THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

11 tháng 5 2017

VỀ ĐIỀU KHÔNG NÊN XẢY RA

by An Chiến  |  at  11.5.17


Linh mục Nguyễn Đình Thăng, Quản hạt Nhân Hòa kiêm quản xứ Mỹ Yên, xã Nghi Phương, Nghi Lộc, Nghệ An (Nguồn: FB Pham Quang Long). 

Câu chuyện dưới đây của Lm Phạm Quang Long (Fb Pham Quang Long, Quản nhiệm chuẩn giáo xứ Minh Tú, xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) đang được các Linh mục, giáo dân đạo Công giáo giáo phận Vinh chia sẻ với tốc độ chóng vánh:

"Lạy Chúa, con là người ngoại đạo nhưng con tin Chúa ở trên cao"

Linh mục phụ trách đền thánh Anton ở Trại Gáo ngày Thứ Ba 9/5/2017 có kể chuyện này:

"Tuần trước các cha đi chầu lượt ở Cửa Lò. khi ra về cha ra lấy xe thì có một cán bộ tỉnh Nghệ An đứng đợi cha ở cửa xe.

Chào hỏi xã giao xong cha bảo ông ấy: "Nếu ông gặp tôi để nói đến chuyện giáo dan Quỳnh Lưu, chuyện Cụ Nam, cụ Thục thì đừng nói nữa, vì anh em linh mục trong giáo phận tôi đang vô cùng bức xúc khi một đại thảm họa đang diễn ra trước mắt, có người can đảm đứng lên nói ra sự thật. Hà cớ gì các ông đòi tử hình với bỏ tù người ta?"

Cha nói đến đó ông cán bộ vỗ vai cha nói: "cụ ơi,chuyện đó tôi sẽ nói với cụ sau", bỗng ông ta khóc oà trước mặt cha như một đứa trẻ. ông ta bảo vợ con bị ung thư giai đoạn cuối đã vái tứ phương mà chưa được, nay đến nhờ cụ cầu nguyện với thánh Anton và nhờ bà con cầu nguyện giúp con với, con sẽ biết ơn vô cùng vì ko có vợ con có lẽ con cũng chết mất.

Cha hỏi: "ong nhờ tui xin ơn rứa ông có tin ko?"

"Thưa cha tuy con sống vô thần nhưng con biết Chúa là có thật và con tin có đời sau. Nhưng vì công việc, vì cuộc sống nên con phải sống như vậy."

Cha bảo ông ta: Tôi sẽ xin ơn cho ông, sẽ nhờ bà con cầu nguyện cho vợ ông, nhưng tôi muốn nói với ông rằng: ko có chế độ nào là Vĩnh viễn, và cũng ko có vinh hoa, chức vị, quyền lực nào là mãi mãi ở trên thế gian này, ông có là giám đốc, là chủ tịch... là gì đi nữa thì ông cũng chỉ làm được vài ba chục năm, khi đã hết thời vàng son rồi ông phải già đi, quyền lực rồi cũng mai một. Vậy ông tìm ở đâu một sự bình yên trong tâm hồn ông?"

Nói xong Cha ra về, nhưng trưa nay trong thánh lễ cha vẫn cầu nguyện và xin bà con hiệp ý cầu xin thánh cả Anton cho vợ ông ta gặp thầy gặp thuốc."

Thực ra, trong câu chuyện được Lm Phạm Quang Long kể ra thì không có gì là quá lạ. Đền thánh Antôn (một trong những vị thánh của người Công giáo nói chùng) tại xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An từ lâu là một điểm đến tâm linh không chỉ của riêng người Công giáo. Rất nhiều lương dân đến đây để cầu xin con cái, sức khỏe và tránh mọi bệnh tật, khổ đau. 

Và dưới khía cạnh tâm linh, đã có rất nhiều người được toại nguyện nên "tiếng lành" vì thế càng đồn xa, càng bay xa! Việc ông cán bộ nọ của tỉnh Nghệ An dù to đến đâu đến để nhờ Lm tại đền thánh dâng thánh lễ vì thế là chuyện hết sức bình thường! 

Cũng cần nhớ rằng, ông cán bộ nọ ngay từ đầu cuộc trò chuyện với Lm Nguyễn Đình Thăng đã nói rõ mình không đến với tư cách này nọ. Ông ta đến với tư cách cá nhân và việc riêng. Đó là lí do chúng ta không nên quá đặt nặng chuyện ông ta là cán bộ thay vì là một thường dân. 

Thứ nữa, cái thuyết có bệnh vái tứ phương là lẽ thường tình. Và trong cơn bĩ cực bệnh tật của người thân hay của chính mình, với tâm lý hướng an, cầu bệnh tật nhanh chóng tiêu tan, thoái lui con người ta sẵn sàng từ bỏ (sự từ bỏ có tính tạm thời) để cầu, hướng đến cái họ cần đến hơn! Vả lại, việc lương dân tin vào các thánh của đạo Công giáo chính là biểu hiện cho thấy sức sống của đạo Công giáo! 

Cái đáng tiếc ở đây là chủ nhân câu chuyện thay vì tiếp cận sự việc ở góc độ được chỉ ra thì lại xoáy sâu vấn đề ý thức hệ: Hữu thần và vô thần trong khi đó là một sự việc thuần túy. Đáng nói hơn khi Linh mục Nguyễn Đình Thăng (người trong câu chuyện) lại kẻ cả và sử dụng chính cái quyền ban ơn, phát ơn để mạt sát công việc của người ta! Cho nên, dù Lm Thăng vẫn kêu gọi, vẫn hiệp ý cầu nguyện cho vợ của anh cán bộ người lương kia nhưng nó vô tình đã làm cho sự thiêng liêng vốn có bị nhuốm màu chính trị, ý thức hệ. Đó lẽ ra là điều không nên có trong việc truyền bá, quảng bá các hệ giá trị của đạo Công giáo.

4 nhận xét:

  1. Cái đáng tiếc ở đây là chủ nhân câu chuyện thay vì tiếp cận sự việc ở góc độ được chỉ ra thì lại xoáy sâu vấn đề ý thức hệ: Hữu thần và vô thần trong khi đó là một sự việc thuần túy. Đáng nói hơn khi Linh mục Nguyễn Đình Thăng (người trong câu chuyện) lại kẻ cả và sử dụng chính cái quyền ban ơn, phát ơn để mạt sát công việc của người ta! Cho nên, dù Lm Thăng vẫn kêu gọi, vẫn hiệp ý cầu nguyện cho vợ của anh cán bộ người lương kia nhưng nó vô tình đã làm cho sự thiêng liêng vốn có bị nhuốm màu chính trị, ý thức hệ. Đó lẽ ra là điều không nên có trong việc truyền bá, quảng bá các hệ giá trị của đạo Công giáo.

    Trả lờiXóa
  2. Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai. NHưng chỉ trong quá trình khó khăn mới biết sự trỗi dậy của tôn giáo khủng khiếp như thế nào. Đúng là nếu để môi trường tôn giáo quá rộng mở sẽ làm quên đi pháp luật trong nước

    Trả lờiXóa
  3. có gì đó lăn tăn trong cău chuyên kể!

    Trả lờiXóa
  4. Cũng cần nhớ rằng, ông cán bộ nọ ngay từ đầu cuộc trò chuyện với Lm Nguyễn Đình Thăng đã nói rõ mình không đến với tư cách này nọ. Ông ta đến với tư cách cá nhân và việc riêng. Đó là lí do chúng ta không nên quá đặt nặng chuyện ông ta là cán bộ thay vì là một thường dân.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.