THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

08 tháng 5 2018

VỀ “THƯ YÊU CẦU TỔNG BÍ THƯ CÔNG KHAI BẢN KÊ KHAI TÀI SẢN”

by Đắc Chí  |  at  8.5.18

Đắc Chí
Ngày 6/5/2018, ngay trước ngày khai mạc Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, trên một số trang mạng xã hội đăng tải bức thư ký tên tập thể các đảng viên gửi đến ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tại địa chỉ: Số 1 đường Hùng Vương, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Ảnh chụp màn hình
“Thư yêu cầu” trên được cho là có sự tham gia, ký tên của một số người trước đó đã từng giữ cương vị lãnh đạo ở một số bộ, ngành; có người là nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ có tên tuổi, là đảng viên có nhiều năm tuổi Đảng, tiêu biểu như: Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ĐLĐVN (1960-1976), nguyên Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền VN tại TQ (1974-1987); Trần Đức Nguyên, cựu Tổ trưởng Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cựu Trưởng Ban nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải; PGS Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP. HCM; nhà văn Nguyên Ngọc,... Đáng chú ý, trong bản danh sách ký tên đó còn có những nhân vật cốt cán trong nhóm Đồng Thuận tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, gồm: Lê Đình Kình, Lê Đình Công, Bùi Văn Nhạc, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Thị Lan,...
Theo đó, nhóm người tham gia ký tên vào “thư yêu cầu” vin vào việc phải “Công khai các bản kê tài sản của cán bộ, đảng viên các cấp” theo nội dung, tinh thần của Quyết định số 99/QĐ-TƯ về việc phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa ngày 3/10/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành, từ đó yêu cầu cá nhân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng “phải công khai tài sản của mình”. Cụ thể, “Thư yêu cầu” có đề cập:
“Các bản kê khai tài sản này, theo QĐ.99 nói trên, sẽ phải được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử, niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị,v.v...để giúp người dân có cơ sở thực hiện quyền giám sát, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Tuy nhiên, tính tới nay đã hơn 7 tháng, nhưng chỉ thị trên của Ban Bí thư vẫn chưa được thực hiện. Bằng chứng là vẫn chưa có bản kê khai tài sản nào của cấp lãnh đạo được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, Internet, cổng thông tin điện tử… cả. Điều này không khỏi khiến dư luận băn khoăn, bởi lẽ các bản kê tài sản đã có sẵn trong hồ sơ cán bộ nên việc công khai lẽ ra là rất đơn giản, chẳng hề tốn nhiều thời gian đến thế”.
Đồng ý rằng, việc kê khai và công khai tài sản của cán bộ cấp cao là cần thiết; đây có thể được coi là cơ sở để người dân thực hiện quyền giám sát, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng hiện nay. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một biện pháp mà thôi. Cuộc chiến chống tham nhũng cần nhiều hơn thế và đó là lí do “thư yêu cầu” trên sớm bị nhận diện. Chính vì vậy, có một số ý đã cho rằng “thư yêu cầu” suy cho cùng “cũng chỉ là câu chuyện được đưa ra và nói cho hay, huyễn hoặc và đánh lừa dư luận” về cuộc chiến chống tham nhũng mà Đảng, Nhà nước thực hiện trong thời gian qua.  
Trên thực tế, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta từ sớm đã nhận diện tham nhũng là một thực trạng nhức nhối, ảnh hưởng và tác động tiêu cực tới niềm tin của nhân dân. Không ít lần lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ tham nhũng là một nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn vong của đất nước và chế độ.
Từ sự đánh giá nguy cơ lớn mà tham nhũng có thể gây ra, Đảng và Nhà nước đã thể hiện quyết tâm cao độ trong công cuộc chống tham nhũng, bằng việc vạch ra những chủ trương, chính sách lớn, đồng thời cụ thể hóa bằng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh, những quy chế, quy định ngày càng chặt chẽ nhằm bịt các lỗ hổng, ngăn các “ngõ ngách” để có thể lợi dụng nhằm tham nhũng… Cùng với luật pháp, cơ chế, chính sách, các vụ việc tham nhũng, tiêu cực khi bị phát hiện đều được điều tra kịp thời, rốt ráo và  xử lý nghiêm minh.
Những kết quả cụ thể chống tham nhũng thời gian qua, đặc biệt là việc khởi tố, bắt giam và xét xử hàng loạt “đại án” tham nhũng gây thiệt hại hàng nghìn, hàng chục nghìn tỉ đồng từ Dương Chí Dũng, Phạm Công Danh,… đến Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng với các bản án nghiêm minh đã khơi dậy niềm tin trong xã hội, nhân dân.
Đó chính là những minh chứng sống động khẳng định không có bất cứ vùng cấm hay ngoại lệ trong cuộc chiến chống tham nhũng. Đồng thời cũng cho thấy những nhận định mà “thư yêu cầu” đưa ra sau đây “Việc chậm trễ thực thi Quyết định 99/QĐ-TƯ đang đặt dấu hỏi lớn về quyết tâm chống tham nhũng của Ban lãnh đạo ĐCSVN, của toàn bộ hệ thống chính trị Nhà nước, đồng thời việc chậm trễ này rõ ràng là rào cản người dân trong việc giám sát, phát hiện và đấu tranh với các biểu hiện tham nhũng” là hoàn toàn không có cơ sở./.

