THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

08 tháng 9 2019

SỰ KHÁC BIỆT CỦA ĐẠO VÀ ĐỜI

by An Chiến  |  at  8.9.19

"Đọc, suy nghĩ và nhận định hai lá thư của 2 Vị Lãnh Đạo (Đạo và Đời) nhân dịp đầu năm học để hiểu về triết lý và nhân sinh quan của Nhà Nước và Giáo Hội Công Giáo đang nỗ lực xây dựng ở Việt Nam. Hai lá thư đều đến từ Thủ Đô Hà Nội.

Tôi thích lá thư thứ 2 vì viết từ trái tim của Tình Yêu, còn bạn?".

Đó là chia sẻ được đăng tải trên Fanpage Sr Maria Nguyễn Thị Hồng Quế OP. Theo nhiều trang thì đoạn gợi ý có tính so sánh và khai mở những điều liên quan ấy được khá nhiều người trẻ Công giáo dẫn về. Và theo Fanpage Người Công Giáo thì: "Rất nhiều ý kiến của rất nhiều người Công giáo chúng ta đặc biệt là người trẻ đã lựa chọn như Sr Maria Nguyễn Thị Hồng Quế OP; có người khi biểu lộ sự thích của mình cũng không quên chỉ trích lá thư của người đứng đầu Đảng cộng sản và nhà nước khi nói rằng lá thư sáo rộng, nhiều năm vẫn nói vậy, chứ không nhân văn, nhân bản như lá thư của Đức Tổng Giuse Vũ Văn Thiên, Tổng Giám mục Hà Nội gửi sinh viên học sinh Công giáo...". 
Tổng bí thư - chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội Vũ Văn Thiên (Nguồn: FB). 
Sẽ không quá khó để nhận ra ý đồ thực sự của người khởi đầu cho đoạn nói trên. Đấy đơn giản là cái cách họ tôn vinh chính họ, giáo hội của họ và lên án cái tâm và tầm của người đứng đầu Đảng Cộng sản VN và nhà nước. Nhưng từ cái ý tưởng ban đầu cho đến những điều được nói đến vốn dĩ đã phản ánh khá rõ sự thiếu hiểu biết của của Admin trang Fanpage Sr Maria Nguyễn Thị Hồng Quế OP, bởi ngoài lí do được trang Fanpage Người Công giáo lí giải dưới đây thì còn khá nhiều những lí do khác: "Nhưng có lẽ chúng ta nên dừng lại đây để suy ngẫm và hiểu rằng, rất nhiều người trong chúng ta đang thiên vị giáo hội của mình mà đánh giá không đúng tình thần của cái lá thư đến từ người đứng đầu Đảng cộng sản và nhà nước...

Đồng ý là là thư của Đức tổng Giuse Vũ Văn Thiên đã chạm đến trái tim của người nghe, theo dõi. Nhưng chúng ta hãy đừng quên rằng, chúng ta là người Công giáo, chúng ta tiếp cận bức thư ngoài những ngôn từ đơn thuần còn là bằng trái tim, trách nhiệm và đức vâng lời của người Công giáo với bề trên. Sự tha thiết, động chạm đến trái tim ngoài xuất phát từ ngôn từ, từ cách biểu đạt lời ý của Đức Tổng Giuse thì đó còn là yếu tố đạo đang chi phối hướng lái chúng ta.

Còn đối với lá thư của ông TBT, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, nói tới đảng chính trị và nhà nước thì đương nhiên phải nói đến Nghị quyết, chỉ thị, là chủ trương, là chính sách. Theo lẽ thường văn phong hành chính sẽ không tránh khỏi giáo điều, hành chính và khô cứng nếu dẫn những điều đó vào.

Thực tế thì không ai bắt buộc hoặc cấm đoán dùng những mỹ từ bay bổng hơn trong đó nhưng với thời lượng của một bức thư được đọc trong 1 lễ khai giảng được thực hiện theo chủ trương nhanh nhất có thể thì sự thiếu vắng đó cũng là lẽ dễ hiểu, thông cảm". 

