Ở bài viết trước, xung quanh chuyện LS Lê Công Định cho rằng: "Khủng bố tại Paris là sản phẩm của chủ nghĩa tự do" tôi đã chỉ ra cho thiên hạ cùng biết sự ngớ ngẩn đến khó hiểu của một lớp người luôn tự nhận mình là "trí thức của dân chủ mới" tại Việt Nam. Nhưng tôi đã tự hỏi liệu rằng đó có phải là một mẫu số chung có tính phổ biến không hay đó chỉ là yếu tố có tính khu biệt, đặc thù tại Việt Nam. Giải mã được điều này đồng nghĩa chúng ta sẽ giải thích được tại sao trong tất cả sự bất ổn đang hiện diện ở nhiều nước trên thế giới luôn có yếu tố từ bên trong và những người này nếu xét trên khía cạnh pháp luật thì chúng xứng đáng được gọi là những kẻ phản bội Tổ quốc.
Bài viết đăng trên Gosha Tarasevich cho hay: "Nước Nga phải chịu trách nhiệm trong vụ khủng bố tại Pháp". Đây là một câu biểu được viết trên giấy A4, được chụp và đăng tải trên các trang cá nhân của một số đại diện lực lượng đối lập ở Moskva. Và đáng nói hơn, trong một diễn biến được cho là hết sức bất ngờ, đám người này đã tới trụ sở cũ của KGB, nổi lửa đốt cánh cửa và đồng thời trưng các biểu ngữ khẳng định Nga phải chịu trách nhiệm trong các vụ khủng bố ở Pháp!
Bài viết đăng trên Gosha Tarasevich cho hay: "Nước Nga phải chịu trách nhiệm trong vụ khủng bố tại Pháp". Đây là một câu biểu được viết trên giấy A4, được chụp và đăng tải trên các trang cá nhân của một số đại diện lực lượng đối lập ở Moskva. Và đáng nói hơn, trong một diễn biến được cho là hết sức bất ngờ, đám người này đã tới trụ sở cũ của KGB, nổi lửa đốt cánh cửa và đồng thời trưng các biểu ngữ khẳng định Nga phải chịu trách nhiệm trong các vụ khủng bố ở Pháp!
Hình ảnh về đám người thuộc đại diện lực lượng đối lập ở Moskva với câu biểu ngữ: "Nước Nga phải chịu trách nhiệm trong vụ khủng bố tại Pháp" (nguồn: Gosha Tarasevich).
Sẽ không quá khó để lí giải việc ra đời câu biểu ngữ này cũng như thái độ cực đoan của số người thuộc lực lượng đối lập ở Moskva. Theo đó, họ cho rằng chính người Nga tiên phong và tích cực trong cuộc chiến chống IS tại Syria (tất nhiên là có cả nước Mỹ, Pháp và rất nhiều nước ở Châu Âu khác); chính điều này đã khiến cho IS thay vì cam chịu số phận và bị Nga hay Mỹ, Pháp ... tiêu diệt thì chúng đã đứng dậy để phản kháng. Vụ khủng bố khiến 80 người chết tại thủ đô Paris (Pháp) có thể xem là một hệ quả không thể đau lòng hơn được nữa.
Với suy luận như thế, họ cho rằng nước Nga chứ không phải quốc gia nào khác phải đứng ra chịu trách nhiệm cho hệ quả tàn khốc và đau lòng đó. Song nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và công bằng thì tuyên bố của lực lượng đối lập tại Moskva cho thấy chúng là những kẻ bán nước đơn thuần, những kẻ phản bội Tổ quốc "ngớ ngẩn đến khó hiểu" như đã nói về Lê Công Định trong phát biểu đã được phân tích.
