiXóaDù gì thì cũng chỉ là cái ảnh trên facebook thôi mà, có gì đâu đến mức phải tranh cãi vậy. Đồng cảm là tốt, nhưng làm sao để phù hợp với toàn xã hội. Đừng vì những nhận xét không đúng đắn của mình mà làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Trả lờiXóaThờ ơ với những chuyện bên ngoài là căn bệnh khá nặng của người Việt ta. Chúng ta cần nhanh chóng loại bỏ cái tật xấu này ra khỏi giống nòi ta, nếu không sẽ rất nguy hiểm đến vận mệnh của cả đất nước.
Trả lờiXóaAvatar suy cho cùng cũng chỉ là cái hình thức bên ngoài, không khẳng định được toàn bộ con người. Có những người tuy thay avatar nhưng chẳng biết đang có sự kiện gì xảy ra, cũng có những người không thay avatar, nhưng họ luôn đồng cảm với những nạn nhân, có thái độ ứng xử hợp lí.
Trả lờiXóaCái nguyên do của vụ khủng bố tại Paris hôm 13/11 vừa qua có phần không nhỏ đến từ những cường quốc phương Tây và đặc biệt là Mĩ. Ngày trước thì họ nuôi dưỡng, ủng hộ cho các lực lượng đối lập này gây chiến tại chiến trường Trung Đông. Và giờ thì lãnh hậu quả từ chính chúng.
Trả lờiXóaHình thức chỉ là cái phụ, suy nghĩ, tấm lòng bên trong mới là cái quan trọng. Mỗi người dân Việt Nam chúng ta hãy đồng cảm với nhân dân cả thế giới, cầu nguyện cho những nạn nhân trong vụ khủng bố đẫm máu tại Paris. Đừng nên ngồi đây mà cãi nhau chỉ vì chuyện thay đổi avatar.
Trả lờiXóaDường như các nước phương Tây và Mĩ đang nghiễm nhiên quy định rằng mạng sống của họ quý hơn mạng sống của người dân ở các nước khác. Vậy nên mới có chuyện ' vùng chiến sự'. Có ai muốn chiến tranh, có ai muốn chết chóc đâu, chẳng qua là do những kẻ độc ác luôn gieo rắc nỗi đâu đó.
Trả lờiXóaCái thói vô trách nhiệm đang biến người Việt thành những ' người vô cảm'. Bây giờ thì có vẻ chưa ảnh hưởng gì nhiều, nhưng chính cái thói vô cảm ấy đang dần dần làm chúng ta mất đi sự đoàn kết, truyền thống ngàn năm của đất Việt ta.
Trả lờiXóa