Theo đó, điều đầu tiên có thể nói tới là văn phong hành chính khác hẳn với văn phong tôn giáo. Văn phong hành chính không cho phép người viết bộc lộ quá nhiều ý kiến, quan điểm chủ quan của cá nhân, bởi hơn cái gì hết tính đại diện giai tầng, tập thể của loại văn phong này rất lớn. Và tôi tin chắc với những sự từng trải và khiếu văn chương từng có của mình, TBT - CTN Nguyễn Phú Trọng thừa sức để nói những điều mà TGM Vũ Văn Thiên nói ra nhưng có lẽ sự bó buộc về mặt văn phong hành chính và những thứ quy định đi liền khiến cho người đứng đầu Đảng cộng sản VN và nhà nước không thể làm khác. 

Điều thứ đến chính là xuất phát từ yếu tố tôn giáo, cái ngôi thứ xưng hô trong đó vốn dĩ đã gần gũi và thân thiện: Cha và con, cha nói các con nghe... Trong khi văn phong hành chính thì TBT - CTN Nguyễn Phú Trọng không thể cởi bỏ cái địa vị của mình để nhân danh cá nhân mình, xưng ông gọi cháu với các em học sinh để diễn đạt ý tứ và tình cảm trong đó. Hay nói cách khác, chính những thứ quy định trong hai lĩnh vực quyết định những điều được viết ra cái nào có thể chạm đến được trái tim, còn cái nào thì không??? 

Người viết đặc biệt thích câu: Mọi so sánh đều khập khiễng và tin chắc rằng khi hỏi trực diện thì TGM Vũ Văn Thiên cũng sẽ không lấy làm vui hoặc đồng tình khi giáo dân của mình khen mình mà chê TBT - CTN Nguyễn Phú Trọng và ngược lại. Đạo và đời vốn dĩ là hai phạm trù không hoàn toàn giống nhau, cũng như việc nhiều tôn giáo trong đó có Công giáo, họ luôn khẳng định mình phi chính trị và không có ý định chính trị hóa tôn giáo... Sự khác biệt đó cũng chính là căn nguyên của câu chuyện được nói đến. Do đó, bạn và tôi đừng ai áp đặt và tự cho mình cái quyền được đánh giá về cái hay hay không hay khi mà những người biểu đạt nó (lá thư) vốn dĩ không cùng 1 địa vị, ngôi thứ... 

An Chiến

17 nhận xét:

  1. Bảo sao người ta nói người Công giáo nhiều người mở miệng là chửi chính quyền, chửi những con người bỏ công sức phục vụ đất nước này trong đó có họ, chả hiểu sao có những người không biết suy nghĩ vậy

    Trả lờiXóa
  2. Chính ông Tổng giám mục kia mới nói giọng màu mè Thiên Chúa chứ ông lãnh đạo quốc gia ông phải nói thực tế, có phần thô cứng, và bao quát cho toàn thể học sinh, sinh viên cả nước rồi, cười người hôm trước hôm sau người cười :))

    Trả lờiXóa
  3. thực ra nếu cứ chiếu theo giáo lý giáo luật thì có lẽ so sánh trong đạo với ngoài đời là còn nhiều yếu tố phải nói đến. Thế nhưng những người thông minh sẽ tự hiểu và hành động một cách chắc chắn rằng nếu có đạo thì phải làm thế nào cho đạo với đời là một, đạo có tác dụng cho đời chứ không phải là đạo tuyệt đối xong có vấn đề khác với đời được

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dù sao thư gửi cho giáo dân khác xa với thư gửi cho toàn thể nhân dân

      Xóa
  4. Xưa nay chúng ta vẫn thấy rằng những người đứng đầu trong các tôn giáo luôn yêu nước và có những đóng góp nhất định cho thiên hạ, cho chúng sinh. Nhưng bây giờ thì với những hoạt động ngày càng chống đối của những người được gọi là tu sĩ thì chúng ta có lẽ phải nhìn nhận lại vấn đề nghiêm túc

