"Luật sư gì mà mất dạy vậy trời?", Đó là lời thốt lên của Ngoc Nhi Nguyen khi chứng kiến một số hình ảnh chụp lại Stt, bình luận đăng trên FB cá nhân của Luật sư Lê Thiệp. Xin được đăng tải toàn bộ hình ảnh chụp lại từ FB của LS Lê Thiệp trước khi nói đôi điều.
Trước hết phải thú nhận rằng đối với bất cứ ngành nghề gì thì phạm trù đạo đức đều có thể chi phối và đều quan trọng. Đó cũng là nguyên do phạm trù này được nói đến ở hầu hết các nghề nghiệp của các cá nhân khi xuất hiện những điều mà tạm gọi là "phi/vô đạo đức". Vấn đề đặt ra ở đây là nên đối xử như thế nào đối với những kẻ mà với chúng sự liêm sỷ, yếu tố đạo đức trong nghề nghiệp chỉ là một khái niệm xa lạ và chưa bao giờ được thực hiện trên thực tế.
Mặc dù ủng hộ quan điểm cần một sự nhẹ nhàng, lịch thiệp trong phê phán, lên án và tẩy chay hành vi "phi/vô đạo đức" trong đời sống xã hội và yêu cầu người trí thức phải nói đúng giọng điều của kẻ có học, có trình độ. Vậy nhưng, sẽ phải làm gì nếu sự lên án, phê phán một cách có học đó chẳng đi đâu, về đâu và não trạng của những kẻ bị lên án, phê phán đó vẫn không thể thay đổi dù chỉ la một tí rất ít? Trường hợp LS Võ An Đôn (hiện đang làm việc, sinh sống tại tỉnh Phú Yên là một ví dụ).
Được biết đến trong vụ án Ngô Thanh Kiều bị chết trong trại giam của Công an TP Tuy Hòa và thực tế phải công nhận rằng để một vụ án có dấu hiệu oan khuất, phạm tội của người thực thi pháp luật được đưa ra ánh sáng, vai trò của LS Đôn là rất lớn. Tuy nhiên, giũa cái ánh hào quang mà LS này có được với những thứ sau đó được LS Đôn tiến hành lại hoàn toàn khác nhau. Nhân danh cái nhãn mác "LS đem lại sự công bình cho nạn nhân Ngô Thanh Kiều" thay vì phát huy những điều tương tự thì LS Đôn lại hiện rõ là một kẻ "kỳ đà cản mũi" đối với việc thực thi công vụ của các cơ quan chuyên môn như Tòa án, Viện kiểm sát và cả cơ quan điều tra.
Chân dung LS Lê Thiệp (Nguồn: Internet).
Theo đó, LS Đôn tự cho mình được tham gia, tự nguyện tham gia vào những vụ án được cho là nhạy cảm và nổi lên theo đánh giá của dư luận. Việc tự nguyện bào chữa cho bị cáo Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ) trong phiên tòa do Tòa án nhân dân Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức xét xử là một ví dụ. Với một người Việt Nam bình thường dù chỉ 1 lần tiếp cận thông tin vụ án của Nguyễn Viết Dũng cũng sẽ tự biết làm gì và tự phán xét được tại sao Nguyễn Viết Dũng lại bị tòa án đưa ra xét xử và không quá khó để đưa ra quyết định ủng hộ Tòa án trong vụ án vừa qua. Hơn nữa, một người học qua trường lớp tương đối bài bản như LS Võ An Đôn cũng thừa hiểu rằng mọi chế độ đều tự thân có nhu cầu tự bảo vệ mình trước những nguy cơ đe dọa; và sẽ là chuyện lạ nếu như chế độ đó đứng để nhìn một kẻ đang cổ súy, nhân danh một chế độ từng "cộng rắn cắn gà nhà', gây nên nỗi ác mộng lớn nhất thế kỷ 20 đối với dân tộc Việt Nam.
