Bình luận xung quanh chuyện bà Thủ tướng Đức không tiếp ông Nguyễn Xuân Phúc với lí do "bận" và để Tổng thống Frank-Walter Steimeier tiếp xã giao được Fbker Son Dang viết như sau: "Bộ Ngoại giao Đức đã ra thông cáo báo chí, dẫn lời bà Bärbel Kofler,
Thủ tướng Đức (Nguồn: Internet).
Đặc phái viên về nhân quyền của Chính phủ Đức “ phản đối Việt Nam bắt và tuyên án nặng một người phụ nữ chỉ vì họ biểu đạt ý kiến của mình về hiện tình đất nước trên trang Blog cá nhân. Điều này đi ngược với các nguyên tắc nhân quyền và vi phạm các cam kết mà Việt Nam đã ký kết với quốc tế“.
Có lẽ động thái này là một trong những nguyên nhân làm Thủ tướng Đức Merkel phải do dự và quyết định từ chối tiếp ông Nguyễn Xuân Phúc với ngôn ngữ ngoại giao là “bận“.
Việc người Đức quan tâm tới 2 trường hợp Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong quá khứ cũng được đưa ra để lí giải:
1.Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier trao giải nhân quyền cho Luật sư Nguyễn Văn Đài ngày 5.4.2017:http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-case-of-lawyer-nguyenvandai-brought-up-pre-of-germany-04062017072604.html
2.Thông cáo báo chí ngày 30.6 của Bộ Ngoại giao Đức phản đối Chính phủ Việt Nam ra phán quyết 10 năm tù cho Blog Mẹ Nấm – chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh:http://www.auswaertiges-amt.de/DE/Infoservice/Presse/Meldungen/2017/170630-MRHH_Vietnam.html
Việc gặp ông Phúc được chuyển sang Tổng thống Frank-Walter Steimeier tiếp xã giao, ở đây ông Phúc sẽ nhận được các câu hỏi khó trả lời, khi chính Tổng thống Đức vào tháng 4 vừa qua, đã trực tiếp trao giải Nhân quyền 2017 của Hiệp hội Thẩm phán Đức cho luật sư Nguyễn Văn Đài khi ông này đang.. ngồi trong nhà tù ở Việt Nam".
Nghĩa là câu chuyện lại là vấn đề nhân quyền và một nước có nhân quyền cao như Đức đang cho thấy họ kỳ thị như thế nào đối với những quốc gia vi phạm nhân quyền.
Vậy nhưng tìm hiểu lại thì mọi sự không phải là thế mà bà Thủ tướng Đức bận bịu thật. Việc bà không đón tiếp được không phải vì vấn đề nhân quyền hay một vấn đề có liên quan. Thông tin của Trung Khoa – Thoibao.de cho biết như sau:
"Trên hai mươi nước rầm rộ đổ người vào các trung tâm hội nghị. Bộ phận lễ tân của Chính phủ Đức hoạt động hết công suất, lại thêm đợt mưa lụt đang diễn ra ở miền Bắc nước Đức làm công tác điều hành trở nên rắc rối hơn. Lực lượng cứu hỏa Berlin đã phải đưa hiện trạng thành phố vào “ tình trạng đặc biệt “ bởi các thiệt hại do thiên nhiên gây ra ở đây.
Nhiều đoàn công tác, tiền trạm của Chính phủ Việt Nam cũng đã có mặt để chuẩn bị cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và kết hợp thăm nước Đức từ ngày 5.7 tới, những ly rượu đắt tiền bắt đầu leng keng trong khu chợ Đồng Xuân của người Việt ở Berlin".
Tôi đặc biệt chú ý đến 2 chi tiết của đoạn tin:
(1). Nước Đức đang đóng vai trò là chủ nhà của hội nghị G20 mà Việt Nam là một thành viên. Với cương vị này thì không riêng gì nhân viên lễ tân mà ngay bản thân bà Thủ tướng nước này cũng bận bịu với những màn đón tiếp song phương với các nước về dự. Thời gian đối với người đàn bà Thép này vì thế sẽ không có quá nhiều và có một thực tế là dù đã cố gắng nhưng bà không thể tiếp đón hết lãnh đạo của các nước. Đó cũng là lí thay vì từ chối bà đã đề nghị tổng thống nước này tiếp đón ông Phúc.
(2). Đợt mưa lụt đang diễn ra ở miền Bắc nước Đức trong thời điểm đăng cai hôi nghị G20 là điều không ai muốn. Và với cương vị người đứng đầu Chính phủ, đương nhiên bà Thủ tướng sẽ không thể tự tại ngồi yên để dự hội nghị và để sau khi kết thúc sẽ chỉ đạo việc khắc phục, ngăn lũ gây thiệt hại. Thậm chí bà Thủ tướng sẽ phải đến tận nơi thị sát (bởi nếu không bà sẽ bị đám dân chủ trong nước phê phán thế này thế nọ cũng nên).
Với 2 lí do này thì đương nhiên việc bà thủ tướng không đón tiếp được ông Phúc cũng là chuyện dễ hiểu. Vả lại nếu vì chuyện nhân quyền mà bà Thủ tướng từ chối tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì phái đoàn Chính phủ ta cũng không nên thiết tha gì vì nó cho thấy, nước Đức đang vi phạm một nguyên tắc có tính trụ cột trong quan hệ quốc tế: Không can thiệp vào nội bộ nước khác.
An Chiến
Với 2 lí do này thì đương nhiên việc bà thủ tướng không đón tiếp được ông Phúc cũng là chuyện dễ hiểu. Vả lại nếu vì chuyện nhân quyền mà bà Thủ tướng từ chối tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì phái đoàn Chính phủ ta cũng không nên thiết tha gì vì nó cho thấy, nước Đức đang vi phạm một nguyên tắc có tính trụ cột trong quan hệ quốc tế: Không can thiệp vào nội bộ nước khác.
Trả lờiXóa