Tường thuật về việc "Chi hội miền Bắc thuộc Hội Nhà Báo Độc Lập đã tổ chức buổi Tọa đàm về Quyền tự do lập Hội ở Việt Nam. Khách quốc tế bao gồm David V. Muehlke - Viên chức của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ, ông Graham Knight - Trưởng bộ phận chính trị của Tòa Đại Sứ Anh Quốc, và ông Gustav Dahlin tuỳ viên chính trị Tòa Đại Sứ Thụy Điển" vào sáng ngày 21/11/2015, Saigon Broadcasting Television Network (SBTN) giật tít: "Hà Nội: Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam tọa đàm công khai về quyền tự do lập hội".
Thực tế những hoạt động như thế này không quá lạ nếu không nói là diễn ra khá thường xuyên và phổ biến tại Việt Nam. Nếu để tìm ra một điểm đặc biệt của các hoạt động kiểu này thì đa phần được tổ chức một cách lén lút. Mọi thứ sẽ được bí mật cho đến giây phút diễn ra và thông thường để tạo tiếng vang cần thiết các đoạn video, hình ảnh về hoạt động này sẽ được công bố ngay sau khi kết thúc. Việc tổ chức Tọa đàm về Quyền tự do lập Hội ở Việt Nam của "Hội nhà báo độc lập" như đã thông tin ở trên cũng không phải là ngoại lệ.
Trong phần thông tin được STBN đăng tải có nói đến chi tiết: "Vào tháng 6/2015, Bộ Nội vụ Việt Nam đã công bố Dự thảo Luật về Hội để lấy ý kiến từ các cơ quan nhà nước, các địa phương và người dân". Theo thông tin này, việc các tổ chức, cá nhân tổ chức các hoạt động lấy ý kiến về dự thảo Luật về Hội là chuyện hết sức bình thường nếu không nói là tích cực. Vậy nhưng việc "hội nhà báo độc lập" đứng ra tổ chức hoạt đồng sẽ không còn là chuyện bình thường nũa. Bởi như một công bố chưa chính thức gần đây nhất của người đứng đầu Bộ Công an tại phiên họp Thường kỳ của Quốc hội, "hội nhà báo độc lập" thuộc danh sách 60 hội nhóm bất hợp pháp. Và khi một "tổ chức" được nhìn nhận là bất hợp pháp, thiếu chính danh đương nhiên mọi hoạt động tập thể, cộng đồng của họ sẽ trở nên vô hiệu; đó là chưa nói đến tại Việt Nam không ít "tổ chức" trá hình và bất hợp pháp đã tích cực sử dụng phương thức góp ý, lấy ý kiến để thực thi những ý đồ chính trị xấu.
Việc STBN cố tình đưa 02 chữ "Công khai" vào trong tít bài của mình không phải ngẫu nhiên hay sai sót về mặt văn phạm. Cái khó khăn lớn nhất khiến "hội nhà báo độc lập" không phát triển khỏi cái tên của mình và số lượng thành viên không thể gia tăng (thậm chí có chiều hướng hao hụt đi) không ngoài yếu tố chính danh, bất hợp pháp của mình. Cho nên, cái việc mà tưởng rằng "hội nhà báo độc lập" đã làm được từ đầu thì đến nay họ vẫn rất lúng túng và bế tắc (?). Những hành động của họ chưa khiến họ rũ bỏ được khỏi cụm từ "Bất hợp pháp" và đi liền với nó là cách thức hoạt động lén lút, bất minh. Và xin thưa rằng, chính sự bế tắc, cùng quẫn về mặt phương pháp đã biến họ trở nên thiếu sáng suốt đến nỗi phải cậy nhờ một trang tin chống Cộng ở hải ngoại xác nhận sự chính danh cho mình (?).