Tôi hoàn toàn đồng tình với nhận định nước Nga đã tích cực trong cuộc chiến chống IS trên lãnh thổ Syria và chính sự quyết liệt của Nga đã khiến IS tổn thất không ít; sức mạnh của lực lượng này cũng vì thế trở nên suy giảm và những cuộc khủng bố thời gian gần đây cho thấy rõ hơn về sự tổn thất này. Việc thực hiện các cuộc khủng bố vì thế ngoài việc chứng minh họ vẫn tồn tại sau những chiến dịch do Nga hay Mỹ tổ chức thì còn gián tiếp thể hiện rằng IS vẫn đủ sức chống chọi lại và vẫn có thể chiến thắng? Tuy nhiên, liệu với những gì đã làm được tại Syria đến thời điểm hiện tại thì nước Nga hiện đang có công hay có tội và cuộc khủng bố tại Pháp vừa qua họ có phần trách nhiệm hay không? hay đó cũng chỉ là một phần trong một cuộc chiến mà không ai có thể tránh khỏi!
Ngay lúc này đây đã có những lí giải đầu tiên về nguyên nhân nước Pháp đón nhận hậu quả nặng nề thứ hai từ IS. Rất nhiều người đã cho rằng, IS chọn nước Pháp thay vì một quốc gia mà có thể họ chưa bao giờ thực hiện ý đồ khủng bố xuất phát từ một thực tế mà ai cũng biết: Thiếu cảnh giác vì suy nghĩ sẽ không có lần hai. Song, chính việc nắm bắt được cái "suy nghĩ chết người" này và để đảm bảo rằng kế hoạch khủng bố của mình sẽ thành công nên IS đã tiếp tục thực hiện ở nước Pháp. Điều đáng nói, thời điểm tổ chức khủng bố toàn cầu này thực hiện lần 2 không quá gần với cuộc khủng bố nhằm vào tòa soạn Tạp chí Pháp Charlie Hebdo nhưng nó cũng đủ khiến cho cơ quan An ninh nước này, người dân thiếu đi sự cảnh giác cần thiết về một thảm cảnh đã xảy ra. Đấy cũng là lí do tại sao mức độ thương vọng lần này lại lớn hơn nhiều lần so với lần trước. Chính vì vậy, nếu phải cần thiết tìm ra một chủ thể xứng đáng, phù hợp chịu trách nhiệm việc khiến IS tấn công nước Pháp thì đấy chính là Nhà nước và người dân Pháp chứ không thể nào là một đất nước nào khác?
Xin được nhắc lại, trong quá khứ, nhất là thời điểm sau khi những cuộc không kích của nước Mỹ trên đất IS nhắm vào IS (và cả chính quyền Syria hiện tại) không đạt được kết quả nào ngoài thương vong cho dân thường. Những người yêu chuộng hòa bình và cả người thân của những nạn nhân xấu số từ IS dường như đã tuyệt vọng và họ đã hướng đến một tình huông xấu nhất: IS làm chủ thế giới và thế giới sẽ quay trở lại những thảm cảnh tồi tệ nhất. Tuy vậy, quyết tâm và hành động trên thực tế của nước Nga đã khiến thế giới tiến bộ có thêm niềm tin và với những gì đã xảy ra thì niềm tin họ dành cho nước Nga lại hoàn toàn có cơ sở. Thật tiếc là trong khi rất nhiều người không phải công dân Nga thấy được điều đó nhưng một bộ phận người dân Nga đang sống trên chính mảnh đất ấy lại tỏ ra không chịu hiểu.
Thiết tưởng, đó là thứ bi kịch mà không một dân tộc, đất nước nào có thể đứng ngoài, trong đó có Nga và Việt Nam.
