THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

22 tháng 10 2016

GIÁ NHƯ BÁO CHÍ TRÁCH NHIỆM HƠN....

by An Chiến  |  at  22.10.16

Vừa qua báo chí đưa tin dồn dập, chuyện phát hiện xe tải chở gạo hỗ trợ người dân vùng bão lũ nhập hàng cho tư thương. Một bầu không khí u ám, nghi ngại xâm lấn tâm tưởng người đọc.
Tin đồn tiêu cực đã phát tác, làm giảm niềm tin của người dân vào chính quyền. Uy tín của các cơ quan cứu trợ bị giảm sút nghiêm trọng, hình ảnh tốt đẹp mà các cơ quan tổ chức này tích cóp bây lâu cũng theo đó bị lu mờ. Bằng chứng xác thực nhất là khả năng huy động tiền bạc, vật chất bị giảm sút và người dân đã đổ tiền vào những tài khoản của những cá nhân mà họ tin tưởng. 

Thảm trạng này do nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng nhất là nguyên nhân từ phía cơ quan truyền thông. Ở đây, báo chí đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Trở lại vụ việc phát hiện thấy xe tải lấy gạo hỗ trợ bán cho tư thương, giá như báo chí trung thực, khách quan, và tìm hiểu ngọn nguồn sự việc rồi mới phản ánh thì tốt biết bao?

Rõ ràng, bằng cách nào đó, các phóng viên đã làm cho người đọc hiểu rằng đã có chuyện người đi cứu trợ đã không dùng số gạo cứu trợ đó phát đến tận tay người cần được cứu giúp, mà lại dùng để bán cho tư thương. 

Nhưng sự thật thì sao?

Sự thật là vào chiều 18/10/2016, "người dân" nào đó đã phát hiện xe ô tô tải mang BKS 38C – 078.53 dán băng rôn "Gạo DTQG hỗ trợ nhân dân Hà Tĩnh" đang hạ tải bán một lượng gạo lớn cho tư thương, tại ki ốt Hà Hạnh thuộc khối 1, thị trấn Phố Châu (Hà Tĩnh). Ngay lập tức báo đăng thông tin với những câu cú trong ngoặc kép đầy ẩn ý, và cũng ngay lập tức cơ quan công an đã phải vào cuộc.

Giám đốc Công ty cổ phần Lương thực Hà Tĩnh Nguyễn Văn Ngụ cho biết, 8 tấn gạo trên xe tài xế Công không phải là gạo cứu trợ lũ lụt mà là gạo được xuất kho chuyển bán cho Đại lý Hà Hạnh ở huyện Hương Sơn. Trước đó, Công ty có nhận vận chuyển gần 30 tấn gạo cho Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh, trong đó có xe của tài xế Công nên xe được dán băng rôn "Gạo DTQG, hỗ trợ nhân dân Hà Tĩnh". Nhưng khi kết thúc hợp đồng, tài xế Công vẫn không tháo băng rôn mà tự ý lạm dụng băng rôn đó để chở hàng của Công ty đi phục vụ người dân trên địa bàn và gây ra sự hiểu lầm trên.

Cùng lúc đó, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước Lê Văn Thời cho biết: Công tác xuất gạo DTQG hỗ trợ nhân dân Hà Tĩnh dịp này đã được Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh thực hiện rất khẩn trương, kịp thời và hoàn thành từ ngày 11/10 - sớm so với kế hoạch được giao 4 ngày và đã có biên bản giao nhận với địa phương được hỗ trợ và không có chuyện gạo hỗ trợ nhân dân Hà Tĩnh bán cho tư thương.

Thượng tá Trương Quang Tuệ, Trưởng công an huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh cho biết, công an huyện đã nhanh chóng vào cuộc và làm rõ tài xế Công đã tự ý treo băng rôn “Gạo DTQG hỗ trợ nhân dân tỉnh Hà Tĩnh” với mục đích để xe thuận lợi trong quá trình lưu thông trên đường và khi giao hàng. Số gạo trên xe là của Công ty cổ phần Lương thực Hà Tĩnh giao cho đầu mối phục vụ người dân trên địa bàn, không phải là gạo dùng cứu trợ đông bào bị lũ lụt.

Như vậy, bản chất câu chuyện chỉ là tài xế xe tải đã lợi dụng băng rôn có ghi "Gạo DTQG hỗ trợ nhân dân tỉnh Hà Tĩnh" với ý đồ không bị CSGT tuýt còi trên đường vận chuyển. Hoàn toàn không có chuyện táng tận lương tâm, lấy gạo cứu trợ để bán cho tư thương như các báo đã làm người dân hiểu lầm.

