THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

30 tháng 12 2015

CÂU TRẢ LỜI CỦA BỘ 4T VỀ NHỮNG NGHI NGẠI LÂU NAY?

by An Chiến  |  at  30.12.15

Xác nhận sự phức tạp, khó khăn khi “đấu” với những trang thông tin xấu, độc, xuyên tạc về lãnh đạo nhà nước, gây mất đoàn kết nội bộ nhưng Thứ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Trương Minh Tuấn vẫn khẳng định quan điểm đảm bảo môi trường mạng tự do, Việt Nam không ngăn chặn mạng xã hội…
Thứ trưởng Trương Minh Tuấn trao đổi với báo giới bên lề Hội nghị báo chí toàn quốc 2015 hôm nay.
Gần đây xuất hiện thông tin, đồn đại về một số lãnh đạo cấp cao. Những thông tin này được xác định là xuyên tạc, bôi nhọ nhưng vẫn gây băn khoăn nhiều trong dư luận, nhất là trước thời điểm Đại hội Đảng toàn quốc sắp diễn ra. Cơ quan quản lý đã có phương thức xử lý việc này chưa, thưa Thứ trưởng?
Hiện nay chúng ta thấy trên mạng xã hội đã xuất hiện rất nhiều trang thông tin xấu, độc. Có những trang xuất hiện trong thời gian gần đây, trước Đại hội Đảng và trước các kỳ họp chuẩn bị về công tác nhân sự vừa qua.

Những trang này hầu hết đưa thông tin xuyên tạc, bôi xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nói xấu về chính sách đường lối, quan điểm của Nhà nước ta. Chính vì vậy, gần đây, chúng tôi đã chỉ đạo các cơ quan báo chí đấu tranh chống lại thông tin xấu độc, xuyên tạc. Trước hết, người làm báo chúng ta phải vững vàng về bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, có những bài viết làm thế nào có tính chiến đấu sâu sắc hơn, vạch trần âm mưu và thủ đoạn xuyên tạc của những kẻ xấu, các thế lực thù địch với chiêu bài để xuyên tạc, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Sau nữa, báo chí cần có những bài viết để nâng cao tinh thần cảnh giác cho người dân, nói rõ để người dân biết đó là những thông tin xấu, độc.

Chúng ta phải trực diện đấu tranh với những vấn đề này ngày càng quyết liệt hơn, không chỉ trong thời điểm Đại hội Đảng mà trong cả kỳ bầu cử Quốc hội và HĐND sắp tới. Chúng tôi dự báo, những sự kiện tới đây sẽ tiếp tục có những trang thông tin xấu độc như vậy nữa.
Ngoài việc nâng cao tính phản biện của báo chí chính thống, về mặt nghiệp vụ kỹ thuật, làm thế nào ngăn chặn được những trang thông tin độc hại, xuyên tạc?
Chúng ta không ngăn chặn mạng xã hội. Đảm bảo tự do báo chí và tự do internet ở Việt Nam là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên đối với những trang thông tin xấu, độc, xuyên tạc và có tính chất vu cáo để chia rẽ nội bộ thì chúng ta dùng nhiều biện pháp đấu tranh, trong đó kể cả biện pháp kỹ thuật nếu cần thiết.
Biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng để ngăn người truy cập vào những trang thông tin này. Tuy nhiên, nếu chỉ như vậy thì dư luận cũng vẫn hoài nghi, có cớ cho nhiều người đặt vấn đề nghi ngờ về quan điểm đảm bảo tự do báo chí, tự do internet như ông nói. Nhiều ý kiến cho rằng, quan trọng là đối mặt ngay trên những diễn đàn đó, là bằng các biện pháp nghiệp vụ truy tìm tận gốc và nêu rõ với công luận về những đối tượng này?
Hầu hết những trang xấu, độc là những trang được thiết lập từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đương nhiên các cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ cũng từng bước tìm ra các đối tượng và từng bước xử lý.

Trước đây đã có những trường hợp được các cơ quan chuyên môn của ta xử lý những việc này. Hiện nay chúng tôi nghĩ rằng trong thời điểm tới, phối hợp giữa Bộ Công an, Bộ TT&TT, các cơ quan chức năng, chúng tôi sẽ tiếp tục xử lý với những biện pháp mạnh mẽ hơn để vừa thực hiện được tự do intermet vừa đảm bảo việc tuân thủ đúng pháp luật của Việt Nam.
Ngoài những việc xuất hiện những trang tin xấu độc, vừa qua, trong phiên họp chốt năm 2015 của Chính phủ, Bộ trưởng Công an cũng nêu thông tin là chuyện lộ lọt bí mật nhà nước. Được biết, Bộ Thông tin – Truyền thông cũng được giao phối hợp với Bộ Công an để xử lý vấn đề này?
Về chuyện làm lộ, lọt thông tin bí mật nhà nước, Bộ Công an đã có biện pháp xử lý của mình. Tuy nhiên ở đây chúng tôi cũng đề nghị tất cả các cơ quan phải làm thế nào thực hiện tốt quy định bảo mật, những tài liệu, thông tin nào được coi là mật của từng cơ quan mình được Chính phủ quy định thì yêu cầu các cơ quan phải thực hiện tốt quy chế bảo mật của Chính phủ.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

