THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

11 tháng 5 2018

PHẢI CHĂNG DÂN BIỂU GYDE JENSEN ĐANG DUNG TÚNG CHO HÀNH VI PHẠM PHÁP?

by Đắc Chí  |  at  11.5.18

Đắc Chí
VOA Việt ngữ ngày 10/5 vừa qua cho biết, Dân biểu Gyde Jensen, chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Quốc hội Đức đang nỗ lực vận động để Việt Nam trả tự do cho Nguyễn Bắc Truyển, kẻ bị kết án 11 năm tù vì tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo quy định tại Khoản 1, Điều 79, Bộ luật Hình sự năm 1999 vào đầu tháng 4/2018 tại Hà Nội.
Giải thích lý do chọn Nguyễn Bắc Truyển, dân biểu Jensen nói rằng đây là trường hợp “tiêu biểu cho vấn đề nhân quyền” ở Việt Nam.
“Điều quan trọng là chúng ta phải nâng cao nhận thức về một số trường hợp điển hình cho toàn khu vực trong bối cảnh mối lo về nhân quyền và trong trường hợp này là cho tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo”.
VOA dẫn lời dân biểu Jensen còn cho biết thêm, việc vận động này nằm trong chương trình “Dân biểu cứu dân biểu” trong đó mỗi đại biểu Quốc hội Đức có cơ hội chọn 3 trường hợp tiêu biểu cho các vấn đề nhân quyền trên toàn thế giới để vận động cho họ nhằm nâng cao nhận thức hơn nữa về các vấn đề nhân quyền?!
Dân biểu Gyde Jensen (Ảnh Twitter cá nhân)
Cần phải khẳng định ngay rằng, hành động trên của bà dân biểu Jensen không chỉ trái pháp luật Việt Nam mà còn vi phạm nguyên tắc quan hệ quốc tế.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, tại phiên tòa đã thể hiện rõ, từ tháng 3/2013 đến tháng 7/2017, Nguyễn Bắc Truyển đã cùng Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn khởi xướng, thành lập tổ chức, xây dựng cương lĩnh, điều lệ, quy chế hoạt động và chỉ đạo, điều hành hoạt động của cái gọi là tổ chức “Hội anh em dân chủ”.
Nguyễn Bắc Truyển và các đồng phạm đã lợi dụng việc đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền”, “xã hội dân sự” để che giấu mục đích hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, liên kết với các tổ chức bất hợp pháp trong nước, tìm sự hậu thuẫn, tài trợ về tài chính từ nước ngoài, tuyên truyền chống Nhà nước với mục đích khi lực lượng đủ mạnh, chờ thời điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu với chính quyền, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam để xây dựng chế độ “đa nguyên, đa đảng”, “tam quyền, phân lập”...
Như vậy, hành vi của Nguyễn Bắc Truyển không phải là đấu tranh để bảo vệ dân chủ, nhân quyền mà thực chất đó là hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Do đó việc các cơ quan bảo vệ pháp luật khởi tố, điều tra, đưa ra xét xử Nguyễn Văn Đài và các bị cáo theo Khoản 1, Điều 79, Bộ luật Hình sự năm 1999 là hoàn toàn chính xác.
Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, trong đó có quyền tự do hội họp, lập hội. Các bản hiến pháp năm: 1959, 1980, 1992 và mới đây nhất là Hiến pháp năm 2013 đều kế thừa và ghi nhận quyền tự do hội họp, tự do lập hội là một trong các quyền cơ bản của công dân.
Tuy nhiên, cũng như mọi quốc gia trên thế giới, pháp luật Việt Nam không cho phép bất cứ ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Cần nhắc lại rằng, không chỉ ở Việt Nam mà ở mọi quốc gia trên thế giới, không cho phép bất cứ công dân nào đứng trên pháp luật, đứng ngoài pháp luật.
Không chỉ trái pháp luật Việt Nam, hành động của chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Quốc hội Đức còn cho thấy họ chẳng hiểu gì về Công ước quốc tế.
Điều 20, Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền của Liên hợp quốc công bố ngày 10/12/1948, quy định rõ: “1. Mọi người đều có quyền tự do họp hành và tham gia hiệp hội một cách hòa bình; 2. Không ai bị bắt buộc phải tham gia một hiệp hội nào”.
Nhưng cùng với đó Khoản 2, Điều 29 của Tuyên ngôn này cũng nêu rõ: “Khi thực hiện các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ chịu những hạn chế do luật định, nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác cũng như đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự xã hội và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ” .
Như vậy, có thể khẳng định rằng, quyền tự do hội họp, lập hội là quyền cơ bản và rất quan trọng của con người trong xã hội dân sự. Tuy nhiên, về phương diện pháp luật, khi thực hiện các quyền, trong đó có quyền tự do hội họp, lập hội công dân phải tuân theo khuôn khổ pháp luật của quốc gia. Điều ấy cũng có nghĩa là, khi thực hiện quyền hội họp, lập hội phải bảo đảm không xâm hại đến lợi ích của quốc gia dân tộc, lợi ích xã hội và lợi ích của những người khác trong cộng đồng.
Mọi sự đã rõ như ban ngày, vậy tại sao bà dân biểu Jensen lại kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Bắc Truyển. Phải chăng bà dân biểu đang bao che, dung túng cho hành vi phạm pháp?
Không những vậy, Nghị quyết Liên hợp quốc về nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ” được thông qua năm 1965 và được ghi nhận, thể hiện trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng khác đó là: “Tuyên bố cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập và chủ quyền của các quốc gia”. Chẳng lẽ, với tư cách của một vị chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Quốc hội Đức mà bà Jensen lại không hiểu về nguyên tắc này. Hay bà đang cố tình không hiểu vì những động cơ và mục đích đen tối?./.

