THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

01 tháng 10 2019

LÍ DO PTT PHẠM BÌNH BÌNH KHÔNG GỌI TÊN TQ TẠI DIỄN ĐÀN LIÊN HỢP QUỐC

by An Chiến  |  at  1.10.19

Phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cảnh báo những hành động đơn phương đe dọa làm căng thẳng leo thang trên Biển Đông.

Tuy nhiên điều dễ thấy là trong phát biểu của ông này dù nói ra khá đầy đủ hiện trạng tại Biển Đông, nhất là những hành vi có tính leo thang căng thẳng và "Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan ở Biển Đông tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, vốn được xem là Hiến pháp đối với các đại dương. Kết nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Biển Đông quan trọng về mặt chiến lược đối với hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương" và cho biết: "Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng bày tỏ lo ngại về những diễn biến phức tạp gần đây trên Biển Đông, bao gồm những vụ việc nghiêm trọng xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Các nước liên quan cần kiềm chế và tránh đưa ra các hành động đơn phương, làm phức tạp và gia tăng căng thẳng trên biển, cần giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình"

Nhưng không hề nêu tên chủ thể vi phạm là ai... Chính điều này nên sau khi báo giới trong nước, quốc tế phản ánh về bài phát biểu của ông PTT kiêm BT Bộ Ngoại giao VN thì ngay lập tức đã có những ý kiến, đặt ra câu hỏi liên quan. Nhiều người đã không ngần ngại cho đó là "sự hèn" của lãnh đạo nhà nước trước sự bành trướng của TQ... và thêu dệt nên đủ thứ chuyện trong đó... 

Điểm mặt những người lĩnh xướng cho việc này thì nhiều người có đầy đủ học vị, học hàm, được xếp vào hàng ngũ trí thức; một số trong đó hành nghề luật lâu năm... như Gs Nguyễn Đình Cống, nguyên giảng viên Đại học xây dựng Hà Nội, Ls Lê Công Định... 

Tên tuổi, danh tiếng của họ đã được công nhận nhưng có lẽ đó chỉ là khía cạnh chuyên môn chuyên sâu của họ song với những vấn đề chính trị mà là chính trị quốc tế thì họ còn quá ít kinh nghiệm và vốn kiến thức... Thế nên không quá khó hiểu khi chính những người này lại như những kẻ khờ, ngô nghê khi đánh giá, nhận định những mối quan hệ quốc tế và cách giải quyết nó ở tầm vĩ mô của nhà nước... 

Xin được dẫn về những ý kiến của 2 đại diện này: 

- "Cả bài phát biểu dài hơn 15 phút, người đứng đầu ngành ngoại giao của Việt Nam không một lần dám nhắc đến hai chữ “Trung Quốc” – kẻ đã ngang nhiên coi thường luật pháp quốc tế, quấy rối, xâm phạm nghiêm trọng bờ cõi Việt Nam hàng tháng trời qua.

Đó là lối tư duy gì, nếu không phải là lối tư duy ngoại giao chư hầu phên giậu?" (GS Nguyễn Đình Cống). 

- "Ông chỉ nhẹ nhàng nói đến "các bên có liên quan" (relevant parties) và "các Nhà nước có liên quan" (relevant States), như thể chủ quyền của Việt Nam bị xâm phạm bởi ai đó vô danh, chưa xác định, chứ không phải Trung Cộng, và người nghe muốn hiểu sao cũng được.

Đó là cách mà Phạm Bình Minh và đảng của ông "bảo vệ" chủ quyền quốc gia, một phương cách rất khéo léo và uyển chuyển như tuyên giáo của đảng thường ca ngợi, nhằm giữ vững cơ đồ ... không phải của dân tộc, mà của đảng" (Ls Lê Công Định). 

Blog Mõ Làng đã có một ý rất hay và cũng rất sáng về vấn đề này: "Diễn đàn LHQ chưa bao giờ là nơi mà ai đó muốn nói gì thì nói. Nếu không biết mình, biết người thì tự chính cá nhân con người đó sẽ khiến cho đất nước mình khốn khổ. Vị thế của TQ tại Liên Hợp quốc là một nỗi nhưng quan trọng hơn, chúng ta chưa bao giờ muốn biến và công bố có tranh chấp tại Biển Đông. Chúng ta chỉ khẳng định Biển Đông là lãnh thổ của chúng ta.... TQ chỉ "xực" tới khi chúng ta nêu tên họ, họ sẽ nói với thế giới rằng, đấy VN chỉ đích danh chúng tôi tranh chấp với họ trên Biển Đông, và ngay lập tức vấn đề tranh chấp được quốc tế hoá. TQ sẽ đi một nước cờ nữa thôi thì danh chính ngôn thuận vấn đề Biển Đông đã được ngã ngũ. Phía thua thiệt sẽ là VN, chỉ vì dám lớn giọng công khai TQ là phía bên kia... 

