Đắc Chí
Trong những năm gần đây, mỗi khi nói đến tình hình tự do
báo chí ở Việt Nam là Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) lại đưa ra những
đánh giá tùy tiện, thiếu trung thực. Mới đây, trong phần nhận xét về tình hình
báo chí ở Việt Nam của cái gọi là “báo cáo thường niên”, tổ chức này tiếp tục lặp
lại các luận điệu bất chấp sự thật, đổi trắng thay đen để vu cáo, xuyên tạc, điển
hình như: “các cơ quan truyền thông báo chí nhà nước đều phải tuân theo mệnh lệnh
của Đảng”; “các phóng viên độc lập thường xuyên bị công an trấn áp bằng bạo lực”,...
“Bảng xếp hạng về tự do báo chí năm 2018” do RSF
công bố hôm 25/4 (Ảnh Internet)
Trên thực tế, Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn trong
việc bảo đảm quyền tự do báo chí của người dân. Đến nay, Việt Nam đã có có 859
cơ quan báo chí in; 135 cơ quan báo điện tử; 258 trang thông tin điện tử tổng hợp
của các cơ quan báo chí; 67 đài phát thanh, truyền hình.
Hiện nay, không chỉ người dân Việt Nam mà cư dân nước ngoài
sinh sống, làm việc ở Việt Nam có đầy đủ thông tin từ những hãng thông tấn báo
chí lớn. Hiện ở Việt Nam có tới 75 kênh truyền hình nước ngoài “online”, trong
đó có các kênh lớn như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS,
Bloomberg...
Có hơn 20 cơ quan báo chí nước ngoài đã có phóng viên thường
trú tại Việt Nam, nhiều báo, tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài được
phát hành rộng rãi. Qua Internet, người dân Việt Nam có thể tiếp cận tin tức,
bài vở của các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới, như: AFP, AP, BBC,
VOA, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times...
Bên cạnh đó, Việt Nam còn là quốc gia có tốc độ phát triển
Internet hàng đầu khu vực, đặc biệt là mạng Facebook. Theo cơ quan thống kê của
Facebook, hiện tại Việt Nam có 35 triệu người, bằng 1/3 dân số (92 triệu người)
sở hữu tài khoản Facebook...
Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thức rằng, quyền tự do ngôn
luận, quyền tự do báo chí không phải là quyền tuyệt đối mà là một quyền bị hạn chế.
Cũng giống như các nước khác trên thế giới, Việt Nam cũng đề ra những quy định
pháp luật để hạn chế và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí để xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, công dân, tiêu biểu như: Điều 109, 117 BLHS năm 2015; Điều 6, 10, 28 Luật
Báo chí; Điều 9, Nghị định 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ “về quản lý, cung cấp và
sử dụng dịch vụ Internet”… Việc trong thời gian gần đây, cơ quan chức năng có
những hình thức xử lý đối với các cá nhân như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Viết Dũng,
Nguyễn Văn Túc… về hành vi lợi dụng quyền tự do cá nhân nhằm xâm hại đến lợi
ích chính đáng của tổ chức, cá nhân, cơ quan, nhà nước đã cho thấy tính nghiêm
minh của pháp luật.
Tất cả những sự thật trên đây là bằng chứng cụ thể và xác thực, đủ sức chứng minh các đánh giá của tổ chức RSF là lố bịch, chẳng lừa gạt được ai./.
Mục đích hoạt động của tổ chức Phóng viên không biên giới (gọi tắt là RSF) là bảo vệ tự do báo chí trên thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ. Báo cáo xếp hạng về tự do báo chí của các nước được coi như đặc sản của của tổ chức này, nhưng mang tiếng là là có tôn chỉ, mục đích tốt đẹp như thế nhưng những bản báo cáo ấy chẳng đúng thực tế của Việt Nam gì. Các xếp hạng của tổ chức này như kiểu tổ chức này đang 'có mắt mà như mù" đối với tự do báo chí ở Việt Nam.
Trả lờiXóaTổ chức RSF là tổ chức phản động đó
XóaTrong những năm gần đây, mỗi khi nói đến tình hình tự do báo chí ở Việt Nam là Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) lại đưa ra những đánh giá tùy tiện, thiếu trung thực. Mới đây, trong phần nhận xét về tình hình báo chí ở Việt Nam của cái gọi là “báo cáo thường niên”, tổ chức này tiếp tục lặp lại các luận điệu bất chấp sự thật, đổi trắng thay đen để vu cáo, xuyên tạc, điển hình như: “các cơ quan truyền thông báo chí nhà nước đều phải tuân theo mệnh lệnh của Đảng”; “các phóng viên độc lập thường xuyên bị công an trấn áp bằng bạo lực”,...
Trả lờiXóaCái cơ quan gọi là Tổ chức phóng viên không biên giới RSF chẳng qua chỉ là một dạng tổ chức hoạt động có mục đích chính trị riêng của cơ quan cha đứng đầu não là ai đó mà thôi. Cho nên những xếp hạng của tổ chức này không hề mang tính khách quan đối với những quốc gia khác, không chỉ riêng đối với Việt Nam. Không thể tin tưởng được con số này!
Trả lờiXóaViệt Nam đã có có 859 cơ quan báo chí in; 135 cơ quan báo điện tử; 258 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; 67 đài phát thanh, truyền hình. con số này phản bác lại mọi luận điệu xuyên tạc về tình hình tự do báo chí việt nam
Trả lờiXóaMục đích của các tổ chức này vẫn là xuyên tạc đánh lừa cái nhìn của người dân về những thành quả bấy lâu nay đất nước có được, rồi từ đó tạo bàn đạp gây bất ổn cho xã hội, chiêu bài này thì đã quá cũ rồi, lực lượng an ninh sẽ không bao giờ để chúng đạt được mục đích của mình
Trả lờiXóaViệc trong thời gian gần đây, cơ quan chức năng có những hình thức xử lý đối với các cá nhân như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Viết Dũng, Nguyễn Văn Túc… về hành vi lợi dụng quyền tự do cá nhân nhằm xâm hại đến lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân, cơ quan, nhà nước đã cho thấy tính nghiêm minh của pháp luật.
Trả lờiXóa