6 nhận xét:

  1. hành vi của Nguyễn Bắc Truyển không phải là đấu tranh để bảo vệ dân chủ, nhân quyền mà thực chất đó là hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Do đó việc các cơ quan bảo vệ pháp luật khởi tố, điều tra, đưa ra xét xử Nguyễn Văn Đài và các bị cáo theo Khoản 1, Điều 79, Bộ luật Hình sự năm 1999 là hoàn toàn chính xác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Bắc Truyển là tội phạm đặc biệt nguy hiểm; chứ nhà hoạt động cái gì

      Xóa
  2. Nghị quyết Liên hợp quốc về nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ” được thông qua năm 1965 và được ghi nhận, thể hiện trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng khác đó là: “Tuyên bố cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập và chủ quyền của các quốc gia”. Chẳng lẽ, với tư cách của một vị chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Quốc hội Đức mà bà Jensen lại không hiểu về nguyên tắc này. Hay bà đang cố tình không hiểu vì những động cơ và mục đích đen tối?.

    Trả lờiXóa
  3. Có vẻ như vị trí của jensen là để hoạt động ghi điểm nhiều hơn là ý thức về bổn phận, trách nhiệm của mình thì phải, sau nguyễn văn truyển thì đâu có dám chắc các tổ chức khác sẽ không đòi thả các thành viênc trong hội AEDC đã từng bị kết án, trước kia vụ bắt trịnh xuân thanh còn chả làm gì được mình thì lần lên tiếng này phỏng cũng chả có ảnh hưởng gì rồi

    Trả lờiXóa
  4. Những hành vi Nguyễn Bắc Truyển gây ra thực chất là những hành động nhằm chống phá đất nước, lật đổ chính quyền nhân dân, mọi bằng chứng, tài liệu chứng minh hắn có tội. Nguyễn Bắc Truyển không phải đấu tranh cho nhân quyền, dân quyền gì cả.

    Trả lờiXóa
  5. quyền tự do hội họp, lập hội là quyền cơ bản và rất quan trọng của con người trong xã hội dân sự. Tuy nhiên, về phương diện pháp luật, khi thực hiện các quyền, trong đó có quyền tự do hội họp, lập hội công dân phải tuân theo khuôn khổ pháp luật của quốc gia. Điều ấy cũng có nghĩa là, khi thực hiện quyền hội họp, lập hội phải bảo đảm không xâm hại đến lợi ích của quốc gia dân tộc, lợi ích xã hội và lợi ích của những người khác trong cộng đồng.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.