"Tôi lấy làm tiếc về phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đức", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời khi được hỏi về việc Đức yêu cầu một viên chức của Đại sứ quán Việt Nam tại nước này về nước, liên quan đến vụ ông Trịnh Xuân Thanh. Cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao hôm nay đông bất thường với nhiều câu hỏi tập trung vào trường hợp ông Thanh.
Về Trịnh Xuân Thanh, được cho là đang xin tị nạn ở Đức và Đức tố "cơ quan tình báo Việt Nam bắt cóc ông đưa khỏi nước này", theo thông báo từ Bộ Công an Việt Nam ngày 31/7, ông Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra đầu thú. Các cơ quan chức năng Việt Nam đang tiến hành điều tra vụ việc.
"Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức".
Bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam (Nguồn: Internet).
Đó là toàn bộ nội dung được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói ra trong buổi họp báo chiều nay 3.8.2017.
Theo dõi toàn bộ nội dung phát ngôn, nhiều người cho rằng, Việt Nam quá khiêm tốn và có thể sự khiêm tốn đó xuất phát từ những điều bất lợi mà Việt Nam đang gặp phải xung quanh vụ "bắt cóc" Trịnh Xuân Thanh như đồn đoán và nội dung công văn mới đây của Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức.
Câu chuyện người Đức sẽ gây khó dễ cho Việt Nam trong tiến trình phê duyệt Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Liên minh châu Âu (EU), trong đó Đức là quốc gia trụ cột với các quốc gia khác - trong đó có Việt Nam. Về nội dung này, Fbker Lê Nguyễn Hương Trà cho biết, hiệp định này "sẽ chỉ được phê chuẩn và đi vào hiệu lực khi có sự đồng ý của Quốc hội mỗi nước thuộc Liên minh; Dự kiến họp vào cuối 2017 để đầu năm sau có hiệu lực.
Diễn biến này đã khiến các doanh nghiệp xuất khẩu đang trông ngóng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) không khỏi bất ngờ và hụt hẫng. Năm 2016, EU là một trong những thị trường ngoài nước quan trọng nhất của Việt Nam. Xếp thứ hai sau Mỹ, nhập khẩu 19,24% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam".
Hiệp định FTA không được phê chuẩn dù chỉ là ở Quốc hội Đức sẽ là một bất lợi đối với Việt Nam trên phương diện kinh tế mặc dù đa số các nước thành viên EU cũng không quá phản đối, bao gồm cả Đức. Đây cũng là nguồn cơn của việc nói rằng, có thể vụ "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh (hiện vẫn đồn đoán, chưa có thông tin chính thức) sẽ khiến người Đức thay đổi thái độ.
Nhưng dưới góc nhìn của cá nhân thì tôi cho rằng nội dung phát biểu của bà Hằng là hoàn toàn khách quan và Việt Nam hoàn toàn chưa phải lo lắng gì tới chuyện FTA không được Đức thông qua! Lí do xin được ngắn gọn như sau:
Cho đến nay nước Đức vẫn chưa có bất cứ một công hàm chính thức nào xung quanh nghi vấn cơ quan An ninh Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Việc có thông tin nói rằng,
"Quốc vụ khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức, ông Markus Ederer, ngày hôm qua đã triệu tập Đại sứ Việt Nam tại Đức.
Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là hành động vi phạm luật pháp Đức và luật pháp quốc tế một cách trắng trợn và chưa từng có.
Vụ việc đã được phát giác nhờ sự nhanh nhạy của các cơ quan thực thi pháp luật của Đức. Giới chức thực thi luật pháp Đức nay cũng đang tiến hành điều tra.
Vụ việc như thế này có thể ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng tới quan hệ giữa Đức và nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việc này cũng phá vỡ lòng tin một cách nghiêm trọng - bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20, các đại diện cao cấp của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nhắc lại yêu cầu dẫn độ công dân Việt Nam này từ Đức về Việt Nam" chỉ là chuyện vỉa hè, hết sức tào lao
do tờ Sputnhik dẫn lại thông tin của Washington Post, mà Washington Post thì dẫn nguồn từ hãng AP (Theo Mõ Làng).
Nghĩa là đến thời điểm hiện tại chưa có gì là rõ ràng! Và Bộ Ngoại giao Việt Nam sẽ không dại gì cầm đèn chạy trước ô tô, thanh minh thanh nga một sự việc mà người ta chưa khiếu nại hay yêu cầu mình giải thích....
Còn về chuyện FTA, chúng ta nên lưu ý một chi tiết rất nhỏ trong nhận xét của fbker Lê Nguyễn Hương Trà, rằng, việc ủng hộ Việt Nam trong hiệp định FTA Đức và nhiều nước ở EU "chỉ coi đây là cơ hội thúc đẩy thêm VN cải cách". Nghĩa là mục tiêu sâu sa và bản chất của vấn đề FTA vẫn là việc để can thiệp sâu hơn vào công việc nội bộ của Việt Nam - một thực tế mà hầu hết các quốc gia yếu thế đang phải chịu đựng trước các quốc gia lớn mạnh hơn!
Người Đức họ có những thói quen, đặc tính chung của người Châu Âu, họ sẽ chẳng nói điều gì hai lời. Đó là chưa nói tới, họ sẽ không dại gì hi sinh một cái mục tiêu lớn như thế chỉ vì trường hợp một tên tội phạm như Trịnh Xuân Thanh.