P.Thảo (Dân trí)

9 nhận xét:

  1. Quả thật vừa đảm bảo được tự do báo trên môi trường mạng, vừa đảm bảo được việc ngăn chặn các thông tin xấu tràn lan trên mạng là một điều khá là khó khăn và nan giải. Vì thế mà rất cần sự chung tay giúp sức của toàn thể nhân dân, mỗi người hay là những người đọc thông thái, lựa chọn cho mình những thông tin chính xác nhất, đừng để bị kẻ xấu dắt mũi lợi dụng.

    Trả lờiXóa
  2. Bộ thông tin truyền thông đã có những câu trả lời rõ ràng và thích đáng. Quản lý và quản lý vẫn là vấn đề khó khăn và nan giải trong truyền thông mạng ngày nay

    Trả lờiXóa
  3. Hầu hết những trang xấu, độc là những trang được thiết lập từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đương nhiên các cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ cũng từng bước tìm ra các đối tượng và từng bước xử lý. Việc quản lí đấu tranh ngăn chặn các trang mạnh phản động là việc làm hết sức khó khăn vì nó muôn hình vạn trạng.

    Trả lờiXóa
  4. Câu trả lời và cách xử lý của Bộ Thông tin và Truyền thông là xác đáng và hợp lý. Trong thế giới hiện nay, internet đã trở thành một phương tiện phổ biến và hữu ích, vì thế đảm bảo tự do môi trường mạng là cần thiết. Việc chặn hay ngăn cấm không những không phải là một biện pháp hay mà còn tạo ra cơ hội cho đám rận rỗi hơi có cớ đặt điều về nhân quyền, tự do này nọ mà thôi.

    Trả lờiXóa
  5. Việc đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch là không phải bàn cãi, nhưng đấu tranh thế nào cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Một mặt cần có những tuyên truyền để nâng cao nhận thức của mọi người, "đề kháng" với những luận điệu của kẻ thù đồng thời vạch trần bản chất xấu xa của chúng. Ngoài ra khi cần thiết cũng cần tính tới các biện pháp kỹ thuật khác.

    Trả lờiXóa
  6. "Chúng ta không ngăn chặn mạng xã hội. Đảm bảo tự do báo chí và tự do internet ở Việt Nam là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam". Dù quan điểm của Đảng và Nhà nước là như thế nhưng đối với rận chủ thì bọn chúng lại không cho như thế. Bọn chúng cứ lu loa lên rằng ở Việt Nam đang không có tự do báo chí... Lại thêm những phần tử đứng sau hậu thuẫn cho bọn chúng cũng nhảy vào nữa. Đúng là khó để đấu tranh được với bọn này.

    Trả lờiXóa
  7. Sử dụng biện pháp kỹ thuật tuy có thể hạn chế được sự tiếp cận đến với những thông tin độc hại này nhưng mặt trái của nó cũng nhiều. Bọn rận có thể vin vào cớ đó để lu loa lên rằng Việt Nam không có tự do, dân chủ; hoặc chúng sẽ cho rằng chúng ta đang có khuất tất, muốn che giấu điều gì đó nên mới làm thế. Tuy nhiên đối với trang tin quá cực đoan thì biện pháp kỹ thuật cũng là điều cần thiết.

    Trả lờiXóa
  8. Ngoài việc tuyên truyền phản bác lại các thông tin bịa đặt, xuyên tạc, và sử dụng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế những thông tin độc hại này đến với người sử dụng Internet thì Bộ Thông tin truyền thông cũng nên phối hợp với các đơn vị khác để có thể xử lý những trang tin hay cá nhân xây dựng những trang tin đó. Không thể để chúng muốn làm gì thì làm được.

    Trả lờiXóa
  9. người làm báo phải vững vàng về bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, có những bài viết làm thế nào có tính chiến đấu sâu sắc hơn, vạch trần âm mưu và thủ đoạn xuyên tạc của những kẻ xấu, các thế lực thù địch với chiêu bài để xuyên tạc, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.