Xin được nhắc lại, trong quá khứ, nhất là thời điểm sau khi những cuộc không kích của nước Mỹ trên đất IS nhắm vào IS (và cả chính quyền Syria hiện tại) không đạt được kết quả nào ngoài thương vong cho dân thường. Những người yêu chuộng hòa bình và cả người thân của những nạn nhân xấu số từ IS dường như đã tuyệt vọng và họ đã hướng đến một tình huông xấu nhất: IS làm chủ thế giới và thế giới sẽ quay trở lại những thảm cảnh tồi tệ nhất. Tuy vậy, quyết tâm và hành động trên thực tế của nước Nga đã khiến thế giới tiến bộ có thêm niềm tin và với những gì đã xảy ra thì niềm tin họ dành cho nước Nga lại hoàn toàn có cơ sở. Thật tiếc là trong khi rất nhiều người không phải công dân Nga thấy được điều đó nhưng một bộ phận người dân Nga đang sống trên chính mảnh đất ấy lại tỏ ra không chịu hiểu.
Thiết tưởng, đó là thứ bi kịch mà không một dân tộc, đất nước nào có thể đứng ngoài, trong đó có Nga và Việt Nam.
An Chiến
Hoá ra không phải ở Việt Nam mới có mấy cái thứ đầu ngớ ngẩn kiểu Lê Công Định. Ngớ ngẩn thật hay không hay chỉ tìm cách đổ lỗi cho chính phủ mà chúng thù ghét thì không biết. Cơ mà cái kiểu lý luận nghe đã thấy ngu ngu thế này thì chắc không phải vì lý do nào khác ngoài tiền hoặc tư thù cá nhân. Bất cứ cái gì xấu xa cũng có thể đổ tội được.
Trả lờiXóaMấy người dân Nga nêu ở trên thì cũng kiểu một sản phẩm kiểu như đám dân chủ ở Việt Nam do các thế lực chống phá tạo ra. Không phải đầu óc họ có vấn đề mà họ biết thế nhưng vẫn cứ làm. Lương tâm sao bằng lương thực được. Phải kiếm cái ăn đã chứ. LÊ Công Định thì tất nhiên không thể nằm ngoài cái đám đó (chuyện ai cũng biết).
Trả lờiXóaThật là hành động ngớ ngẩn,rõ ràng việc đấu tranh chống khủng bố là trách nhiệm chung của tất cả,và những thiệt hại là điều không thể tránh khỏi,nói thế thì sao Mỹ không phải chịu trách nhiệm tất cả vì rút cục cuộc chiến chống khủng bố đều xuất phát từ Mỹ mà
Trả lờiXóaNga bất ngờ mở chiến dịch không kích tổ chức "nhà nước Hồi giáo", thực hiện sứ mệnh giúp đỡ chính quyền Syria chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Nhưng chiến dịch này được tổng thống V.Putin tổ chức rất chặt chẽ từ cơ sở pháp lý đến điều kiện hành động nhắm đạt hiệu quả cao nhất của chiến dịch. Tổ chức “Nhà nước Hồi giáo IS” tự xưng là mối đe dọa không chỉ trong khu vực Trung Đông mà còn ảnh hưởng tới nhiều khu vực khác, bao gồm cả Liên minh châu Âu”. Giúp đỡ Syria theo Hiến pháp Nga và luật pháp quốc tế. Hội đồng Liên bang tại cuộc họp lần thứ 378 của mình, mà đã mở phiên họp mùa thu của Thượng viện đã thông qua Nghị quyết về việc chấp thuận việc sử dụng đội ngũ của lực lượng vũ trang của Liên bang Nga bên ngoài lãnh thổ của Nga. Một đề nghị như vậy phù hợp với Hiến pháp của Liên bang Nga đệ trình lên Hội đồng Liên bang của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trả lờiXóaCó nhiều nguyên nhân dẫn đến vụ khủng bố tại nước Pháp, trong đó bản tính man dợ của phiến quân IS vẫn là chủ đạo, trước khi nước Nga có những cuộc không kích tiêu diệt IS cũng đã có rất nhiều những cuộc khủng bố diễn ra. Đây không phải trách nhiệm của nước Nga hay bất cứ nước nào muốn chống lại IS.
Trả lờiXóaLợi dụng vấn đề dân tị nạn nhập cư vào nước Pháp, các thành viên của tổ chức khủng bố IS đã trà trộn vào số đông người di dân tự do để vào nước Pháp một cách suôn sẻ. Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến việc số lượng những kẻ khủng bố trên nước Pháp nhiều như hiện nay. Và vụ tấn công ở Paris vừa qua đã minh chứng cho điều đó.