Có thể cái "thủ thuật" về mặt văn phạm của STBN có thể sẽ tạo được một chút gì đó sự tươi mới và khiến những thành viên của "Hội nhà báo độc lập" có thêm động lực để tiếp tục điều đang làm. Nhưng kỳ thực nó cũng giống như một bó đuốc nhỏ trong đêm đông giá lạnh vậy, sức nóng, ánh sáng của nó sẽ không thể dẫn chủ nhân của nó đi hết đến cái đêm trường buốt giá; sự hữu hạn về mặt giá trị của cái điều không tưởng sẽ nhanh chóng bị nhận ra và khi đó cái họ nhận được là sự hụt hẫng, là sự ê chề của những kẻ bị xã hội đương thời vô thừa nhận!
Nỗi đau sau khi sự giả dối, ngộ nhận được phơi bày sẽ đau đớn và khó chấp nhận hơn hết thảy.
Cố tình biến cái không có thành cái có, biến cái vi phạm trờ thành không vi phạm, đó là những chiêu trò của những tổ chức hội nhóm được thành lập một cách bất hợp pháp.Một sự giả dối đến trắng trợn, và liệu rằng sau cái giả dối ấy là một tổ chức có mục đích đúng đắn????
Trả lờiXóaCó thể nói rằng những buổi mà lũ rận gọi là tọa đàm này chẳng khác gì những buổi chúng lấy cớ để củng cố thêm cái lý tưởng dở hơi của chúng, vì đây chính là nghề kiếm đô la của chúng. Dù là có tọa đàm công khai hay kín đáo thì những hoạt động của chúng cũng không bao giờ được công nhận là hợp pháp
Trả lờiXóaHoạt động của chúng dù nói là công khai nhưng không dám nói ra mục đích chính của mình, chẳng hạn như đang làm những việc phá hoại Đất nước nhưng lại luôn mồm nói rằng yêu nước, hay như xúi giục kích động dân chúng nhưng lại luôn nói là đòi quyền lợi cho nhân dân
Trả lờiXóaỞ cả hai đầu đất nước, đám dân chủ cuội, với những gương mặt quen thuộc, như những bầy kền kền lượn lờ quanh những kẻ phạm pháp chờ chính quyền ra tay là bâu vào rỉa rói đã thành thói quen. Và những cuộc tòa đàm kiểu này chỉ được coi là những cuộc họp phản động mà thôi
Trả lờiXóaCái cách chơi chữ "công khai" thực chất chỉ là cách mà các rận lừa bịp người khác, nhất là những người đang ở hải ngoại, không hiểu gì về tình hình đất nước. Thực chất tất cả những hoạt động kiểu như thế chúng đều chuẩn bị và tổ chức một cách lén lút. Mọi thứ sẽ được bí mật cho đến giây phút diễn ra và ngay sau đó là các hoạt động tự sướng của chúng trên mạng.
Trả lờiXóaHai chữ "công khai" đó được rận cố tình thêm vào để mang đi lòe người khác, chứ từ trước tới giờ chúng chỉ dám lén lút chứ khi nào mà dám chường mặt ra một cách công khai. Theo pháp luật Việt Nam, chúng là những tổ chức bất hợp pháp, không được pháp luật công nhận, thế thì sao dám dùng từ "công khai", danh không chính mà ngôn cũng không thuận.
Trả lờiXóaDù chúng có tọa đàm công khai hay bí mật thì chúng nó vẫn tìm cách chống đối chính quyền nhà nước mà thôi.
Trả lờiXóaChúng tự sướng công khai thế chẳng qua là để đánh lừa đồng bào hải ngoại nhằm cho họ nhìn một hướng khác về đất nước Việt Nam. Chúng nó toàn họp tự sướng với nhau mà thôi.
Trả lờiXóa"Công khai" cái kiểu gì mà cái khỉ gì cũng bí mật, giấu giấu giếm giếm đến tận lúc xong xuôi mới rao ầm lên như mõ làng. Bọn nó chỉ lu loa lên thế cốt để làm rối thông tin, hòng lòe bịp cộng đồng người Việt ở nước ngoài là những người không tường tận tình hình trong nước mà thôi. Cái loại tọa đàm do một tổ chức trái pháp luật tổ chức thì độ tin cậy biết là thế nào rồi đấy.
Trả lờiXóa