Chờ được vạ thì má đã sưng, khi những thông tin chính xác nhất được công bố thì hậu quả đã xảy ra.

Giá như báo chí trách nhiệm hơn thì quý biết bao?

Nguồn: Tre Làng. 

14 nhận xét:

  1. Sự thiếu trách nhiệm của báo chí đã gây nên hậu quả thật khôn lường. Nói thật là trước khi đọc được những thông tin như trong bài viết này thì tôi cũng đã rất bức xúc trước thông tin "Bán gạo DTQG cho tư nhân", bởi tình hình Hà Tĩnh giờ rất khó khăn, mà lại có chuyện như này thì không được. Chỉ vì Sự thiếu trách nhiệm trong việc xác thực, và đăng tin của báo chí mà đã gây hiểu nhầm rất lớn. Từ giờ cần phải bình tĩnh trong việc xem tin tức, và phải xem ở nguồn tin cậy, chính thống mới được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hết chuyện ngồi phòng máy lạnh, lấy hình trên mạng và làm ăn dối trá, giờ lại đến chuyện thiếu trách nhiệm như thế này...Trong khi nhà báo càng có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội thì một số nhà báo lại không tự trau dồi khả năng, nghiệp vụ báo chí mà làm điêu làm ẩu, chỉ coi lợi nhuận là trên hết. Điều đó không khác nào việc đầu độc người dân, cộng đồng

      Xóa
  2. Đại diện cho tiếng nói của dân thì báo chí cần ,có trách nhiệm nhiều hơn. Gần đây có rất nhiều những tai tiếng xảy ra liên quan tới ngành báo chí. Chỉ vì thiếu trách nhiệm mà báo chí đã gây ra rất nhiều hiểu lấm đáng tiếc xảy ra. Hơn nữa, cả việc con xâu bỏ giàu nồi canh cho thây một số cá nhân làm báo đã gây ra điều này. chúng ta cần nghiêm khắc trừng trị những kẻ như vậy.

    Trả lờiXóa
  3. báo chí đã gây ra hiểu lầm không đáng có trong đúng thời điểm nhạy cảm này, giá mà báo chí có trách nhiệm hơn thì đã không có những hiểu lầm đáng tiếc này. sự hiểu lầm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tin tưởng của nhân dân vào các cơ quan cứu trợ của nhà nước, điều này cần được đính chính để trả lại sự minh bạch đối với cơ quan của nhà nước, báo chí phải chịu trách nhiệm chính

    Trả lờiXóa
  4. Đó là cái tâm làm báo, cái mà chúng ta cần nhất tại mỗi con người. Không phải dễ gì chúng ta thấy được cái tâm đó, vì càng ngày vật chất đã làm tha hóa nó đi. Tại sao lại như vậy? Đó là vì cái lẽ sống thực dụng của người phương Têy, khi hội nhập quốc tế cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến người dân nước mình. Và thấy đấy, cái bọn viết báo nó còn tha hóa đến thế thì chỉ có đường ném nó xuống ao cho chìm luôn thôi. Thật đáng tiếc cho những con người sa ngã

    Trả lờiXóa
  5. Đừng để đồng tiền đánh mất đi trái tim con người. Tôi biết các bạn phải chịu áp lực để viết bài đăng báo. Nhưng các bạn được đào tạo nghiệp vụ nghề báo để phản ánh sự chung thực kia mà. Tại sao lại có thể làm những điều sai trái và nhạy cảm đến thế. Cái này thì các bạn tự xem lại bản thân mình thôi. Bây giờ, số phóng viên và cộng tác viên quá nhiều, nên đôi khi chẳng biết viết gì ngoài những bài vớ vẩn, rồi bịa chuyện để viết, coppy bài để đăng. Đó là một cái nền truyền thông báo chí tan nát nhất mà tôi biết. Hãy thanh lọc những con sâu ra khỏi nghề này

    Trả lờiXóa
  6. Chỉ vì một cái băng rôn mà thành ra lớn chuyện. Đúng là người dân có tinh thần cảnh giác, bất bình trước những sự việc gây nóng mắt. THế nhưng, chuyện gì cũng phải tìm hiểu cho kĩ rồi hãy kết luận đúng sai, phải trái. Báo chí muốn có tin nhanh, tin giật gân mà không đi xác minh thì sau đó lại mất thời gian đính chính lại chứ được ca ngợi gì đâu. Như thế thì nhanh để mà làm gì