Thành ra chuyện lợi hại trong chuyện này không phải là ai dám nói ra mà nên nói và không nên nói khi nào...". 

Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện những sự lí giải tại sao trước những hành vi bành trướng, ngang ngược của TQ trên Biển Đông nhưng giải pháp chúng ta (nhà nước) có thể làm chỉ là đấu tranh quốc tế, ngoại giao một cách hoà bình và ôn hoà... 

Trong đó, ngoài lí do chúng ta đang phải đối diện với một đối thủ lớn mạnh về tiềm lực và xấu tính thì việc đấu tranh, lên tiếng của chúng ta chịu nhiều sự chi phối bởi luật pháp và thông lệ quốc tế. 

Chỉ cần chúng ta làm sai, thiếu thận trọng và tính toán, ngay lập tức chúng ta sẽ đặt lãnh thổ của chúng ta trước những nguy cơ khôn lường. Kẻ thù, đối thủ của chúng ta chỉ cần chờ có thể (biến vùng chưa tranh chấp thành tranh chấp) để có những hành vi mạnh bạo, liều lĩnh và manh động hơn. 

Quốc tế, nhân loại tiến bộ lúc đó dù có muốn bảo vệ chúng ta cũng hết sức bất lực. Bởi khi đó chúng ta đã đánh mất đi cái lợi thế vốn có, điều kiện và cũng là sự chính nghĩa của chúng ta. Việc không nêu tên TQ trong nội dung phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc của PTT kiêm BT Bộ Ngoại giao VN Phạm Bình Minh là lẽ vì thế. 

Cũng nhân đây xin được nói thêm rằng: Đúng là nhà nước khuyến khích người dân phản biện xã hội, đó cũng là kênh thông tin để nhà nước tiếp nhận, bổ sung, điều chỉnh một số vấn đề lớn, có tính chiến lược của đất nước... Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc đã có ý kiến, đã lên tiếng phản biện thì nhà nước, các tổ chức trực thuộc phải tiếp thu, điều chỉnh, sửa đổi... Đừng bắt nhà nước làm cái điều mà về mặt chính danh, nhà nước sẽ không thực hiện hoặc có lí do không thực hiện... 

Nhà nước, họ có nhiều hơn thông tin, vây quanh họ là những chuyên gia pháp lý, vấn đề liên quan. Cho nên, trước những vấn đề hệ trọng nhất là liên quan chủ quyền quốc gia thì nó phải được tính toán kỹ lưỡng, chứ không phải bạ đâu nói đó hoặc nói cho vui là được... 

An Chiến

7 nhận xét:

  1. Diễn đàn LHQ chưa bao giờ là nơi mà ai đó muốn nói gì thì nói. Nếu không biết mình, biết người thì tự chính cá nhân con người đó sẽ khiến cho đất nước mình khốn khổ. Vị thế của TQ tại Liên Hợp quốc là một nỗi nhưng quan trọng hơn, chúng ta chưa bao giờ muốn biến và công bố có tranh chấp tại Biển Đông. phó thủ tướng Phạm BÌnh MInh là lãnh đạo giỏi của nước ta về ngoại giao và ông đã có cách thể hiện quan điểm của mình một cách khéo léo

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là diễn đàn quốc tế mội lời nói vang khắp năm châu chứ không phải là chỗ con nít chơi mà nói sao thì nói được, chúng ta không chỉ đích danh là có dụng ý riếng của mình, quốc tế hiểu bản thân quốc gia được nói đến họ cũng hiểu.

      Xóa
    2. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.

      Xóa
  2. Nhắc đến biển đông của việt nam thì người ngồi dưới cũng thừa biết là do thằng trung quốc rồi, cần gì phải nói nữa, có mỗi cái việc ý tứ đấy mà đám phản động cũng xoi mói cho bằng được, có phải văn miêu tả của cấp 1 đâu mà cái gì cũng phải cụ thể chi tiết

    Trả lờiXóa
  3. Quan trọng nhất của bài phát biểu đó là mình truyền tải được nội dung đến toàn thể hội trường về những gì đang diễn ra trên biển đông và những hoạt động trái với công ước quốc tế, còn việc chỉ đích danh ai không quan trọng, và người dân cũng không ai phàn nàn hay chỉ trích gì về vấn đề này ngoài các đối tượng phản động.

    Trả lờiXóa
  4. Không phải không nếu được mà không cần thiết, việt nam là một nước nhỏ nên xưa nay luôn khéo léo trong quan hệ ngoại giao, đây cũng là một bước đi như thế, đạt được kết quả ủng hộ từ quốc tế nhưng vẫn khéo léo với đối thủ, đây mới là cao tay

    Trả lờiXóa
  5. Người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.