Đắc Chí
Tin từ một số trang mạng cho hay, chiều ngày
8/12/2017, sau khi Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội đình chỉ tư cách đại biểu Quốc hội
đối với ông Đinh La Thăng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định
khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng - phó trưởng Ban Kinh tế trung
ương, để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý
kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Việc này thực hiện theo quyết định khởi tố bị
can số 522/C46 ngày 8/12/2017 và lệnh bắt tạm giam số 134/C46 ngày 8/12/2017 của
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
Cụ thể, ông Đinh La Thăng bị khởi tố, điều
tra vì những cáo buộc liên quan đến hai vụ án kinh tế nghiêm trọng. Một là vụ
án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
(Điều 165 Bộ luật Hình sự); lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều
280 Bộ luật Hình sự), gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc góp vốn của PVN vào
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank). Hai là vụ án cố ý làm trái
quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản
(Điều 278 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) liên
quan Dự án Nhiệt điện Thái Bình II.
Trước đó, ngày 7/5/2017, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng đã kết luận: ông Đinh La Thăng, mặc dù có quá trình công tác gần
35 năm, có những đóng góp nhất định cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và
những cơ quan, đơn vị ông giữ cương vị lãnh đạo nhưng trên cương vị Uỷ viên Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khoá X, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng thành viên
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2009 - 2011, ông đã mắc những khuyết
điểm, vi phạm rất nghiêm trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác cán
bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp uỷ, tổ chức đảng và cá nhân ông, gây bức
xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đến mức phải thi hành kỷ luật theo quy
định của Đảng.
Sau khi xem xét toàn diện, khách quan,
cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật
ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Uỷ viên Bộ Chính
trị khoá XII với tỉ lệ phiếu biểu quyết rất cao (trên 90%).
Ông Đinh La Thăng, SN 1960, quê quán Nam
Định, từng là Uỷ viên Trung ương Đảng các khoá X, XI và XII, Ủy viên Bộ Chính
trị khóa XII, Đại biểu Quốc hội khoá XI, XIII.
Trước khi bị bắt, ông Đinh La Thăng từng
kinh qua nhiều chức vụ khác nhau: Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Sông Đà; Chủ tịch
HĐQT Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Bí
thư Thành ủy TP.HCM.
Theo: Gió làng (nguoicondatme.org)
ông Đinh La Thăng bị khởi tố, điều tra vì những cáo buộc liên quan đến hai vụ án kinh tế nghiêm trọng. Một là vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự); lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 Bộ luật Hình sự), gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc góp vốn của PVN vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank). Hai là vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) liên quan Dự án Nhiệt điện Thái Bình II.
Trả lờiXóaLò đã cháy thì củi gì cũng có thể cháy được, có vi phạm thì chắc chắn phải chịu phạt, và ông Thăng không nằm ngoài quy luật này. Ông thăng đã có những sai phạm nghiêm trọng khi còn giữ chức vụ ở pvn. Và việc khởi tố với ông thăng là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật Việt nam
Trả lờiXóa