9 nhận xét:

  1. Những kết quả cụ thể chống tham nhũng thời gian qua, đặc biệt là việc khởi tố, bắt giam và xét xử hàng loạt “đại án” tham nhũng gây thiệt hại hàng nghìn, hàng chục nghìn tỉ đồng từ Dương Chí Dũng, Phạm Công Danh,… đến Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng với các bản án nghiêm minh đã khơi dậy niềm tin trong xã hội, nhân dân.

    Trả lờiXóa
  2. Đảng và Nhà nước đã thể hiện quyết tâm cao độ trong công cuộc chống tham nhũng, bằng việc vạch ra những chủ trương, chính sách lớn, đồng thời cụ thể hóa bằng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh, những quy chế, quy định ngày càng chặt chẽ nhằm bịt các lỗ hổng, ngăn các “ngõ ngách” để có thể lợi dụng nhằm tham nhũng… Cùng với luật pháp, cơ chế, chính sách, các vụ việc tham nhũng, tiêu cực khi bị phát hiện đều được điều tra kịp thời, rốt ráo và xử lý nghiêm minh.và những kết quả gần đây đã chứng minh cho quyết tâm đó

    Trả lờiXóa
  3. Bí thư là người đứng đầu trong công cuộc chống tham nhũng, để làm điều đó một cách minh bạch nên cần phải công khai tài sản một cách thật thà là điều đúng thôi. Sao lại không làm vậy chứ.

    Trả lờiXóa
  4. "Đáng chú ý, trong bản danh sách ký tên đó còn có những nhân vật cốt cán trong nhóm Đồng Thuận tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, gồm: Lê Đình Kình, Lê Đình Công, Bùi Văn Nhạc, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Thị Lan,..." thấy mấy ông này ký tên là thấy có gì đó không ổn rồi ấy nhỉ

    Trả lờiXóa
  5. Trong thời gian gần đây, chúng ta có thể dễ dàng điểm tên các vụ chống tham nhũng lớn gần đây như Trịnh Xuân Thanh, Phạm Công Danh, ... và những chủ trương này do chính tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng quyết liệt đề ra. Tôi tin bác sẽ làm nên một trang sử mới về chống tham nhũng ở nước ta. Và còn những kẻ khác, đừng vì tị nạnh sự tín nhiệm mà bác có mà hạnh họe này kia.

    Trả lờiXóa
  6. Tuy có những người từng làm cán bộ trong nội bộ chúng ta nhưng ngày xưa họ tốt thì không hẳn bây giờ họ vẫn vậy đâu, và cái quan trọng là không có quy định bắt tbt phải kê khai nên thư yêu cầu đấy không đáng quan tâm lắm

    Trả lờiXóa
  7. Tôi nghĩ rằng với những gì mà bác Trọng đã động đến từ người đương chức cho đến người về hưu thì hội nhóm này đang có tật giật mình, cố ý xuất đầu lộ diện trước khi được bác Trọng sờ gáy đây mà.

    Trả lờiXóa
  8. Những kết quả cụ thể chống tham nhũng thời gian qua, đặc biệt là việc khởi tố, bắt giam và xét xử hàng loạt “đại án” tham nhũng gây thiệt hại hàng nghìn, hàng chục nghìn tỉ đồng từ Dương Chí Dũng, Phạm Công Danh,… đến Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng với các bản án nghiêm minh đã khơi dậy niềm tin trong xã hội, nhân dân.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.