FB Tạp chí Mị dân (nếu ai hỏi đây là Fb nào, danh tính ra sao thì thiết nghĩ không nên quan tâm, bởi nó cũng như rất nhiều Fb có tư tưởng chống đối khác, không đáng được quan tâm) mới đây đã đăng tải thông tin: "MAY MẮN CHO NƯỚC NHẬT
Inejiro Asanuma, lãnh đạo đảng xã hội Nhật Bản, có trường phái ủng hộ chủ nghĩa xã hội, ủng hộ đảng cộng sản Trung Quốc và thù địch với Mỹ. Trong 1 cuộc diễn thuyết trên truyền hình ở Tokyo, ông này đã bị 1 thanh niên 17 tuổi ám sát bằng thanh đoản kiếm, chết tại chỗ.
Thanh niên 17 tuổi tên Yamaguchi Otoya bị bắt. Anh tự tử trong buồng giam 3 tuần sau đó".
Fb này sau đó đã bình luận cái chết của Inejiro Asanuma là may mắn cho nước Nhật, nếu không nước Nhật đã bị chủ nghĩa Cộng sản thôn tính và không có được sự phồn thịnh như hiện nay.
Bức ảnh ghi lại cảnh ông Inejiro Asanuma bị sát hại (Nguồn: FB).
Tuy nhiên, qua theo dõi thì sự việc không như được đề cập. Wikipedia khi phản ánh về "Sự nghiệp chính trị của Inejiro Asanuma đã viết như sau: "Trong thập niên 1930, Asanuma hướng theo tư tưởng chủ nghĩa xã hội và phục vụ trong Quốc hội từ năm 1936. Tuy nhiên, ông đã rút khỏi cuộc bầu cử năm 1942 và thoái lui chính giới cho đến sau Thế chiến II. Asanuma bị chỉ trích dữ dội vì một sự cố năm 1959 lúc ông tới thăm Trung Quốc đại lục đang dưới quyền kiểm soát của đảng Cộng sản và tuyên bố Mỹ là "kẻ thù chung của Trung Quốc và Nhật Bản". Khi trở về từ chuyến đi, ông vận nguyên bộ đồ của Mao chủ tịch làm dấy lên những lời chỉ trích nặng nề từ người dân Nhật Bản và thậm chí từ các nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa. Bởi khi đó, Nhật Bản cùng nhiều quốc gia khác đã công nhận Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc đại lục".
Ở đây, đúng là có chuyện do nhà lãnh đạo đảng xã hội Nhật Bản này có quan điểm thân Trung Quốc và bài Mỹ nên dẫn tới việc bị sát hại và kết thúc nghiệp chính trị của mình. Nhưng hãy chú ý tới chi tiết, người đâm và giết chết ông Inejiro Asanuma là một người thuộc phe cực hữu tại Nhật Bản.
Nghĩa là việc ám sát ông Inejiro Asanuma của Yamaguchi Otoya chỉ vì đối kháng giai cấp, không đại diện cho ý chí của người Nhật thời điểm đó. Cái chết sau đó của Yamaguchi Otoya trong buồng giam 3 tuần sau đó do tử tự cũng ít nhiều phản ánh rất rõ điều này!
Ngoài ra, cần biết rằng, dù là một chính đảng hoạt động tại Nhật bản thời điểm ấy, song đảng xã hội Nhật bản không có nhiều tiềm năng và địa vị chính trị. Có chăng thì cũng là chính đảng làm nên sự đa dạng về đảng phái chính trị của cường quốc Châu Á này mà thôi.
Ở đây cũng có một sự nhầm lẫn. Theo đó, Đảng xã hội Nhật Bản thời kỳ dưới sự lãnh đạo của ông Inejiro Asanuma ủng hộ chủ nghĩa xã hội nhưng họ không phải là chính đảng cộng sản. Ở Nhật, có hẳn một đảng cộng sản ra đời tháng 7 năm 1922 và cho đến nay chính đảng này vẫn đang hoạt động. Do đó, đừng đổ vấy và nói rằng, cái chết của ông Inejiro Asanuma đã làm cho Nhật Bản thoát khỏi họa Cộng sản. Họa cộng sản ở đây vì thế là cái nhìn quy kết, thiển cận và thiếu trong sáng!
An Chiến
vớ vẩn, viết như không hiểu biết gì
Trả lờiXóabạn chậm hiểu nhỉ
XóaNgười ta có hiểu biết thì mới kể tường tận được sự việc xuyên suốt lịch sử như vậy đấy Carol à, người phải đặt câu hỏi cho sự hiểu biết ở đây chính là bạn đấy
Trả lờiXóaĐảng xã hội Nhật Bản thời kỳ dưới sự lãnh đạo của ông Inejiro Asanuma ủng hộ chủ nghĩa xã hội nhưng họ không phải là chính đảng cộng sản. Ở Nhật, có hẳn một đảng cộng sản ra đời tháng 7 năm 1922 và cho đến nay chính đảng này vẫn đang hoạt động. Do đó, đừng đổ vấy và nói rằng, cái chết của ông Inejiro Asanuma đã làm cho Nhật Bản thoát khỏi họa Cộng sản. Họa cộng sản ở đây vì thế là cái nhìn quy kết, thiển cận và thiếu trong sáng!
Trả lờiXóaRõ rằng là cái nhìn quy kết mà, chỉ nhìn một số hiện tượng xảy ra mà nói một chữ họa thì có vẻ hơi vội vàng rồi, cái gì cũng cũng có quá trình, mối liên hệ nội tại của nó, bọn phản động dạo này dễ nóng vội quá
Trả lờiXóa