THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

21 tháng 4 2018

BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ VẪN KỲ THỊ, ĐỊNH KIẾN VỀ TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM

by Đắc Chí  |  at  21.4.18

Đắc Chí
Cũng như mọi năm, vừa qua Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại công bố bản “Phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền thế giới”. Trong bản phúc trình năm nay, phần viết về Việt Nam, bản chất vẫn không có gì mới. Đó vẫn là những cáo buộc vô căn cứ về cái gọi là “bắt và giam giữ tùy tiện những tiếng nói đối lập ôn hòa”; “chính quyền can thiệp vào quyền riêng tư, gia đình và thư tín”; “hạn chế các quyền tự do ngôn luận, hội họp, lập hội, quyền đi lại và quyền tự do tôn giáo”; “vi phạm một cách có hệ thống trong lĩnh vực tư pháp”... Điều đó không lạ, song thật đáng tiếc!
Quyền ngoại trưởng John Sullivan (Ảnh Internet)
Khi mà cộng đồng quốc tế thừa nhận cả hai đặc tính của quyền con người, thì Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại phủ nhận tính đặc thù của quyền con người, đề cao tự do cá nhân, rêu rao học thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền”. Họ tự vỗ ngực là người bảo vệ nhân quyền, lợi dụng các vấn đề về “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo”, “dân tộc” xuyên tạc, vu cáo các nước khác vi phạm nhân quyền, ngang nhiên can thiệp và công việc nội bộ, đe doạ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ các quốc gia có chủ quyền. Rõ ràng, hành động này đang đi ngược lại xu thế và huỷ hoại môi trường hoà bình, hợp tác và phát triển của thế giới đương đại.
Đối với Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản từ cách mạng dân tộc, dân chủ đến công cuộc đổi mới, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán mục tiêu, chính sách tất cả vì con người, vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thực tế những năm qua, Việt Nam không ngừng nỗ lực để bảo đảm sự thụ hưởng đầy đủ các quyền và tự do cơ bản của mọi người dân; coi trọng thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Vì vậy, tình hình nhân quyền tại Việt Nam từng bước có những cải thiện tích cực, bảo đảm sự hài hòa thống nhất giữa các quy định pháp luật Việt Nam với các chuẩn mực quốc tế.
Tiêu biểu như, Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước của Liên hợp quốc về quyền con người; Việt Nam đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc thành lập và hoạt động của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR), xây dựng Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN; Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền với số phiếu cao nhất; Việt Nam là một trong 6 quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã hoàn thành phần lớn các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDGs) trước thời hạn năm 2015; Pháp luật Việt Nam đã quy định rõ ràng về việc đảm bảo quyền của người dân về ngôn luận, tự do hội họp, tự do internet. Hiện nay, tại Việt Nam có trên 700 tờ báo viết, hơn 1000 báo mạng và khoảng 31 triệu người dân sử dụng internet… Đó là những sự thật không thể phủ nhận!.
Những trường hợp lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, Intenet, tự do hội họp, lập hội bị cơ quan chức năng bắt giữ, xét xử cầm tù mà phúc trình, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra đã vi phạm pháp luật Việt Nam, đặc biệt là vi phạm an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng.
Như vụ án “Hội anh em dân chủ”, cơ quan chức năng đã có chứng xác thực để chứng minh Nguyễn Văn Đài và các đồng phạm đã lợi dụng việc đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền”, “xã hội dân sự” để che giấu mục đích hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, liên kết với các tổ chức bất hợp pháp trong nước, tìm sự hậu thuẫn, tài trợ về tài chính từ nước ngoài, tuyên truyền chống Nhà nước với mục đích khi lực lượng đủ mạnh, chờ thời điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu với chính quyền, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam để xây dựng chế độ “đa nguyên, đa đảng”, “tam quyền, phân lập”, tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân…
Cần khẳng định rằng, không có mô hình thực hiện nhân quyền cho mọi quốc gia và không thể sao chép nguyên si mô hình bảo đảm nhân quyền của Hoa Kỳ hay của một quốc gia nào đó vào Việt Nam. Mỗi nước có mô hình riêng, đó là lẽ phải không ai chối cãi được, nó đã trở thành những nguyên tắc ứng xử, những chuẩn mực pháp lý quốc tế được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc, trong các bản Tuyên ngôn, các Công ước quốc tế về nhân quyền. Hơn ai hết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cần phải “thuộc nằm lòng” về nguyên tắc bất di bất dịch đó.
Rõ ràng, việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có những nhận xét mang tính định kiến, áp đặt về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam là việc làm không chỉ lỗi thời, sai trái, mà còn can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam./.

