Đắc Chí
“Việt Nam vẫn là quốc gia toàn trị,
không có tự do ngôn luận”. Đây là đánh giá được nêu trong Phúc trình về Chỉ số
Dân chủ năm 2017 do Nhóm Nghiên Cứu - Phân Tích EIU của tạp chí The Economist vừa
công bố vào cuối tháng 01/2018.
Hình bìa báo cáo của The
Economist về Chỉ số dân chủ năm 2017 (Ảnh RFA)
Phúc trình đưa ra Chỉ Số Dân Chủ của 167
quốc gia. Việt Nam xếp thứ 140 với điểm số tổng quát là 3.08 trên thang điểm 10
cho các tiêu chí đánh giá, thấp hơn so với các năm trước đó.
Phúc trình đánh giá dựa trên 5 tiêu chí,
bao gồm: Thứ nhất là qui trình bầu cử và đa nguyên. Đối với tiêu chí này Việt
Nam bị điểm 0. Tiêu chí thứ hai về vận hành của chính phủ, Hà Nội được 3,21 điểm.
Đối với tiêu chí tham gia chính trị, điểm số của Việt Nam là 3,89. Tiêu chí văn
hóa chính trị của Việt Nam đạt 5,63 điểm. Tiêu chí thứ năm về các quyền tự do
dân sự, Việt Nam chỉ được 2,65 điểm.
Vậy, Báo cáo của Economist liệu có khách
quan, đáng tin cậy?.
Trước tiên cần khẳng định rằng, quyền tự
quyết của các dân tộc đã được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc (năm 1945) và
Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người (năm 1948); trong đó, bao gồm: quyền lựa
chọn chế độ chính trị, thiết lập thể chế quốc gia, xây dựng hệ thống pháp luật
nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Đây là quyền của mọi quốc gia, dân
tộc mà không có tổ chức, cá nhân nào có quyền can thiệp. Việt Nam là một đất nước
có chủ quyền, thể chế chính trị, Hiến pháp và pháp luật Việt Nam do nhân dân Việt
Nam quyết định.
Ở Việt Nam, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam được quy định rõ tại Điều 4 Hiến pháp năm 2013: “Đảng Cộng sản Việt
Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của
nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê
nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước
và xã hội”. Việt Nam không cần có đa đảng không phải xuất phát từ ý muốn chủ
quan của Đảng ta mà nó dựa trên những cơ sở khoa học cụ thể về cả lý luận và thực
tiễn.
Thể chế nhất nguyên một đảng lãnh đạo ở
Việt Nam hoàn toàn không đồng nghĩa với việc mất dân chủ, triệt tiêu dân chủ
như các thế lực thù địch đã và đang ra sức xuyên tạc. Thực tiễn cho thấy, bản
chất tốt đẹp và tính ưu việt của nền dân chủ nước ta ngày càng thể hiện sinh động
trong cuộc sống hằng ngày của quần chúng nhân dân. Kể từ khi khai sinh ra nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam), các tầng lớp nhân
dân lao động Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức đứng
lên làm chủ, tự mình tổ chức, cai quản và xây dựng xã hội mới.
Chế độ dân chủ ở nước ta, xét về bản chất,
là một thể chế chính trị mà trong đó quyền lực chính trị - xã hội thuộc về nhân
dân; là chế độ bảo đảm quyền làm chủ trên thực tế của nhân dân trong đời sống
kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tinh thần; phát huy cao độ tính tích cực
sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản và thông qua Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Quyền làm chủ của
nhân dân không chỉ thể hiện trong các văn bản hiến pháp, pháp luật, mà ngày
càng được thể hiện sinh động trong cuộc sống hằng ngày.
Trong hợp tác quốc tế về bảo vệ và thúc
đẩy nhân quyền, đến nay Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước của Liên hợp
quốc về quyền con người. Trong hầu hết các khuôn khổ đối thoại và hợp tác về
quyền con người cả song phương lẫn đa phương, các nước và các đối tác quốc tế đều
đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam đạt được trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng…
Mặc dù trong thế giới đương đại còn nhiều
quan điểm khác nhau về vấn đề nhân quyền, song những thành tựu mà Đảng, Nhà nước
và nhân dân ta đạt được trong những năm qua là bằng chứng không thể phủ nhận
cho những nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm thực thi quyền con người.
Còn về vấn đề bầu cử cần nhận thức rằng,
không thể áp đặt một mô hình bầu cử chung cho mọi quốc gia và cũng không thể khẳng
định rằng, mô hình bầu cử của quốc gia này ưu việt, dân chủ hơn quốc gia khác.
Mỗi quốc gia có pháp luật bầu cử và cách thức tiến hành bầu cử khác nhau, tùy
theo chế độ chính trị, truyền thống, văn hóa, kinh tế của mình.
Tiến trình bầu cử Quốc hội ở Việt Nam hiện
nay tuân thủ theo một quy trình chặt chẽ, dân chủ, bình đẳng, khách quan, với
tinh thần “thượng tôn pháp luật”. Mỗi bước trong tiến trình đó, các tổ chức và
cá nhân có liên quan phải hoàn thành trách nhiệm theo luật định. Người dân trực
tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện của mình, giám sát chặt chẽ mọi quy trình
bầu cử. Đồng thời, tại nơi bỏ phiếu, bằng lá phiếu của mình, cử tri sẽ quyết định
ai là người xứng đáng để bầu vào Quốc hội.
Như vậy, những lập luận cho rằng, bầu cử
ở Việt Nam là “áp đặt”, “không tự do và công bằng”… đều là xuyên tạc, bịa đặt.
Rõ ràng, Báo cáo của Economist là thiếu khách quan, mang tính áp đặt, thiếu thiện chí; vu cáo, bịa đặt, bôi đen thực tế xã hội và thực trạng tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam./.
Thể chế nhất nguyên một đảng lãnh đạo ở Việt Nam hoàn toàn không đồng nghĩa với việc mất dân chủ, triệt tiêu dân chủ như các thế lực thù địch đã và đang ra sức xuyên tạc. Thực tiễn cho thấy, bản chất tốt đẹp và tính ưu việt của nền dân chủ nước ta ngày càng thể hiện sinh động trong cuộc sống hằng ngày của quần chúng nhân dân.
Trả lờiXóaNếu được trưng cầu dân ý thì đại đa số người dân Việt Nam sẽ luôn tự hào khi được sống trên đất nước mà các quyền chính trị, quyền dân sự được đảm bảo và phát huy tối đa như Việt Nam. Còn việc các cá nhân hay tổ chức nước ngoài không thỏa mãn thì đó chỉ là trò câu view rẻ tiền và được tài trợ từ các thế lực tư bản thù địch với Việt Nam.
Trả lờiXóaNếu được trưng cầu dân ý thì đại đa số người dân Việt Nam sẽ luôn tự hào khi được sống trên đất nước mà các quyền chính trị, quyền dân sự được đảm bảo và phát huy tối đa như Việt Nam. Còn việc các cá nhân hay tổ chức nước ngoài không thỏa mãn thì đó chỉ là trò câu view rẻ tiền và được tài trợ từ các thế lực tư bản thù địch với Việt Nam.
Trả lờiXóa