THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

21 tháng 12 2017

TỔ CHỨC PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI (RSF) LẠI TRẮNG TRỢN VU CÁO VÀ BỊA ĐẶT

by Đắc Chí  |  at  21.12.17

Đắc Chí
Ngày 19/12/2017, Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) có trụ sở chính ở Paris, Pháp đã ra “Phúc trình thường niên 2017” về tình hình tự do báo chí, tự do ngôn luận của các quốc gia trên thế giới.
Phúc trình của RSF năm nay, phần viết về Việt Nam, bản chất vẫn không có gì mới. Đó vẫn là những cáo buộc vô căn cứ về cái gọi là “các nhà báo công dân, blogger hoạt động vì nhân quyền” bị bắt bớ, bỏ tù, bị côn đồ đánh đập “chỉ vì họ thực thi các quyền cơ bản của mình”?!.
Nói cách khác, RSF đã bao che, chạy tội cho những kẻ lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, đặc biệt là tự do Internet để xuyên tạc sự thật, bôi nhọ chế độ, vu cáo cơ quan chức năng, đặc biệt vu cáo công an vi phạm nhân quyền! Chẳng hạn như họ dẫn ra vụ việc Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blog Mẹ Nấm), bị bắt tháng 10/2016 (vừa bị HĐXX TAND cấp cao tại Đà Nẵng xử 10 năm tù giam về tội “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, quy định tại Điều 88 BLHS).
Cái gọi là “Phúc trình thường niên 2017” của RSF chẳng khác gì một trò hề và rất lố bịch, thể hiện sự vô trách nhiệm, khi chỉ “nghe hơi nồi chõ”, từ mồm những kẻ xấu, thông tin một chiều từ những kẻ chống phá chính quyền Việt Nam, rồi hồ đồ vu khống, xuyên tạc bịa đặt một sự thật không có thực về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Không những vậy, RSF chỉ dựa vào khái niệm “nhân quyền” một cách trừu tượng (như quyền tự do ngôn luận báo chí, Internet…) mà không hiểu, hoặc cố tình không hiểu rằng, quyền của mỗi người chỉ có thể được bảo vệ, bảo đảm bởi pháp luật và các cơ quan tổ chức quốc gia.
RSF cũng cố tình không hiểu rằng, nhiều quyền, trong đó có quyền tự do ngôn luận, báo chí,… (trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị, 1966) đều bị hạn chế nhất định.
Điều 19 quy định về quyền tự do ngôn luận, viết: “Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2… kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định,… để tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội.
Những quyền trên trong Hiến pháp 2013 cũng quy định như vậy.
Những trường hợp lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, Intenet bị cơ quan chức năng bắt giữ, xét xử cầm tù mà phúc trình của RSF đưa ra đã vi phạm pháp luật Việt Nam, đặc biệt là vi phạm an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng.
Như vụ xét xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cơ quan chức nặng đã có chứng cứ xác thực chứng minh Quỳnh đã lập danh sách 31 người chết chưa rõ nguyên nhân trong tài liệu có tiêu đề tiếng Anh là “Stop police killing civilians" (phải chấm dứt việc cảnh sát giết dân thường). Nguyễn Ngọc Như Quỳnh còn nhận một hợp đồng 50.000 euro từ một tổ chức nhân quyền Thụy Điển một cách bất hợp pháp cho những hoạt động được gọi là “nhân quyền”.
Rõ ràng, “phúc trình” của RSF năm 2017 vừa công bố hoàn toàn không có giá trị vì nó không dựa trên cơ sở dự liệu đúng đắn, khách quan. Đây là một việc làm đáng xấu hổ, cần phải bị lên án mạnh mẽ./. 

6 nhận xét:

  1. Ngày 19/12/2017, Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) có trụ sở chính ở Paris, Pháp đã ra “Phúc trình thường niên 2017” về tình hình tự do báo chí, tự do ngôn luận của các quốc gia trên thế giới. Phúc trình của RSF năm nay, phần viết về Việt Nam, bản chất vẫn không có gì mới. Đó vẫn là những cáo buộc vô căn cứ về cái gọi là “các nhà báo công dân, blogger hoạt động vì nhân quyền” bị bắt bớ, bỏ tù, bị côn đồ đánh đập “chỉ vì họ thực thi các quyền cơ bản của mình”. Rõ ràng, “phúc trình” của RSF năm 2017 vừa công bố hoàn toàn không có giá trị vì nó không dựa trên cơ sở dự liệu đúng đắn, khách quan. Đây là một việc làm đáng xấu hổ, cần phải bị lên án mạnh mẽ.

    Trả lờiXóa
  2. Tất cả những trường hợp lợi dụng tự do báo chí để đăng tải những bài viết, những lời nói mang tính xuyên tạc, sai sự thật thì cần thiết phải xử lý. Tự do ngôn luận, tự do báo chí không bao giờ được phép xuyên tạc chống phá Đảng và Nhà nước. Vì vậy việc xử lý những trường hợp lợi dụng tự do báo chí để có những hành động chống đối.

    Trả lờiXóa
  3. Pháp luật Việt nam không chấp nhận những hành vi lợi dụng sự tự do về báo chí về ngôn luận để nói xấu đảng nói xấu chế độ. Và tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) không có một chút hiểu biết về pháp luật cũng như các vấn đề ở việt nam thì tốt nhất đừng có những nhận xét đánh giá bất cứ điều gì, vì nó chẳng có căn cứ gì cả

    Trả lờiXóa
  4. Bản chất của RSF vẫn không hề thay đổi, vẫn như nhiều tác giả phương Tây từng lên tiếng tố cáo, phê phán RSF sử dụng phương pháp “người mù một mắt”.

    Trả lờiXóa
  5. Cái gọi là “Phúc trình thường niên 2017” của RSF chẳng khác gì một trò hề và rất lố bịch, thể hiện sự vô trách nhiệm, khi chỉ “nghe hơi nồi chõ”, từ mồm những kẻ xấu, thông tin một chiều từ những kẻ chống phá chính quyền Việt Nam, rồi hồ đồ vu khống, xuyên tạc bịa đặt một sự thật không có thực về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  6. Ngày 19/12/2017, Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) có trụ sở chính ở Paris, Pháp đã ra “Phúc trình thường niên 2017” về tình hình tự do báo chí, tự do ngôn luận của các quốc gia trên thế giới.
    Phúc trình của RSF năm nay, phần viết về Việt Nam, bản chất vẫn không có gì mới. Đó vẫn là những cáo buộc vô căn cứ về cái gọi là “các nhà báo công dân, blogger hoạt động vì nhân quyền” bị bắt bớ, bỏ tù, bị côn đồ đánh đập “chỉ vì họ thực thi các quyền cơ bản của mình”

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.