16 nhận xét:

  1. Nhìn nhận một cách thẳng thắn thì Mỹ hoàn toàn không có quyền gì để dạy dỗ nước khác cả, hoàn toàn không. Đối với Mỹ, dân chủ nhân quyền có khi còn đặt lên trên chủ quyền của quốc gia khác. Nói cho cùng Mỹ vẫn là muốn lật đổ chế độ XHCN mà nước ta đang hướng tới mà thôi. Đúng là bọn Mẽo.

    Trả lờiXóa
  2. Có thể thấy rằng bản Phúc Trình năm 2017 về thực thi nhân quyền của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nước ta, ảnh hưởng đến uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Vì vậy, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề trên một cách khách quan, tránh để các đối tượng xấu lợi dụng để chống phá chính quyền nhân dân, gây mất an ninh trật tự.

    Trả lờiXóa
  3. Cũng như mọi năm, vừa qua Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại công bố bản “Phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền thế giới”. Trong bản phúc trình năm nay, phần viết về Việt Nam, bản chất vẫn không có gì mới. Đó vẫn là những cáo buộc vô căn cứ về cái gọi là “bắt và giam giữ tùy tiện những tiếng nói đối lập ôn hòa”; “chính quyền can thiệp vào quyền riêng tư, gia đình và thư tín”; “hạn chế các quyền tự do ngôn luận, hội họp, lập hội, quyền đi lại và quyền tự do tôn giáo”; “vi phạm một cách có hệ thống trong lĩnh vực tư pháp”... Điều đó không lạ, song thật đáng tiếc!
    Bọn hoa kỳ cần xem lại chúng, chứ không phải đất nước nào cũng can thiệp vào như vậy.

    Trả lờiXóa
  4. Cần khẳng định rằng, không có mô hình thực hiện nhân quyền cho mọi quốc gia và không thể sao chép nguyên si mô hình bảo đảm nhân quyền của Hoa Kỳ hay của một quốc gia nào đó vào Việt Nam. Mỗi nước có mô hình riêng, đó là lẽ phải không ai chối cãi được, nó đã trở thành những nguyên tắc ứng xử, những chuẩn mực pháp lý quốc tế được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc, trong các bản Tuyên ngôn, các Công ước quốc tế về nhân quyền. Hơn ai hết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cần phải “thuộc nằm lòng” về nguyên tắc bất di bất dịch đó.

    Trả lờiXóa
  5. Thực tế những năm qua, Việt Nam không ngừng nỗ lực để bảo đảm sự thụ hưởng đầy đủ các quyền và tự do cơ bản của mọi người dân; coi trọng thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Vì vậy, tình hình nhân quyền tại Việt Nam từng bước có những cải thiện tích cực, bảo đảm sự hài hòa thống nhất giữa các quy định pháp luật Việt Nam với các chuẩn mực quốc tế.

    Trả lờiXóa
  6. Cần khẳng định rằng, không có mô hình thực hiện nhân quyền cho mọi quốc gia và không thể sao chép nguyên si mô hình bảo đảm nhân quyền của Hoa Kỳ hay của một quốc gia nào đó vào Việt Nam. Mỗi nước có mô hình riêng, đó là lẽ phải không ai chối cãi được, nó đã trở thành những nguyên tắc ứng xử, những chuẩn mực pháp lý quốc tế được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc, trong các bản Tuyên ngôn, các Công ước quốc tế về nhân quyền. Hơn ai hết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cần phải “thuộc nằm lòng” về nguyên tắc bất di bất dịch đó.