Có vẻ như những kẻ đang suy diễn trên đang quá lo lắng và "yêu nước" thì phải!
An Chiến
Dường như việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú khiến các đối tượng dân chủ ngứa ngáy. Khi Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú làm các đối tượng dân chủ tức tối vì Cơ quan Công an đang làm được việc. Chính vì lẽ đó, các đối tượng này tiến hành tung hỏa mù các thông tin không chính thống.
Trả lờiXóaRất có thể trước những luồng thông tin về việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, ngay trong chính trường Đức cũng đã xảy ra những cuộc cãi vả, luận bàn sôi nổi với những ý kiến trái chiều! Phe lạc quan thì nói rằng sự việc chẳng đến nỗi nghiêm trọng thế, bởi dù sao phía Việt Nam và Cảnh sát quốc tế đã xác nhận Trịnh Xuân Thanh là tội phạm quốc tế. Việc Thanh bị bắt và sau đó đưa về nước sẽ tránh cho nước Đức tiếng xấu dung túng và che chở cho kẻ phạm tội!
Trả lờiXóaHãy khoan nói tới những hệ luỵ nếu nước Đức trả đũa Việt Nam sau vụ việc liên quan đến Trịnh Xuân Thanh. Hãy tạm nghe những lí do khiến nước Đức lên tiếng dưới đây để hiểu rằng, cái sự lên tiếng dù chưa rõ ràng này có lí do của nó và hoàn toàn dễ hiểu!
Trả lờiXóahãy tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, đặt niềm tin vào quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Với việc kỷ luật một ủy viên Trung ương Đảng, xử lý sai phạm của một loạt lãnh đạo cấp Bộ, tỉnh ở nhiều địa phương và đến nay, tóm cổ một “con chuột” từ bên Đức về càng khẳng định rõ hơn quyết tâm đó. Trong thời gian tiếp đây, sẽ nhiều đối tượng nữa sẽ bị sa lưới pháp luật, phải đứng ra chịu tội trước nhân dân, trước pháp luật.
Trả lờiXóaHình ảnh bà Hằng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao VN trả lời về việc TXT ra “đầu thú”, không khác gì hình ảnh bà phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên phát biểu về cái chết của Kim Jong-nam, là chết do đột quỵ chứ không phải do bị đầu độc ở sân bay Malaysia. Việc trình chiếu TXT thú tội trên tivi càng cho thấy nhà cầm quyền bất chấp tính liêm sỉ trong bang giao quốc tế. Một sự ngu xuẩn nếu cho rằng, làm thế để người dân VN tin rằng phản ứng từ Đức là sai.
Trả lờiXóaTrịnh Xuân Thanh đã đầu thú thì sẽ được tiếp nhận theo quy trình của pháp luật Việt Nam, do vậy việc ngoại giao Đức yêu cầu Việt Nam dẫn độ Trịnh Xuân Thanh là một yêu cầu thô thiển, can thiệp phá hoại trình tự xử lý tội phạm của pháp luật Việt Nam; còn nếu Bộ Ngoại giao Đức khăng khăng khẳng định tình báo Việt Nam bắt Thanh tại Đức thì họ đã tự biến mình thì những trò hề trong mắt cộng đồng quốc tế. Việc khẳng định “cơ quan tình báo Việt Nam bắt Trịnh Xuân Thanh tại lãnh thổ Đức” là việc của cơ quan Nội vụ Đức, Việt Nam không có trách nhiệm phải chứng minh tuyên bố đó là đúng hay sai.
Trả lờiXóaBộ Ngoại giao Đức, ông Martin Schäfer ra thông cáo báo chí cho rằng chính quyền Việt Nam đã tổ chức “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh là hoàn toàn không có cơ sở. Đây là một hành động hết sức nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức. Nếu sáng suốt hơn thì tôi nghĩ rằng Bộ ngoại giao Đức nên nhìn lại và có nhận định chính xác hơn để tránh làm ảnh hưởng sâu hơn nữa quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa 2 nước.
Trả lờiXóaNgười Đức họ có những thói quen, đặc tính chung của người Châu Âu, họ sẽ chẳng nói điều gì hai lời. Đó là chưa nói tới, họ sẽ không dại gì hi sinh một cái mục tiêu lớn như thế chỉ vì trường hợp một tên tội phạm như Trịnh Xuân Thanh.
Trả lờiXóaCòn về chuyện FTA, chúng ta nên lưu ý một chi tiết rất nhỏ trong nhận xét của fbker Lê Nguyễn Hương Trà, rằng, việc ủng hộ Việt Nam trong hiệp định FTA Đức và nhiều nước ở EU "chỉ coi đây là cơ hội thúc đẩy thêm VN cải cách". Nghĩa là mục tiêu sâu sa và bản chất của vấn đề FTA vẫn là việc để can thiệp sâu hơn vào công việc nội bộ của Việt Nam - một thực tế mà hầu hết các quốc gia yếu thế đang phải chịu đựng trước các quốc gia lớn mạnh hơn! Chính vì vậy không vì lợi ích trước mặt mà bỏ qua những lợi ích lâu dài được
Trả lờiXóa