Điều đáng nói, trước việc LS Đôn thể hiện ý định tham gia bào chữa cho Dũng và không ngừng thể hiện các quan điểm cá nhân trái chiều không ít người (trong đó có giới LS) đã khuyên ngăn bằng rất nhiều hình thức. LS Lê Thiệp là một trong số đó. Sự kiên trì có thể vô hạn nhưng thử hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu những góp ý nhiệt thành lại lãnh nhận những câu chưởi rủa, mạt sát đến khó hiểu. Cho nên, hiểu tường tận như thế để thấy rằng việc đưa ra những câu chưởi khó nghe của LS Lê Thiệp có thể sẽ đáng trách bởi dù sao ông Thiệp cũng là một trí thức như Ngoc Nhi Nguyen nói ("Móa ơi , cái ông LS Lê Thiệp này là ai mà nói chuyện mất dạy như côn đồ đứng đường vậy trời ? Cho dù ổng có ghét LS Đôn vì lý do gì đi nữa thì bản thân là trí thức , là LS mà mở miệng còn hơn hàng tôm hàng cá thất học ngoài chợ nữa !! - Ngoc Nhi Nguyen). Nhưng ở khía cạnh tâm lý con người thì tôi hoàn toàn đồng tình với LS Lê Thiệp bởi có thể LS Đôn chỉ sợ những câu chưởi như thế mà không chịu nghe lời hay ý đẹp.
Vậy nên, nếu có trách tại sao LS Lê Thiệp lại nói những điều khó nghe thì nên chăng LS Võ An Đôn mới là kẻ đáng trách!
An Chiến
Mình không thể hiểu nổi vì cái gì mà các luật sư bây giờ có nhiều sự thay đổi về nhận thức và hành động như vậy, hoàn toàn là sai lệch mà . Nếu như trước đây tôn trọng và ngưỡng mộ các luật sư đến đâu thì bây giờ nhìn vào những vị luật sư này lòng tin và sự kính trọng suy giảm rất nhiều.
Trả lờiXóaĐấy chỉ là những người học về luật sư hiểu biết pháp luật và rối bất chấp pháp luật, ăn nói bỗ bã ngông nghênh. Đây là những mối nguy hiểm mà xã hội bị tác động không nhỏ trước những việc làm xảo quyệt của chúng, vốn hiểu biết pháp luật nên cũng giỏi né tránh để hoạt động.
Trả lờiXóaMột luật sư chân chính là luật sư biết tuân thủ pháp luật, đặc biệt là tuân thủ luật luật sư và tuân thủ các quy tắc đặc thù của luật sư đã được luật hóa. Vì vậy, nếu ai đó mà đánh giá, phân loại luật sư thông qua mức thu phí, thù lao thì đánh giá này chỉ là cảm tính và mang tính chất cá nhân.
Trả lờiXóaNghề luật sư là nghề cao quý. Nghề luật sư ra đời từ những con người có hiểu biết, có trình độ và có bản lĩnh. Nghề luật sư mang lại nhiều giá trị tích cực cho xã hội, phản biện xã hội để tìm đến sự hợp lý, tìm đến sự công bằng và bình đẳng".Nhưng trong bất cứ nghề gì cũng có người nọ người kia, Nghề Luật sư cũng không phải ngoại lệ, cũng có những Luật sư làm giàu nhờ chạy án, có Luật sư sống sung sướng nhờ phí bào chữa cao...Túm lại, không nên vơ đũa cả nắm cho bất cứ lĩnh vực công việc nào...