    Trả lờiXóa
  7. Cần khẳng định rằng, không có mô hình thực hiện nhân quyền cho mọi quốc gia và không thể sao chép nguyên si mô hình bảo đảm nhân quyền của Hoa Kỳ hay của một quốc gia nào đó vào Việt Nam. Mỗi nước có mô hình riêng, đó là lẽ phải không ai chối cãi được, nó đã trở thành những nguyên tắc ứng xử, những chuẩn mực pháp lý quốc tế được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc, trong các bản Tuyên ngôn, các Công ước quốc tế về nhân quyền. Hơn ai hết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cần phải “thuộc nằm lòng” về nguyên tắc bất di bất dịch đó.

    Trả lờiXóa
  8. việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có những nhận xét mang tính định kiến, áp đặt về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam là việc làm không chỉ lỗi thời, sai trái, mà còn can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam

    Trả lờiXóa
  9. John Sullivan kêu gọi chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho các đối tượng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, được quy định cụ thể trong khoản 7, Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc. Trong đó, Hiến chương Liên Hiệp quốc đã quy định cụ thể rằng: “Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào các công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến chương…”

    Trả lờiXóa
  10. Công việc nội bộ của mỗi quốc gia được hiểu là công việc nằm trong thẩm quyền giải quyết của mỗi quốc gia độc lập xuất phát từ chủ quyền của mình, đó là quyền tối thượng của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình như: quyền tự do lựa chọn, tự do xây dựng và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội phù hợp với nguyện vọng của nhân dân; quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; quyền độc lập trong quan hệ quốc tế như: quyền độc lập thiết lập mối quan hệ với bất kỳ quốc gia nào, quyền tự do tham gia vào các tổ chức quốc tế khu vực và phổ cập. Vì vậy, hành động của ông John Sullivan đã thể hiện cái nhìn chủ quan, không đúng với thực trạng vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, tạo điều kiện cho các đối tượng phản động lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tư.

    Trả lờiXóa
  11. Bản Phúc Trình trên về thực thi nhân quyền của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam là không đúng sự thật, việc này can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nước ta, ảnh hưởng đến uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Chúng ta cần nhìn nhận vấn đề trên một cách khách quan, tránh để các đối tượng xấu lợi dụng để chống phá chính quyền nhân dân.

    Trả lờiXóa
  12. Bộ ngoại giao Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam là việc làm không thể chấp nhận được, đó là vi phạm luật pháp quốc tế, Mỹ là 1 nước lớn, nhưng không phải vì thế mà thích làm gì thì làm được. nước ta là một nước có độc lập, có chủ quyền, có quyền tự quyết. những việc chúng ta làm, các nước khác không thể can dự vào. Nguyễn Văn Đài và đồng bọn đã bị xử lý xong vì chúng vi phạm pháp luật Việt Nam, điều đó là không thể bàn cãi và chẳng ai có thể thay đổi được quyết định này được

    Trả lờiXóa
  13. Việc Quyền ngoại trưởng John Sullivan kêu gọi chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho các đối tượng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, được quy định cụ thể trong khoản 7, Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc. Thật là nực cười cho việc một quan chức của quốc gia luôn rêu rao quyền tự do, dân chủ lại đi can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia có độc lập, chủ quyền khác.

    Trả lờiXóa
  14. Bộ Ngoại giao Mỹ hết lần này đến lần khác can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Mỹ họ tự cho mình cái quyền được phép can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác thì phải. Là nước trong Hội đồng bảo an của Liên Hợp quốc mà không tôn trọng hiến chương Liên Hợp quốc thì những lời nói, lời cáo buộc của Mỹ đối với các nước thật chẳng có giá trị gì.

    Trả lờiXóa
  15. Công việc nội bộ của Việt Nam chỉ Việt Nam mới có quyền quyết định, việc thăm dò đã là vi phạm pháp luật rồi chứ chưa kể đến việc can dự vào tình hình của VIệt nam. có thể nói là bọ ngoại giao Mỹ đang rảnh việc quá hay sao mà lại đi làm vậy." hội anh em dân chủ " phạm tội âm mưu lật đổ chính quyền là quá rõ ràng rồi, vì vậy chẳng ai có thể can dự vào hay bào chữa cho cái tội mà cả đất nước Việt Nam ghét cay ghét đắng này. bộ ngoại giao Mỹ đừng có nhiều chuyện

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.