    Trả lờiXóa
  5. Đứng trên quan điểm của chính trị hay tôn giáo thì sy cho cùng đạo cũng để phục vụ đời mà thôi. Con người cần có đạo để an ủi phần tinh thần của mình để cho cuộc sống này tốt đẹp, nhẹ nhàng hơn. Và cũng vì thế mà đời lại có ý nghĩa khi phát triển đạo một cách thuần túy và tốt đẹp

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những người nhỏ mọn nhận thức thấp lại hay thích phê phán người khác

      Xóa
  6. Mọi so sánh đều khập khiễng và tin chắc rằng khi hỏi trực diện thì TGM Vũ Văn Thiên cũng sẽ không lấy làm vui hoặc đồng tình khi giáo dân của mình khen mình mà chê TBT - CTN Nguyễn Phú Trọng và ngược lại. Đạo và đời vốn dĩ là hai phạm trù không hoàn toàn giống nhau, cũng như việc nhiều tôn giáo trong đó có Công giáo, họ luôn khẳng định mình phi chính trị và không có ý định chính trị hóa tôn giáo... Sự khác biệt đó cũng chính là căn nguyên của câu chuyện được nói đến. Do đó, bạn và tôi đừng ai áp đặt và tự cho mình cái quyền được đánh giá về cái hay hay không hay khi mà những người biểu đạt nó (lá thư) vốn dĩ không cùng 1 địa vị, ngôi thứ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hai người này viết hai mong muốn vị thế, tâm thế khác nhau, so sánh cái này khác gì bảo văn bản dân sự viết tình cảm hơn văn bản hành chính khác, người viết ra họ còn chưa biết mà cạnh tranh thế mà thằng đọc đã khịa ra để so sánh

      Xóa
    2. Không thể đánh giá bằng cảm quan của mình được

      Xóa
  7. Mọi so sánh đều khập khiễng và tin chắc rằng khi hỏi trực diện thì TGM Vũ Văn Thiên cũng sẽ không lấy làm vui hoặc đồng tình khi giáo dân của mình khen mình mà chê TBT - CTN Nguyễn Phú Trọng và ngược lại. Tôn giáo suy cho cùng cũng chỉ là thứ tín ngưỡng mà con người dùng niềm tin để tôn thờ, nhưng nếu muốn phi chính trị hóa tôn giáo thì e rằng cái kết sẽ không có hậu đâu.

    Trả lờiXóa
  8. Đơn giản là cái cách họ tôn vinh chính họ, giáo hội của họ và lên án cái tâm và tầm của người đứng đầu Đảng Cộng sản VN và nhà nước, và cũng dễ thấy được những thành phần người công giáo từ trên xuống dưới cứ mở miệng ra là chửi cộng sản.

    Trả lờiXóa
  9. tôn giáo là đứa con tinh thần của nhân dân do những mong muốn của nhân dân mà sinh ra tôn giáo để hướng con người đến những gì tốt đẹp nhất, tuy nhiên tôn giáo không thể tồn tại khi mà không được quản lý bởi hành chính pháp luật bởi không phải ai cũng là giáo dân của tôn giáo trong cùng một nước

    Trả lờiXóa
  10. Hai con người ở hai vị trí khác nhau, viết thư với hai tâm thế khác nhau và vô vàn các khác nữa thì làm sao so sánh được, bản chất tác giả của hai bức thư này cũng không hề có ý thi ganh nhau nữa, đạo và đời vốn dĩ song hành và phục vụ con người bây giờ bị kẻ xấu đem ra so sánh thì đâu có đúng

    Trả lờiXóa
  11. Mọi so sánh đều khập khiễng, tôi tin rằng TGM Vũ Văn Thiên cũng sẽ không lấy làm vui hoặc đồng tình khi giáo dân của mình khen mình mà chê TBT - CTN Nguyễn Phú Trọng

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.