Dư luận xã hội thời gian vừa qua cũng quan ngại với một số vụ việc oan sai, mặc dù chỉ xảy ra vài vụ. Qua giám sát cũng rút ra những bài học kinh nghiệm, để phục vụ cho việc khắc phục hạn chế, thiếu sót trước hết trong lĩnh vực lập pháp và thực hiện các nguyên tắc mới về hoạt động tố tụng được quy định trong Hiến pháp 2013. Mục tiêu là như thế, làm việc này để phục vụ nhiều mục đích, từ xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật đến việc xây dựng, hoàn thiện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm hoạt động tố tụng.Thời gian qua oan sai thì không nhiều, nhưng cần nhìn nhận đúng để hạn chế, khắc phục. Cần thấy việc đó để mình kịp thời chấn chỉnh, như Quốc hội kỳ vừa rồi chuyển biến rất tích cực trong việc sửa đổi một loạt các luật từ Bộ Luật Hình sự đến Bộ Luật Tố tụng Hình sự, Luật Tố tụng Hành chính, Luật Tổ chức các cơ quan điều tra, Luật tạm giữa, tạm giam... Tổng hợp tất cả lại sẽ góp phần hạn chế oan sai để thực hiện việc bảo đảm quyền con người, quyền lợi hợp pháp của công dân và cũng đảm bảo hiệu quả cho việc phòng chống tội phạm tốt hơn.
Trả lờiXóaluật sư bây giờ cung 5 -7 loại, nhiều người dính cái mác luật sư vào người nhưng đâu phải tất cả số đó đều hiểu hết giá trị, cái nghề cao quý luật sư, và đâu phải luật sư ai cũng tốt, cung bảo vệ công lí , làm đúng luật như trước nữa đâu. luật sư ngày nay bị mất uy tín rất nhiều. mà những người đại diện cho công lí còn làm trái thì dân biết tin vào đâu?
Trả lờiXóaNhững người nhân danh trí thức hay "nổ " có xấu hổ không khi chỉ biết loè loẹt, bịp bợm,khoe mẽ những bằng cấp sáo rỗng, vô tri chỉ mục đích để kiếm ăn, tồn tại, giá áo túi cơm mà không dám mở miệng cho đấu tranh công bằng, lẽ phải để sống cho ra sống của một thân phận trí thức mang nặng trên vai bổn phận, trách nhiệm ? Xấu hổ không khi biết cháu Hoàng Khánh Linh chỉ 17, 18 tuổi ( THPT Chuyên Nguyễn Huệ - Hà Đông, Hà Nội) đã phát biểu chia tay mái trường phổ thông với đau đáu của người thanh niên trước ngưỡng cửa cuộc đời mà cha anh để lại quá nhiều ngổn ngang cả phần mục ruỗng ? Những người lớn chúng ta, ai còn chút lương tri cũng nên biết cật vấn lương tâm để xỉ vả bản thân khi chính mình cũng đã, đang góp phần gây nên tình trạng như cháu nói :" So với nhiều nước trên thế giới, ngay cả những nước trong khu vực, Việt Nam ta còn thua kém, tụt hậu về khoa học công nghệ, chỉ số GDP, tiềm lực kinh tế, tiếng nói chính trị.. Ta đi sau các nước bạn cả về kinh tế, về chỉ số con người trong khi tiềm lực ta lớn.. Tại sao một nước Việt Nam không nhỏ như chúng ta đã thấy lại trở nên bé nhỏ đến vậy khi sánh vai với các cường quốc năm châu? Và tại sao, chúng ta phải đối diện với con số khủng khiếp rằng 197 năm nữa Việt Nam mới đuổi kịp Singapore - Một quốc đảo thậm chí còn nhỏ hơn Tp.HCM ".
Trả lờiXóaTrong khi sự sinh tồn của dân tộc và mất còn của chủ quyền, Tổ quốc đang bị đe doạ. Thay vì phải chung tay góp sức tham gia trí lực, vật lực cho cái chung để thể hiện mình, mong muốn cuộc đời mình được in dấu trách nhiệm cho đồng bào, cho quê hương vì " Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách ". Hơn 700 năm về trước Hưng Đạo Vương đã mắng :" Ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình ;đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ.. Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức ;nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm.. " thì lại sống kiếp tầm gửi, bèo dạt mây trôi với tâm thế núp né mà xảo ngôn, mà tức giận, mà nguỵ biện đã có nhà nước lo. Nhà nước nào lo được khi không tập hợp đủ, nhiều trí lực, vật lực, nhân lực của toàn dân để tạo nên sức mạnh, nhất là những thời khắc hiểm họa trước nanh vuốt bành trướng BK?
Trả lờiXóabán đồ gia dụng
Trả lờiXóa