Trả lờiXóaNhững lời buộc tội về nước Nga ấy chỉ là của những kẻ có ý định bán nước giống như những kẻ đang tự xưng là dân chủ ở Việt Nam, những nước muốn tiêu diệt IS chính là những nước muốn mang lại cuộc sống yên bình cho nhân dân chứ không phải ủng hộ khủng bố như nước Mỹ
Trả lờiXóaCó lẽ những nguyên nhân dẫn đến vụ khủng bố tại Pháp cũng đã được các chuyên gia đưa ra và phân tích rõ ràng, do việc Pháp tham gia chống IS tại syria và một số nguyên nhân khác nữa chứ không do nước Nga chống lại IS.
Trả lờiXóaTất cả những nước đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống IS đều là kẻ thù của các tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, việc họ lựa chọn nước nào để trả thù còn tùy thuộc vào điều kiện khách quan. Và Pháp là một minh chứng. Chính công tác phòng, chống khủng bố lỏng lẻo đã tạo điều kiện để cho tổ chức IS tiến hành hàng loạt các vụ khủng bố trong năm qua
Trả lờiXóaĐây sẽ là bài học đắt giá không chỉ cho Pháp mà cho tất cả các nước đồng minh khác. Chính vì vậy, mà những ngày qua công tác an ninh tại Mỹ và các nước đồng minh đã được thắt chặt, đặc biệt tại các khu vực tập trung đông người, nơi khủng bố có điều kiện tếp cận và hoạt động nhằm phát hiện và ngăn chặn tối đa không để các vụ khủng bố kép xảy ra.
Trả lờiXóaÀ hóa ra thím Định nhà mình cũng có hội có thuyền cơ đấy, quả là một đám lệch lạc đầu óc gặp nhau. Chống khủng bố và lên án những lực lượng khủng bố là trách nhiệm chung của toàn nhân loại, tất nhiên mức độ của mỗi nước là khác nhau. Nói như mấy thằng dở kia thì hóa ra chống lại đám IS lại là tội ác à? Ngu quá thể.
Trả lờiXóaNhững kẻ vẫn đang tự nhận mình là những nhà " dân chủ " thì ở đâu , ở nước nào cũng có và chúng cũng có 1 điểm chung cố hữu là những kẻ đần độn, ngu dốt, mù quáng, cực đoan...Vấn đề khủng bố là 1 vấn đề chung của toàn thế giới, không chỉ 1 mình nước Nga có trách nhiệm mà đó là trách nhiệm chung của toàn nhân loại.
Trả lờiXóaNước Nga đã cố gắng rất nhiều trong việc tiêu diệt khủng bố, tại sao lại yêu cầu quốc gia này phải chịu trách nhiệm. Tôi nghĩ nên yêu cầu Mỹ thì phù hợp hơn cả so với Nga đấy
Trả lờiXóaHành động này của đám người thuộc đại diện lực lượng đối lập ở Moskva không khác nào những hành động thường thấy ở đám rận chủ nước ta. Trong số những nước đang tham gia vào cuộc chiến chống IS có thể thấy Nga là nước tham gia tích cực và nghiêm túc nhất. Nếu có thể tìm thấy một niềm hy vọng trong cuộc chiến này thì có lẽ chỉ có thể tìm thấy được ở nước Nga.
Trả lờiXóaNước mình cũng như nước Nga và các quốc gia khác thôi, lúc nào cũng có những lực lượng chống đối, đối lập. Tư tưởng chính trị khác nhau thì tất nhiên sẽ phải có lực lượng chống lại nhau. Tuy nhiên việc bôi nhọ công sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như bôi nhọ lịch sử sẽ không bao giờ là điều được chấp nhận cho dù ở quốc gia nào đi nữa.
Trả lờiXóa