Ngay sau khi được đăng tải trên nhiều trang mạng xã hội, đề thi văn khối 10 nâng cao của trường THPT chuyên Lào Cai đã bị lên án. Lí do bởi họ sử dụng một "tác phẩm" văn học chưa được cho phép đưa vào chương trình giảng dạy và chưa hợp lệ.
Đề thi văn của trường THPT chuyên Lào Cai bị lên án (Nguồn: FB).
Trong chuyện này đã có nhiều thắc mắc, kiểu như tại sao một bài thơ có sức lan tỏa, nhiều người đã đọc thuộc ngay sau khi nó ra đời mà vẫn không được đưa vào chương trình giảng dạy; để đến nỗi khi một trường nào đó khi đưa vào dạy, thi thì lại bị lên án?
Lí do cho điều này không ngoài việc tâm trạng và bối cảnh của bài thơ. Ai đời, một tác phẩm văn học mà toàn nói lên những điều bi quan, tiêu cực và không có lối ra.
Đồng tình rằng, đã là văn học, đã là giáo dục thì nên dạy cho người học nhận thức xã hội. Đó cũng là cách thức để khi học ra, thành người họ quay lại vận dụng, khắc phục những điều không nên, không hay của xã hội để cải tạo và làm thăng tiến xã hội. Nhưng đáng tiếc về khía cạnh phản ánh sự thật thì bài thơ "đất nước này ngộ quá phải không anh?" của cô giáo Trần Thị Lam - trường THPT chuyên Hà Tĩnh cũng không đáp ứng được. Thậm chí nó còn khiến cho những người đọc nhận thức sai bối cảnh xã hội!
Theo đó, chính những câu thơ như "Bốn ngàn năm mà chưa chịu lớn" vô tình đã làm xóa nhòa những giá trị của dân tộc, đất nước trong 4 năm qua? Phải chăng, Việt Nam hiện tại đang ở thuở hồng hoang của loài người? Cái thuở mà con người chưa tiến hóa hoàn toàn. Và chỉ riêng với câu này thôi thì đó là một điều sỉ nhục to lớn đối với đất nước, con người và chính cả cô giáo này. Việc đưa bài thơ vào bình phẩm vô tình trường THPT chuyên Lào Cai đang cổ súy cho những điều không hay hớn đó.
Bình luận về điều này, FB Trần Hải viết: "Thực ra, cấy thơ của con Lam ni em đã viết tút nói rõ rồi. Bởi nó viết mấy câu như này "Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn...Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm. Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...". Văn cảnh, ngữ cảnh bài thơ lẫn tâm trạng đứa làm thơ em không chấp. Nhưng động đến 4.000 năm cha ông là nỏ được bác nà. Dĩ nhiên, con Lam (nghe nói học trường Phan mấy tháng, sau bị đuổi. Là dân trường em nói thế. Cũng nghe nói học khóa em, nhưng chưa bao giờ em biết con này). Cũng dĩ nhiên, nó không biết ngôi đền thuộc loại cổ nhất Việt Nam là đền Đồng Cổ (Yên Định - Thanh Hóa), có niên đại 4.386 năm. Cho nên, nó viết chạm vào huyền sử cha ông là không có được. Việc gì ra việc ấy. Thêm nữa, cái trường Lào Cai thì cho vào sọt rác luôn. Thơ văn đất Việt, biết bao áng thiên cổ hùng văn, hung dẫn, lại đi dẫn con ngáo đá, bị kỷ luật tùm lum. Khổ quá hè".
An Chiến
Những câu văn sặc mùi bi ai, tiêu cực và không có lối ra. Thật khó hiểu đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập, bên cạnh những cái thiếu sót thì những sự phát triển, sự vươn xa thành tựu của đất nước thì không hề thấy nói tới, người viết ra cái bài này chắc hẳn có vấn đề về nhận thức. Không những vậy một trường chuyên mà lại lấy mấy cau thơ sằng bậy này vào bài thi thà thật không còn gì để nói. Cần ngay sự vào cuộc của cơ quan có thẩm quyền để xem xét và giải quyết ngay vấn đề này
Trả lờiXóaThử hỏi các em học sinh khi được đọc, tiếp cận sẽ nghĩ gì khi mà những điều trong bài thơ đa phần là đen tối, thiếu tích cực và điều quan trọng là sẽ thui chột động cơ phấn đấu của chính các em.
Trả lờiXóaDo không hiểu hay không biết những tác động tiêu cực của bài thơ này mà Ban Giám hiệu, hội đồng ra đề thi của trường THPT chuyên Lào Cai lại đưa bài thơ vào đề thi?
Trả lờiXóaLà một trường chuyên, vậy mà lại để cho những bài thơ như vậy "lưu lạc" trong đề thi dành cho học sinh sao? Chẳng lẽ tổ bộ môn văn của các thầy cô nơi đây đã "nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu" quá rõ hết tất cả nền thơ văn nước nhà rồi dẫn đến "hết vốn" phải đưa một bài thơ mang tính bi ai, tiêu cực nhường vậy ra cho học sinh phân tích hay sao?
