Đắc Chí
Lợi dụng Đối thoại nhân quyền Liên Minh Châu Âu và Việt Nam
lần thứ 8 diễn ra tại Brussels, nước Bỉ, ngày 4/3/2019, Tổ chức theo dõi nhân
quyền Human Rights Watch (HRW) đã ra “thông cáo kêu gọi EU thúc ép Việt Nam tôn
trọng nhân quyền”.
Trong thông cáo báo chí, Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc
Phụ Trách Khu Vực Châu Á của HRW cho rằng: “Việt Nam tăng cường đàn áp trong
vài năm qua đối với giới vận động cho những quyền chính trị và dân sự căn bản của
người dân; trừng phạt giới này với những bản án nặng nề.”
Để minh chứng cho nhận định trên, HRW dẫn ra bản thống kê “...trong
năm 2018, Việt Nam kết án tù ít nhất 42 bloggers và nhà hoạt động nhân quyền
trong nước theo những điều luật hà khắc. Số này gấp ba lần các bản án trong năm
2017. Trường hợp bị án nặng nhất là nhà hoạt động nhân quyền và môi trường Lê
Đình Lượng với bản án 20 năm; Ông Lưu Văn Vịnh 15 năm tù, nhà hoạt động công
đoàn và môi trường Hoàng Đức Bình 14 năm tù…”
Cuối cùng, HRW kêu gọi EU “thúc ép chính phủ Hà Nội trả tự
do ngay cho những tù nhân chính trị, những người đang bị bắt giữ; chấm dứt đàn
áp tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp và đi lại; cho phép tự do
thông tin; ngưng can thiệp vào hoạt động tôn giáo; và có những biện pháp cụ thể
chặn đứng nạn bạo hành của công an”.
Có thể thấy rằng, thông cáo và phát ngôn của ông Phó Giám đốc
Phụ Trách Khu Vực Châu Á của HRW tiếp tục có cái nhìn phi lý, quy chụp, thiếu
khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Hơn nữa chỉ dựa trên những nguồn
tin mạng thất thiệt, HRW đã bôi nhọ chính quyền Việt Nam khi cáo buộc phi lý rằng
“chính quyền đàn áp nặng nề giới hoạt động dân chủ” mà không đưa ra bất cứ chứng
cứ cụ thể nào.
Sự thật không thể chối cãi là, các quốc gia có chủ quyền
trên thế giới đều có luật xử lý nghiêm khắc những hành vi lợi dụng quyền tự do
dân chủ, nhân quyền để chống lại đất nước, làm trái pháp luật. Việt Nam kiên
quyết xử lý những kẻ vi phạm pháp luật. Ở Việt Nam không có ai bị xử lý vì hoạt
động dân chủ, nhân quyền, chỉ có những đối tượng lợi dụng các quyền tự do dân
chủ, nhân quyền để gây mất ổn định xã hội, chống lại đất nước và nhân dân, đi
ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc, mới bị xử lý nghiêm khắc.
Những đối tượng bị bắt giữ và đưa ra xét xử thời gian qua đều
lợi dụng các quyền tự do dân chủ, nhân quyền như tự do ngôn luận, tự do báo
chí, tự do Internet, tự do hội họp... để tiến hành các hoạt động xuyên tạc đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xuyên tạc lịch sử, kích động
nhân dân chống lại Nhà nước, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội.
Có thể kể đến Lê Đình Lượng, một trong những đối tượng được
HRW dẫn ra để minh chứng cho cái gọi là “chính quyền Việt Nam đàn áp nặng nề giới
hoạt động dân chủ”. Lê Đình Lượng bị kết án 20 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật
đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Theo cáo trạng, Lê Đình Lượng là đối tượng phản động đặc biệt
nguy hiểm thuộc tổ chức khủng bố “Việt Tân”; là đối tượng tích cực tuyên truyền,
lôi kéo các đối tượng có tư tưởng chống đối trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh tham
gia vào tổ chức Việt Tân. Lê Đình Lượng đã rủ rê Nguyễn Văn Hóa vượt biên sang
Lào, Campuchia tham gia tập huấn các lớp đào tạo của Việt Tân về “vai trò người
lãnh đạo” và “truyền thông báo chí”, do các đối tượng cầm đầu tổ chức Việt Tân
dạy, huấn luyện kỹ năng đấu tranh bất bạo động tại Việt Nam.
Từ năm 2010 đến 2017, tại các địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà
Tĩnh, Lê Đình Lượng còn rủ rê, lôi kéo, dụ dỗ một số người khác như: Nguyễn Văn
Oai, Đinh Hữu Toàn, Ngô Văn Mai, Nguyễn Viết Dũng... tham gia vào tổ chức Việt
Tân, nhằm mục đích chống lại chính quyền nhân dân, xóa bỏ chính thể Nhà nước
CHXHCN Việt Nam.
Bên cạnh đó, lợi dụng các trang mạng xã hội, Lê Đình Lượng
đã có nhiều bài viết với nội dung tuyên truyền, kích động, xuyên tạc, phỉ báng
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xuyên tạc lịch
sử, bôi nhọ lãnh tụ; gây phức tạp về an ninh, trật tự tại địa phương.
Hành vi của Lê Đình Lượng không phải là đấu tranh để bảo vệ
dân chủ, nhân quyền mà thực chất đó là hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân. Do đó việc các cơ quan bảo vệ pháp luật khởi tố, điều tra, đưa ra xét xử Lê
Đình Lượng theo quy định của pháp luật là hoàn toàn chính xác.
Việc nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền con người
là sự thật không thể phủ nhận và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Do vậy, HRW hãy chấm dứt xuyên tạc, cần có cái nhìn khách quan và đúng đắn về tình hình nhân quyền Việt Nam./.
HRW cũng giống như RFA hay BBC đều là những tổ chức xuyên tạc về nhân quyền ở Việt Nam, khẳng định Việt Nam không có nhân quyền nhưng không có 1 bằng chứng chính xác nào chứng minh sự vi phạm đó mà toàn đưa ra những minh chứng, ví dụ về những kẻ chống đối Nhà nước và phải chịu án phạt thích đáng như Lê Đình Lượng. Việc VN tôn trọng nhân quyền là điều được cả quốc tế công nhận, chỉ có những kẻ thích chia rẽ,muốn đạp đổ chế độ mới xuyên tạc như HRW.
Trả lờiXóaChúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
XóaNhân quyền của Việt Nam được HRW đánh giá thông qua vài dẫn chứng cáo buộc rằng VN bắt những kẻ "bảo vệ nhân quyền" như Lê Đình Lượng là vi phạm nhân quyền? HRW cũng giống như các tổ chức phản động khác luôn cố tình đả kích, chia rẽ, muốn lật đổ chế độ Nhà nước ta. Cần nhìn nhận khách quan về tình hình nhân quyền ổn định của VN thông qua lăng kính của bạn bè quốc tế chứ không phải mấy trang báo hay đài phát thanh lố bịch như thế này.
Trả lờiXóađó là những cáo buộc vô căn cứ của HRW đối với vấn đề nhân quyền của Việt NAm. tổ chức này xuyên tạc, cỏ súy cho những kẻ như Lê Đình Lượng,,, một số nahf zân chủ khóc thuê khác, mục đich gây bắt ổn định, kiếm cớ để can thiệp vào công việc của nước ta
Trả lờiXóaNghề nào ăn nghề đấy đám HRW cũng thế chúng nó cũng thừa biết là mấy cái sản phẩm của chúng cũng chả có giá trị gì đâu nhưng định kỳ thì phải làm thôi, không thì cũng chả ai trả lương cho cả
Trả lờiXóa