Đắc Chí
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, trong bài phát biểu tại Đối
thoại Shangri-La và trên trang Facebook cá nhân ngày 31/5, nói rằng Việt Nam đã
“xâm lược Campuchia” và “chiếm đóng” nước này khi ông đề cập đến thời gian quân
đội Việt Nam có mặt tại Campuchia từ năm 1979.
Phát
biểu lên quan đến Việt Nam trên trang Facebook của Thủ tướng Singapore Lý Hiển
Long (Ảnh chụp màn hình)
Ngay lập tức phát ngôn cực kỳ thiển cận này của ông Lý Hiển
Long đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ phía dư luận.
Trả lời câu hỏi của phóng viên trong cuộc họp báo ngày 6/6,
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói: “Bộ Ngoại giao cũng
như các cơ quan liên quan đã giao thiệp chính thức và không chính thức với đối
tác Singapore. Chúng tôi đã có công hàm gửi tới Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội.
Tôi tin rằng phía Singapore hiểu rõ thông điệp của chúng ta”.
Trước đó, vào ngày 4/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói “Việt
Nam lấy làm tiếc” về “nội dung phát biểu phản ánh không khách quan thực tế lịch
sử, gây tác động không tốt đến dư luận”.
Bà Hằng sau đó nhấn mạnh đến sự “đóng góp và hy sinh của Việt
Nam” trong việc cùng với Campuchia chấm dứt tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ.
Theo bà, đây là một “sự thật đã được thừa nhận rộng rãi”.
Trong khi đó, phía Campuchia trong cuộc họp báo ngày 3/6, Bộ
trưởng Quốc phòng Tea Banh nói rằng “không thể chấp nhận” phát biểu của ông Lý
Hiển Long, và khẳng định “Chúng tôi đã nói rõ rằng đội quân tình nguyện Việt
Nam đã đến để giải phóng nhân dân chúng tôi.”
Tướng Campuchia còn yêu cầu Thủ tướng Singapore phải “đính
chính” phát biểu “không đúng sự thật chút nào” của ông.
Tờ Khmer Times ngày 6/6 cho biết chính quyền Campuchia sẽ
triệu tập đại sứ Singapore để thảo luận về phát biểu gây tranh cãi của Thủ tướng
Lý Hiển Long.
Tờ báo dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Campuchia Ket
Sophann cho biết Bộ của ông sẽ “sớm nói chuyện với đại sứ quán Singapore ở
Campuchia” về phát biểu này.
Bên cạnh đó, trên các diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội cũng
đang “dậy sóng” trước phát ngôn của ông Lý Hiển Long về cuộc kháng chiến đánh đổ
chế độ diệt chủng Khmer Đỏ của quân và dân Campuchia, với sự giúp sức của các
chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam. Đa số ý kiến cho rằng việc ông Lý Hiển Long đào xới lại lịch sử là không phù hợp và không cần thiết. Điều này thể hiện
sự không khôn ngoan của nhà lãnh đạo Singapore bởi những câu nói đó không đem lại
lợi ích gì cho quốc gia này mà lại gây hiềm khích với các nước láng giềng, làm
chia rẽ nội khối ASEAN.
Nhắc để ông Lý Hiển Long nhớ, trong thời kỳ gần 4 năm cai
trị đất nước Campuchia (từ tháng 4/1975 tới tháng 1/1979) chế độ Khmer Đỏ đã thực
hiện chính sách đàn áp, tàn sát đồng bào của chúng, lập ra các trại tù và tạo
ra những cánh đồng chết ở khắp nơi. Khoảng 2 triệu người Campuchia vô tội đã bị
sát hại bằng nhiều hình thức tra tấn man rợ, toàn bộ đất nước Campuchia chìm
trong bể máu, đối mặt với thảm họa diệt chủng.
Sau khi Khmer Đỏ thưc hiện hàng loạt cuộc tấn công gây hấn
qua biên giới, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, giết hại hàng nghìn dân thường Việt
Nam, Quân đội Việt Nam đã quyết định giúp sức cho Mặt trận Đoàn kết cứu nước
Campuchia tiến công tiêu diệt chế độ tàn bạo Khmer Đỏ. Chỉ sau 2 tuần quân đội
Việt Nam tiến công giải phóng (từ ngày 25/12/1978 đến ngày 7/1/1979), chế độ
Khmer Đỏ đã bị lật đổ, dân tộc Campuchia được cứu thoát khỏi họa diệt chủng. Từ
đó đến nay, đất nước Campuchia đã được duy trì hòa bình, ổn định, nền kinh tế,
xã hội từng bước phát triển phồn vinh.