    Trả lờiXóa
  7. Mong rằng các các cây viết sẽ viết nhưng bài bá đúng sự thật, để nhân dân sẽ tin tưởng hơn vào các bài viết.Đừng để đồng tiền đánh mất đi trái tim con người. Tôi biết các bạn phải chịu áp lực để viết bài đăng báo. Nhưng các bạn được đào tạo nghiệp vụ nghề báo để phản ánh sự chung thực kia mà. Tại sao lại có thể làm những điều sai trái và nhạy cảm đến thế. Cái này thì các bạn tự xem lại bản thân mình thôi. Bây giờ, số phóng viên và cộng tác viên quá nhiều, nên đôi khi chẳng biết viết gì ngoài những bài vớ vẩn, rồi bịa chuyện để viết, coppy bài để đăng. Đó là một cái nền truyền thông báo chí tan nát nhất mà tôi biết. Hãy thanh lọc những con sâu ra khỏi nghề này

    Trả lờiXóa
  8. Bản chất câu chuyện chỉ là tài xế xe tải đã lợi dụng băng rôn có ghi "Gạo DTQG hỗ trợ nhân dân tỉnh Hà Tĩnh" với ý đồ không bị CSGT tuýt còi trên đường vận chuyển. Hoàn toàn không có chuyện táng tận lương tâm, lấy gạo cứu trợ để bán cho tư thương như các báo đã làm người dân hiểu lầm. Tuy thế chưa gì các nhà báo đã đưa lên những thông tin không chính xác làm giảm niềm tin của người dân vào chính quyền. Uy tín của các cơ quan cứu trợ bị giảm sút nghiêm trọng, hình ảnh tốt đẹp mà các cơ quan tổ chức này tích cóp bây lâu cũng theo đó bị lu mờ. Bằng chứng xác thực nhất là khả năng huy động tiền bạc, vật chất bị giảm sút và người dân đã đổ tiền vào những tài khoản của những cá nhân mà họ tin tưởng. Hết nói nổi với các nhà báo bây giờ luôn.

    Trả lờiXóa
  9. giá mà báo chí trách nhiệm hơn, giá mà báo chí biết là trước khi viết một cái gì đó cần xác minh thông tin xem có chính xác hay không rồi mới viết bài thì đã không xảy ra tình trạng hiểu lầm như thời gian gần đây. trước hết là cần phải xử lí người lái xe ô tô vì đã gián tiếp gây hiểu lầm, thứ hai là phải xử lí và công bố rộng rãi thông tin hiểu lầm đối với những người viết bài báo gây hiểu lầm sâu sắc như vậy. cần phải trả lại sự trong sạch cho cơ quan cứu trợ người dân, vì họ vừa cứu trợ nhân dân như vậy , không thể để họ bị hiểu lầm được

    Trả lờiXóa
  10. Vụ này báo chí làm ăn quá cẩu thả. Cho dù lực lượng công an đã vào cuộc và có lời giải thích chính xác, các báo cũng đã đính chính thì tin đồn cũng đã gây bất lợi khá nhiều cho đơn vị chuyển gạo cứu trợ. Không biết các tờ báo kia sẽ làm cách nào để trả lại sự thật cho mọi người cùng được biết

    Trả lờiXóa
  11. Báo chí trước khi đưa các thông tin lên cũng nên tìm hiểu sự thật đúng sai cái đã, chưa gì đã quy chụp thế này thế kia, chính những thông tin tiêu cực thiếu chính xác thế này rất nguy hiểm. Khiến làm giảm niềm tin của người dân vào chính quyền. Uy tín của các cơ quan cứu trợ bị giảm sút nghiêm trọng, hình ảnh tốt đẹp mà các cơ quan tổ chức này tích cóp bây lâu cũng theo đó bị lu mờ.

    Trả lờiXóa
  12. Vừa qua báo chí đưa tin dồn dập, chuyện phát hiện xe tải chở gạo hỗ trợ người dân vùng bão lũ nhập hàng cho tư thương. Một bầu không khí u ám, nghi ngại xâm lấn tâm tưởng người đọc. Nhưng thực tế lại không phải như thế, báo chí làm ăn quá cẩu thả, không tìm hiểu sự thật đúng sai, chỉ một bức ảnh các anh nhà báo đã sáng tác ngay được như vậy thì chả ổn tí nào.

    Trả lờiXóa
  13. Như vậy, bản chất câu chuyện chỉ là tài xế xe tải đã lợi dụng băng rôn có ghi "Gạo DTQG hỗ trợ nhân dân tỉnh Hà Tĩnh" với ý đồ không bị CSGT tuýt còi trên đường vận chuyển. Hoàn toàn không có chuyện táng tận lương tâm, lấy gạo cứu trợ để bán cho tư thương như các báo đã làm người dân hiểu lầm.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.