Trả lờiXóaĐất nước mình không ngộ lắm đâu em !
Trả lờiXóaAnh vẫn nhớ những đói nghèo, khốn khó
Chuyện áo cơm nên dang dở học hành
Của ngày đầu đất nước thoát điêu linh
Đất nước này không buồn thế đâu em
Đói khổ, đắng cay qua rồi năm tháng
Em hãy tin một ngày mai xán lạn
Sánh vai cùng bốn bể, năm châu
Sao em buồn và hỏi đất nước đi về đâu?
Sao lúc nào cũng chỉ biết nói đất nước ta còn nghèo đói, lúc nào cũng tự ti về chính mình? Chẳng lẽ những bài thơ kiểu như thế này là để dành cho thế hệ trẻ Việt Nam hay sao? Các thầy cô đưa bài thơ này vào nhằm dạy dỗ gì cho những mầm non tương lai của đất nước đây? Dạy chúng lầm lũi, oán hận, trách cứ mãi thôi hay sao?
Trả lờiXóaỞ một góc độ nào đó, việc đưa những bài thơ kiểu như vậy, những tư tưởng kiểu như vậy ra để giáo dục cũng là một ý tưởng không tồi. Trong rất nhiều những bài thơ, bài văn bất hủ ca ngợi sự hi sinh, lòng tự hào dân tộc, cũng cần có những mảng xám để có nhiều góc nhìn, so sánh. Điều không phù hợp ở đây đó là việc bài thơ như vậy lại được đưa vào một đề thi dành cho lứa tuổi trung học phổ thông. Lứa tuổi còn chưa có nhận thức và suy nghĩ chín chắn, còn bồng bột và dễ bị những tác động về tâm lý. Có lẽ đó là cái cần lên án ở đề thi này mà thôi.
Trả lờiXóaĐây là một bài thơ có yếu tố chính trị phức tạp, tại sao lại được đưa vào để thi để truyền tải tới nhận thức của các em học sinh. Ai cũng biết bài thơ trên của cô giáo Trần Thị Lam nghe thì có vẻ là tiếng nói của một người suy tư trăn trở trước thời cuộc nhưng nếu suy xét kĩ sẽ thấy toàn bộ bài thơ thể hiện cái nhìn tiêu cực, bi quan, một chiều của tác giả. Nhìn nhận về hiện tình đất nước, tác giả Trần Thị Lam đã bỏ qua hết, phủ nhận sách trơn những thành tựu mà đất nước đạt được. Đồng thời cô dùng cái nhìn một chiều để đánh giá, chỉ phản ánh những tiêu cực, hạn chế của đất nước. Điều này khiến bài thơ của cô toát lên một tâm trạng bi quan, chán nản trước hiện tình đất nước, khiến cho người đọc cảm thấy đất nước mình hoàn toàn là một màu u tối, không có tương lai. Những người có nhận thức chính trị cao, vững vàng đọc bài thơ trên của cô Lam còn cảm thấy “rung mình”, vậy mà nó lại được đưa vào để cho các em học sinh tuổi còn non, nhận thức chính trị chưa được định hình suy nghĩ thì hoàn toàn khiến các em có cái nhìn sai về đất nước, khiến các em hoài nghi, bi quan về dân tộc của mình.
Trả lờiXóaMột tác phẩm thơ hay văn xuôi được sử dụng cho học sinh các cấp học đểu phải mang một ý nghĩa và giá trị nhân văn cao cả; tuy nhiên bài thơ của của cô Lam thì không phải mang một ý nghĩa tích cực mà là tiêu cực, do đó không nên đưa vào đề thi
Trả lờiXóaMột tác phẩm thơ hay văn xuôi được sử dụng cho học sinh các cấp học đểu phải mang một ý nghĩa và giá trị nhân văn cao cả; tuy nhiên bài thơ của của cô Lam thì không phải mang một ý nghĩa tích cực mà là tiêu cực, do đó không nên đưa vào đề thi
Trả lờiXóaMột tác phẩm thơ hay văn xuôi được sử dụng cho học sinh các cấp học đểu phải mang một ý nghĩa và giá trị nhân văn cao cả; tuy nhiên bài thơ của của cô Lam thì không phải mang một ý nghĩa tích cực mà là tiêu cực, do đó không nên đưa vào đề thi
Trả lờiXóaMục đích giáo dục trong việc tiếp cận và bình phẩm bài thơ vì thế sẽ không đạt được. Thiết nghĩ, Sở Giáo dục Lào Cai cần vào cuộc để đánh giá và làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan. Đặc biệt, cần làm rõ có hay không động cơ, mục đích chính trị phản động đối với những cá nhân liên quan để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Trả lờiXóa