Thưa ông Thủ tướng Singapore! Nếu ông đã quên mà trót chạm
đến nỗi đau của người dân Campuchia, chạm đến lòng tự trọng và phủ nhận sự hy
sinh máu xương của hàng chục ngàn người lính quân tình nguyện Việt Nam để cứu
nhân dân Campuchia và các tỉnh biên giới Việt Nam khỏi nạn diệt chủng man rợ,
ông nợ nhân dân Việt Nam, nhân dân Campuchia và các chiến sỹ quân tình nguyện
Việt Nam một lời xin lỗi./.
nếu ai là người dân campuchia thời đó thì sẽ hiểu được việc làm hết sức quan trọng đối với việc chống lại chế độ diệt chủng của Việt Nam. Người dân chúng tôi đã hi sinh không biết bao xương máu để đánh đổi lại sự hòa bình cho capuchia, ngay cả tướng campuchia cũng đã yêu cầu ông Lý Hiển Long đính chính lại câu nói của mình
Trả lờiXóaDân campuchia là bản địa đấy, chịu ảnh hưởng trực tiếp đây không nói gì, tự dưng một cách thằng ở đâu đâu éo biết bao nhiêu éo liên quan gì, mượn chuyện chia buồn đi phát biểu ngất ngất, không biết lão già kai suy nghĩ như thế nào, trong nhà không kêu mà hàng xóm đã sang trông hộ rồi, làm mất phần chó nhà họ
XóaÔng Lý Hiển Long phải xin lỗi Việt Nam và Cam Pu Chia
XóaThế hệ ông cha thì hàn gắn, phát triển quan hệ đủ kiểu thậm chi ủng hộ việt nam trong từng bước đi, thế mà con cháu lại chắc suy nghĩ, vung ra những câu khó nghe đến lạ thường, không hiểu ông ta muốn gì và bị ai xui khiến
Trả lờiXóaNgười dân campuchia đã chịu biết bao đau thương khi gặp nạn diệt chủng của bọn pôn pốt và Việt Nam cũng là quốc gia đã hi sinh biết bao xương máu để đổi lấy hòa bình cho đất nước này, Ông Lý hiển Long nên xem lại câu nói của mình trước khi người dân Việt Nam của chúng tôi lên tiếng
Trả lờiXóaNhắc để ông Lý Hiển Long nhớ, trong thời kỳ gần 4 năm cai trị đất nước Campuchia (từ tháng 4/1975 tới tháng 1/1979) chế độ Khmer Đỏ đã thực hiện chính sách đàn áp, tàn sát đồng bào của chúng, lập ra các trại tù và tạo ra những cánh đồng chết ở khắp nơi. Khoảng 2 triệu người Campuchia vô tội đã bị sát hại bằng nhiều hình thức tra tấn man rợ, toàn bộ đất nước Campuchia chìm trong bể máu, đối mặt với thảm họa diệt chủng
Trả lờiXóaGiờ chúng ta mới biết được bản chất trơ tráo của ông Lý HIển LOng. NHững phát biểu hoàn toàn sai sự thật đến mức trơ trẽn, lật lọng của một người giữ cương vị cao nhất của nhà nước. Phải chăng ông LOng đang cố gắng trình bày ra sự ngu dốt của mình để người dân các nước khác cười chê hay sao. Đúng là đáng thương cho dân tộc Sin khi chịu sự lãnh đạo của một kẻ bịp bợm, lật lọng như vậy
Trả lờiXóaNHìn từ đây chúng ta thấy được một cách rõ ràng sự phức tạp về nội bộ gia đình ông Lý, sự gian dối, tệ bạc của ông đối với chính anh em ruột thịt. Vậy nên không khó hiểu khi một người như thế dám xuyên tạc lịch sử, chia rẽ khối ASEAN bằng những phát ngôn hết sức trơ trẽn. Một người như thế làm sao có thể lãnh đạo một đất nước đi lên được. THật buồn cười :))
Trả lờiXóa